C2C Là Gì? [LỢI ÍCH] Khi Sử Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh
Có thể bạn quan tâm
Mục lục [Ẩn]
- 1. C2C là gì?
- 2. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình C2C
- - Ưu điểm của mô hình C2C
- - Nhược điểm của mô hình C2C
- 3. Lợi ích của việc sử dụng mô hình C2C
- - Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng
- - Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán
- - Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới
- 4. Tiềm năng phát triển của mô hình C2C
- 5. Điểm khác biệt giữa 2 mô hình B2C và C2C
- 6. Các mô hình kinh doanh C2C phổ biến trên thị trường hiện nay
- - Shopee
- - Tiki
- - Lazada
- 7. Rủi ro khi dùng C2C
- 8. Kết luận
Các mô hình kinh doanh thương mại điện tử ra đời nhằm phục vụ theo từng mục đích, nhu cầu của người sử dụng. Có rất nhiều những mô hình kinh doanh được sử dụng như: B2B, B2C, C2C,... Tuy nhiên, trong bài viết này Nhân Hòa sẽ giúp bạn làm rõ hơn về mô hình C2C là gì và tìm ra sự khác biệt của mô hình C2C so với các mô hình kinh doanh còn lại.
1. C2C là gì?
C2C là từ viết tắt của cụm từ Consumer to Consumer trong tiếng Anh, tạm dịch là người tiêu dùng tới người tiêu dùng. C2C là mô hình kinh doanh mà trong đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Giao dịch này sẽ được thực hiện trong môi trường trực tuyến, thông qua một bên thứ 3 các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian hoặc những trang web đấu giá trung gian.
Mô hình C2C sẽ là việc giao thương giữa các cá nhân với nhau, không có sự tham gia mua bán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đặc điểm C2C sẽ sở hữu những yếu tố như:
- Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh
Là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân, vậy nên C2C cho phép khách hàng trao đổi mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Những cá nhân này không phải doanh nghiệp sản xuất, vậy nên những sản phẩm họ bán có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường tuy nhiên vẫn được nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn
Do không còn sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ hay nhà bán buôn, vậy nên cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn
- Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán
Cũng chính vì không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất hay phía bán lẻ, bán buôn vậy nên mọi sản phẩm giao dịch trong mô hình C2C sẽ không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng cũng như khâu thanh toán
C2C là gì?
Sau khi nắm được đặc điểm của mô hình C2C, chắc hẳn bạn cũng đã hình dung được phần nào những hoạt động trong mô hình kinh doanh này. Cụ thể, những hoạt động chủ yếu trong mô hình C2C là:
- Đấu giá
Đây là hoạt động phổ biến của mô hình C2C với sự xuất hiện của trang đấu giá nổi tiếng toàn cầu là eBay. Nền tảng này cho phép cá nhân đăng bán sản phẩm cá nhân của mình và đặt một mức giá sàn, sau đó những cá nhân có nhu cầu mua sản phẩm sẽ đấu giá. Người đưa ra mức giá cao nhất sẽ sở hữu được sản phẩm
- Giao dịch trao đổi
Là hoạt động trao đổi của người dùng hoặc thông tin, trong đó người dùng sẽ trao đổi với nhau dưới hình thức vật phẩm đổi lấy vật phẩm khác ngang giá
- Dịch vụ hỗ trợ
Sở dĩ giao dịch trong mô hình C2C là giữa các cá nhân xa lạ với nhau. Vậy nên những dịch vụ hỗ trợ xuất hiện để đứng ra hỗ trợ về mặt chất lượng, thanh toán hoặc tăng độ tin cậy. Điển hình là Paypal nhằm hỗ trợ về mặt thanh toán
- Bán tài sản ảo
Tài sản ảo ở đây là những vật phẩm trong các trò chơi mà người chơi sở hữu được. Họ sẽ đem những vật phẩm này trao đổi, buôn bán với những người chơi khác
>>> Xem thêm: B2B là gì? [BÍ MẬT] giúp chiến dịch Marketing B2B thành công
2. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình C2C
- Ưu điểm của mô hình C2C
+ Có khả năng tìm được những sản phẩm mà không được bày bán ở các nơi khác như: đồ cổ, hàng hiếm,...
+ Khách hàng được hưởng lợi rất nhiều từ sự cạnh tranh sản phẩm
+ Tỷ suất lợi nhuận cao do việc định giá từ khách hàng, do sản phẩm không có nhà cung cấp, nhà bán lẻ
Ưu điểm và nhược điểm của mô hình C2C
- Nhược điểm của mô hình C2C
+ Không có sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm
Do không có sự tham gia của bên thứ 3 bên mô hình này vẫn khiến nhiều người lo lắng vì không có sự kiểm soát chất lượng sản phẩm. Rủi ro mua phải hàng giả có thể cao hơn các mô hình khác
+ Về mặt nhận hàng và thanh toán chưa được đảm bảo hoàn toàn
Nếu như người mua lo lắng về chất lượng sản phẩm thì người bán theo mô hình này lại lo lắng khả năng người mua nhận hàng và thanh toán không được đảm bảo
3. Lợi ích của việc sử dụng mô hình C2C
Hiện nay nhìn vào những sàn thương mại điện tử, điển hình là Shopee là minh chứng rõ ràng nhất cho lợi ích mà mô hình C2C mang lại. Mặc dù mỗi sàn thương mại điện tử lại có một mô hình kinh doanh riêng, không phải tất cả đều là C2C.
Tuy nhiên chúng đều có mục đích chung là trở thành cầu nối trung gian giữa người bán và người mua. Xét riêng về mô hình C2C, những lợi ích mà mô hình này mang lại có thể kể đến như:
- Đăng tin rao bán dễ dàng, không quy định về số lượng
Có những món đồ bạn mua về nhưng không có nhu cầu sử dụng tới, hoặc đã từng qua sử dụng nhưng còn cần thiết nữa, tất cả đều có thể được rao bán dễ dàng trên các sàn thương mại điện tử C2C
Điều này giúp bạn tận dụng được giá trị của món đồ một cách triệt để nhất. Ngoài ra, bạn có thể thoải mái rao bán bao nhiêu món hàng tùy thích, không bị giới hạn về số lượng
- Tăng khả năng kết nối giữa người mua và người bán
Một số trang web hoạt động theo mô hình C2C, điển hình là Facebook là nơi được nhiều người tìm đến để rao bán sản phẩm. Người mua có thể đăng tin tìm người mua hàng, từ đó người bán có thể tìm được món hàng cần mua dễ dàng hơn
Nhờ vậy mà tăng được khả năng người bán tìm được khách hàng phù hợp, còn người mua tìm được sản phẩm theo mong muốn
Lợi ích của việc sử dụng mô hình C2C
- Giảm được chi phí hoa hồng cho môi giới
Như đã đề cập ở phía trên, mô hình C2C giúp cho giá bán không bị ảnh hưởng bởi cách định giá truyền thống, khi không còn sự xuất hiện của phía nhà sản xuất, nhà bán buôn. Người mua và người bán được kết nối trực tiếp với nhau để giao dịch
Nhờ vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai phía, phía người bán không phải chiết khấu doanh thu cho phía bên thứ 3, nhờ vậy tỷ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Về phía người mua cũng được hưởng lợi vì giá mua sẽ rẻ hơn mức giá thông thường
>>> Xem thêm: Thương mại điện tử (E-commerce) là gì? Tổng quan từ A->Z E-Commerce
4. Tiềm năng phát triển của mô hình C2C
Có thể nhận thấy, ở thời điểm hiện tại thị trường C2C đã rất phát triển, dự đoán trong tương lai càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Được vậy là vì số lượng sản phẩm được bán bởi người tiêu dùng liên tục tăng lên, trong khi đó chi phí sử dụng bên thứ ba ngày càng giảm. Cùng với đó, sự phổ biến của các kênh trực tuyến khiến mô hình C2C là kênh kinh doanh không thể bỏ qua của các nhà bán lẻ.
Bạn có thể nhìn vào eBay và Amazon để thấy được sự lớn mạnh của C2C. Đây là hai nhà cung cấp C2C nổi bật hàng đầu hiện nay. eBay như đã nói ở trên là một trang web đấu giá, nơi mà bạn có thể đưa lên các sản phẩm để khách hàng đấu giá.
Amazon được xem như là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất thế giới. Thậm chí, Amazon còn hoạt động ở cả hai thị trường là B2C và C2C. Nghĩa là, ngoài việc cho phép người tiêu dùng tự bán hàng hóa với nhau, Amazon còn cho phép doanh nghiệp tiếp thị hàng hóa đến người tiêu dùng.
5. Điểm khác biệt giữa 2 mô hình B2C và C2C
Điểm khác biệt giữa 2 mô hình B2C và C2C
Mô hình B2C - Business to Consumer mô hình kinh doanh dành cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, đây là mô hình bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới.
Là quá trình bán sản phẩm dịch vụ trực tiếp giữa những người tiêu dùng - người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ được phát hành trực tiếp từ doanh nghiệp mà không thông qua trung gian. Do với mô hình C2C, mô hình B2C có một số điểm khác biệt nhất định như sau:
- Việc mua bán trao đổi hàng hóa có bên tham gia là doanh nghiệp, nhà sản xuất
- Người bán là doanh nghiệp, người mua là cá nhân tiêu dùng
- Sản phẩm được đảm bảo về chất lượng từ người bán
- Hàng hóa đa dạng hơn về mẫu mã, kiểu dáng, loại sản phẩm
- Áp dụng được nhiều cách thức mua hàng
- Phương thức thanh toán đa dạng không cần bị hạn chế
6. Các mô hình kinh doanh C2C phổ biến trên thị trường hiện nay
- Shopee
Được biết đến là một trong những sàn thương mại điện tử đầu tiên tại Việt Nam, Shopee là kênh thương mại điện tử C2C có lượng người dùng lớn nhất hiện nay
Shopee là trang thương mại điện tử có chính sách hỗ trợ người bán, số lượng gian hàng lớn cả trong và ngoài nước cũng như hệ thống đối tác giao hàng lớn giúp cả người bán và người mua đều dễ dàng trao đổi, mua sắm
Hơn thế nữa, ở thời điểm hiện tại Shopee còn mở rộng mô hình kinh doanh B2C với các gian hàng Shopee Mall. Các gian hàng này là các cửa hàng, doanh nghiệp chính hãng với chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng. Với chính sách về giá cả hợp lý, Shopee đang dần trở thành sàn thương mại điện tử số một của người tiêu dùng trực tuyến
- Tiki
Ban đầu, Tiki triển khai mô hình B2C giữa các nhà xuất bản với khách hàng để đảm bảo tuyệt đối về vấn đề bản quyền cũng như chất lượng sản phẩm
Trong những năm trở lại đây, Tiki mở rộng thêm nhiều danh mục sản phẩm và triển khai thêm mô hình kinh doanh C2C với các mặt hàng điện tử, đồ gia dụng, hàng hóa thiết yếu,...
Tuy nhiên, vẫn giữ phương châm kinh doanh như lúc ban đầu, Tiki đòi hỏi khá chặt chẽ về giấy tờ kinh doanh cũng như chứng minh sản phẩm để đảm bảo rằng sản phẩm của bạn là hàng thật và giá bán cũng được kiểm soát để không quá chênh với thị trường
- Lazada
Là một trong những sàn thương mại điện tử ra đời từ khá sớm, Lazada là kênh bán hàng yêu cầu rất gắt gao về giấy tờ để lọc chất lượng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng
Trong những năm gần đây, Lazada đã mở rộng ngành hàng để giúp khách hàng có nhiều sự lựa chọn cũng như mua sắm thuận lợi hơn
Mặc dù số lượng gian hàng và mặt bằng không đa dạng như Shopee nhưng Lazada vẫn là một kênh thương mại điện tử để ghé thăm và mua sắm trực tuyến cũng như giúp người kinh doanh có thể mở rộng phạm vi và nâng cao doanh số hiệu quả
>>> Xem thêm: [TUYỆT CHIÊU] Bán hàng trên Lazada hiệu quả
7. Rủi ro khi dùng C2C
Mặc dù người mua và người bán được hưởng nhiều quyền tự do đi kèm với các giao dịch bán hàng C2C, nhưng mô hình này cũng có một số nhược điểm và rủi ro, đó là:
+ Quản lý chất lượng kém chặt chẽ: các nền tảng C2C không trực tiếp sản xuất và bán hàng hóa nên các nền tảng này có thể không điều chỉnh được chất lượng của sản phẩm trên trang web của họ.
+ Bước thanh toán có thể gặp khó khăn: không phải tất cả các mô hình C2C đều có hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng được tích hợp sẵn, do đó, việc thanh toán có thể phải thực hiện thông qua tiền mặt hoặc một nền tảng thanh toán riêng biệt, có thể tính phí chuyển khoản.
+ Tỷ lệ lừa đảo: không có các quy định như các mô hình kinh doanh truyền thống, các nền tảng C2C chứa nhiều trường hợp gặp phải kẻ gian hơn nhằm lừa gạt cả người mua và người bán. Người mua nên cảnh giác với những người bán yêu cầu các phương thức thanh toán bất hợp lý và không nên cung cấp thông tin cá nhân để tự bảo vệ mình. Một cách duy nhất dành cho người bán là phải nhận được thanh toán đầy đủ trước khi giao hàng nhưng họ phải tuân thủ những yêu cầu xác minh từ phía khách hàng.
8. Kết luận
Trên đây là định nghĩa cũng như các kiến thức liên quan đến mô hình kinh doanh C2C, hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn bổ sung phần nào một số kiến thức về thương mại điện tử. Hơn nữa sẽ giúp bạn có cơ hội thành công hơn trên con đường kinh doanh sau này.
+ Fanpage: https://www.facebook.com/nhanhoacom
+ Chỉ đường: https://g.page/nhanhoacom
+ Chương trình khuyến mãi mới nhất: https://nhanhoa.com/khuyen-mai.html
————————————————————
CÔNG TY TNHH PHẦN MỀM NHÂN HÒA
https://nhanhoa.com
Hotline: 1900 6680
Trụ sở chính: Tầng 4 - Tòa nhà 97-99 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: (024) 7308 6680 – Email: sales@nhanhoa.com
Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh: 270 Cao Thắng (nối dài), Phường 12, Quận 10, Tp.HCM
Tel: (028) 7308 6680 – Email: hcmsales@nhanhoa.com
Chi nhánh Vinh - Nghệ An: Tầng 2 Tòa nhà Sài Gòn Sky, ngõ 26 Nguyễn Thái Học, phường Đội Cung, TP. Vinh, Nghệ An
Tel: 0915221384 – Email: contact@nhanhoa.com
Từ khóa » đặc điểm C2c
-
Đặc điểm Mô Hình C2C Và Lợi ích Của Mô Hình Này? - Đại Học Đông Á
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Hạn Chế? So Sánh Với Mô Hình B2C?
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Lợi ích Của Mô Hình Kinh ... - MarketingAI
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Về Mô Hình C2C - Cafe Kinh Doanh
-
Tìm Hiểu Về Những đặc điểm Của Mô Hình Kinh Doanh C2C - ATP
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Lợi ích Của Mô Hình Kinh Doanh C2C
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Nổi Bật Của Mô Hình C2C Trong Thời đại 4.0
-
C2C Là Gì? Đây Có Phải Mô Hình Kinh Doanh Lý Tưởng Hiện Nay?
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Của Mô Hình Kinh Doanh C2C
-
Thương Mại điện Tử C2C Là Gì? Đặc điểm, ưu Nhược điểm Và Lợi ích ...
-
Đặc điểm Mô Hình C2C Và Lợi ích Của Mô Hình Này? - ISeo1
-
C2C Là Gì? Lý Do Khiến Mô Hình C2C Trở Thành Xu Hướng Hàng đầu
-
Cập Nhật Tất Tần Tật Kiến Thức Về Mô Hình Kinh Doanh C2C - SaleKit
-
C2C (Consumer To Consumer) Là Gì? So Sánh B2C Và C2C