Tìm Hiểu Về Những đặc điểm Của Mô Hình Kinh Doanh C2C - ATP
Có thể bạn quan tâm
Trong hoạt động thương mại điện tử thường ngày, chắc hẳn bạn không còn xa lạ với các hoạt động đấu giá, các giao dịch tiền tệ hay bán tài sản ảo trong game online,… Các hoạt động này được gọi chung là mô hình C2C. Vậy C2C là gì? Chúng có khác gì với mô hình B2C? Cùng ATP.vn tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Khái niệm mô hình kinh doanh C2C
Nếu B2B là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, B2C là mô hình kinh doanh giữa doanh nghiệp và khách hàng thì C2C là mô hình kinh doanh tương đối đặc biệt, kết nối những cá nhân với nhau thay vì doanh nghiệp.
C2C là viết tắt tiếng anh của cụm từ Consumer To Consumer (tạm dịch là: Người tiêu dùng tới người tiêu dùng). Đúng như tên gọi, C2C là mô hình kinh doanh mà trong đó đại diện phía bên mua và bán đều là các cá nhân. Thường giao dịch này sẽ được thực hiện trong môi trường trực tuyến, thông qua một bên thứ ba là các nền tảng bán hàng trực tuyến trung gian, hoặc những trang web đấu giá trung gian.
Đây được xem như một thị trường mà khách hàng sẽ mua hàng trực tiếp từ một cá nhân thay vì một doanh nghiệp tương tự như mô hình “chợ trời” trước kia.
Đặc điểm của C2C
Như đã giải thích trong phần khái niệm C2C là gì, mô hình này sẽ là việc giao thương giữa các cá nhân với nhau, không có sự tham gia mua bán của doanh nghiệp. Chính vì vậy, đặc điểm C2C sẽ sở hữu những yếu tố như:
- Cạnh tranh về sản phẩm, mặt hàng kinh doanh: Là mô hình kinh doanh giữa các cá nhân, vậy nên C2C cho phép khách hàng trao đổi mua bán sản phẩm qua lại với nhau. Những cá nhân này không phải doanh nghiệp sản xuất, vậy nên những sản phẩm họ bán có thể đã không còn xuất hiện trên thị trường tuy nhiên vẫn được nhiều đối tượng quan tâm, ưa chuộng.
- Tỷ suất lợi nhuận cho người bán cao hơn: Do không còn sự tác động từ phía doanh nghiệp sản xuất, nhà bán lẻ hay nhà bán buôn, vậy nên cá nhân người bán sẽ được hưởng tỷ suất lợi nhuận cao hơn.
- Thiếu kiểm soát trong chất lượng và thanh toán: Cũng chính vì không có sự can thiệp của phía nhà sản xuất hay phía bán lẻ, bán buôn vậy nên mọi sản phẩm giao dịch trong mô hình C2C sẽ không được kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng cũng như khâu thanh toán.
Ưu và nhược điểm của mô hình C2C
Sau khi nắm rõ được các đặc điểm của mô hình C2C là gì, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được phần nào ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh này. Vậy nên MarketingAI sẽ tổng hợp lại trong phần dưới đây để bạn đọc dễ dàng nắm bắt hơn.
Ưu điểm
- Tận dụng được tối đa giá trị sản phẩm
Mô hình C2C giúp người có nhu cầu muốn bán những sản phẩm không có nhu sử dụng, hoặc những sản phẩm đã qua sử dụng nhưng người dùng không còn nhu cầu. Nhờ vậy mà giá trị của sản phẩm được tận dụng tối đa, không bị bỏ đi lãng phí. Thậm chí có những sản phẩm được liệt vào danh sách “hàng hiếm” bởi có thể nó không còn được sản xuất, nhiều người sẽ mua về để sưu tầm trưng bày.
- Mang lại lợi ích cho cả phía người bán và người mua
Như đã đề cập ở trên, mô hình C2C mang lại được lợi ích đồng thời cho cả hai phía. Do tính chất không có sự tham gia phía môi giới, trung gian vậy nên người mua và người bán có thể thoải mái định giá với nhau. Chính vì vậy mà giá thành sản phẩm không bị ràng buộc bởi cách định giá truyền thống. Người bán có thể được hưởng mức lợi nhuận cao hơn, còn người mua sẽ được mua với mức giá rẻ hơn.
Nhược điểm
- Không thể kiểm soát chất lượng sản phẩm
Bản chất của mô hình kinh doanh C2C là giữa cá nhân và cá nhân và không có sự can thiệp của bên thứ ba nào khác. Điều này có nghĩa rằng không ai có thể kiểm tra cũng như đánh giá về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến quyền lợi của người tiêu dùng không thể được đảm bảo chắc chắn.
- Dễ bị “bom hàng”
Giao dịch và đẩy đơn trên 1 kênh thứ 3 nghĩa là bạn không thể đảm bảo được khả năng người mua sẽ thanh toán cho mình nếu đó là ship COD. Và tất nhiên, bạn hoàn toàn có thể bị “bom hàng” với những lý do vô cùng “trời ơi đất hỡi”.
- Bảo mật thông tin
Mua hàng online là một hình thức vô cùng tiện lợi nhưng cũng mang lại nhiều trở ngại cho người tiêu dùng. Một trong những vấn đề hàng đầu chính là trong bảo mật thông tin.
Nguy cơ lộ thông tin cá nhân đến từ quá trình thanh toán online và địa chỉ được cung cấp trên các kênh bán thứ 3. Cả người mua và người bán đều không thể kiểm soát được các nguy cơ có thể xảy ra nếu an ninh mạng không đảm bảo.
Sự khác biệt giữa B2C và C2C
Về mô hình B2C
B2C (business-to-customer) là hình thức trao đổi kinh doanh giữa doanh nghiệp và người dùng. Đây là mô hình tuy ít được sử dụng ở nước ta nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất rộng. Trong đó, người dùng là các khách hàng cá nhân.
Các loại mô hình chính của B2C gồm có:
- Nhà cung cấp nội dung: nhacso.net, vnexpress.vn,…
- Nhà cung cấp cộng đồng: yahoo, 360, facebook,…
- Nhà cung cấp dịch vụ: VNPT (internet),…
- Nhà tạo thị trường: chodientu.vn,…
- Nhà bán lẻ điện tử: dell, amazon,…
- Nhà trung gian giao dịch: vatgia.com, marofin.com,…
- Cổng nối: google, yahoo,…
Điểm khác biệt của C2C và B2C
So với C2C, B2C có những điểm khác biệt cơ bản sau:
- Bên tham gia của mô hình kinh doanh B2C có sự xuất hiện của doanh nghiệp, nhà sản xuất,…
- Người bán và người mua cũng có sự thay đổi
- Độ tin cậy sản phẩm cao hơn
- Sản phẩm được sản xuất chuyên nghiệp hơn về mẫu mã, màu sắc,…
- Đa dạng hình thức mua bán, thanh toán,…
Nhìn chung, cả hai mô hình giao dịch đều có những đặc điểm riêng. Chính sự khác biệt này đã đem đến nhiều loại hình kinh doanh thương mại điện tử đa dạng, phong phú.
Hy vọng bài viết này sẽ trang bị cho bạn những kiến thức cơ bản để có thể lấn sân sang kinh doanh và có con đường đi của chính mình.
Làm cách nào để xây dựng mô hình C2C thành công?
Vì đây là hình thức kinh doanh giữa các cá nhân với nhau nên chính mỗi người sẽ là một thương hiệu riêng và tự phải xây dựng thương hiệu ấy cho bản thân mình bằng cách:
- Tôn trọng khách hàng
- Giữ chữ tín
- Đầu tư sản phẩm chất lượng, nghiêm túc
- Thân thiện, mở rộng mối quan hệ
- Giá cả phải chăng.
Tạm kết
Hy vọng những thông tin về mô hình C2C do ATP.vn chia sẻ ở trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình này. Nếu bạn đang băn khoăn có nên theo đuổi C2C trong kinh doanh không thì chuyên mục blog của chúng tôi là kho tàng cung cấp những tài liệu tham khảo hữu ích cho bạn đấy nhé.
Tổng hợp: Tiên Kiều
Nguồn: wiki.tino.org, marketingai.vn
Tags: C2CC2C có ưu và nhược điểm nào?C2C khác gì với B2C?C2C là gìTừ khóa » đặc điểm C2c
-
Đặc điểm Mô Hình C2C Và Lợi ích Của Mô Hình Này? - Đại Học Đông Á
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Hạn Chế? So Sánh Với Mô Hình B2C?
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Lợi ích Của Mô Hình Kinh ... - MarketingAI
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ Về Mô Hình C2C - Cafe Kinh Doanh
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Và Lợi ích Của Mô Hình Kinh Doanh C2C
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Nổi Bật Của Mô Hình C2C Trong Thời đại 4.0
-
C2C Là Gì? Đây Có Phải Mô Hình Kinh Doanh Lý Tưởng Hiện Nay?
-
C2C Là Gì? Đặc điểm Của Mô Hình Kinh Doanh C2C
-
Thương Mại điện Tử C2C Là Gì? Đặc điểm, ưu Nhược điểm Và Lợi ích ...
-
Đặc điểm Mô Hình C2C Và Lợi ích Của Mô Hình Này? - ISeo1
-
C2C Là Gì? Lý Do Khiến Mô Hình C2C Trở Thành Xu Hướng Hàng đầu
-
Cập Nhật Tất Tần Tật Kiến Thức Về Mô Hình Kinh Doanh C2C - SaleKit
-
C2C (Consumer To Consumer) Là Gì? So Sánh B2C Và C2C
-
C2C Là Gì? [LỢI ÍCH] Khi Sử Dụng Mô Hình C2C Trong Kinh Doanh