C3H4 + AgNO3 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
Có thể bạn quan tâm
- Sổ tay toán lý hóa 12 chỉ từ 29k/cuốn
Phản ứng C3H4 + AgNO3 hoặc CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 hay CH≡C–CH3 ra AgC≡C–CH3 thuộc loại phản ứng thế bằng ion kim loại đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về C3H4 có lời giải, mời các bạn đón xem:
CH≡C–CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC≡C–CH3 + NH4NO3
Quảng cáo1. Phương trình phản ứng propin tác dụng với AgNO3/NH3
HC≡C-CH3 + NH3 + AgNO3 → NH4NO3 + AgC≡C-CH3↓
Chú ý: Đây là phản ứng thế bởi ion kim loại (không phải phản ứng tráng bạc).
2. Hiện tượng của phản ứng propin tác dụng với AgNO3/NH3
- Có kết tủa vàng xuất hiện; kết tủa là AgC≡C-CH3.
3. Cách tiến hành phản ứng propin tác dụng với AgNO3/NH3
- Sục khí propin vào ống nghiệm có chứa dung dịch AgNO3/NH3.
4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng propin tác dụng với AgNO3/NH3
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
HC≡C-CH3 + NH3 + AgNO3 → NH4NO3 + AgC≡C-CH3↓
Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:
HC≡C−CH3+NH3+ Ag++NO3−→ NH4++NO3−+AgC≡C−CH3↓
Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:
Quảng cáoHC≡C−CH3+NH3+ Ag+→ NH4++AgC≡C−CH3↓
5. Mở rộng về phản ứng thế bằng ion kim loại
- Sục khí acetylene vào dung dịch silver nitrate trong amonia, thấy có kết tủa vàng nhạt.
CH ≡ CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag – C ≡ C – Ag↓ + 2NH4NO3
Hình 2: Phản ứng thế nguyên tử hidro của C2H2 bằng ion bạc
a) Trước khi sục khí C2H2.
b) Sau khi sục khí C2H2.
Kết luận:
- Nguyên tử hiđro liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon liên kết ba đầu mạch có tính linh động cao hơn các nguyên tử hiđro khác nên có thể bị thay thế bằng ion kim loại.
- Các ank-1-yne khác như propin, but-1-in, ... cũng có phản ứng tương tự acetylene.
⇒ Tính chất này được dùng để phân biệt ank-1-yne với alkene và các alkyne khác.
Quảng cáo6. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Số đồng phân alkyne có công thức phân tử C5H8 không tác dụng với dung dịch chứa AgNO3/NH3 là
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Có 1 đồng phân thỏa mãn: CH3−C≡C−CH2−CH3
Câu 2: X có thể tham gia cả 4 phản ứng. Phản ứng cháy trong oxi, phản ứng cộng brom, phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, to), phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3. X là
A. etan
B. etilen
C. acetylene
D. but-2-yne
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
X tham gia phản ứng cộng brom, cộng hidro phải có liên kết π kém bền (loại A)
X có phản ứng thế với dung dịch AgNO3/NH3 → X là ank-1-in
→ Chất thỏa mãn đề bài là acetylene.
Quảng cáoCâu 3: Để phân biệt but-1-yne và but-2-yne người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch hỗn hợp KMnO4 + H2SO4
B. Dung dịch AgNO3/NH3
C. Dung dịch Br2
D. Dung dịch HCl
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Các alkyne-1-yne có phản ứng đặc trưng là tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng → chọn thuốc thử là dung dịch AgNO3/NH3
Phương trình hóa học:
CH≡C−CH2CH3+AgNO3+NH3→AgC≡C−CH2CH3+NH4NO3
Câu 4: Dẫn 17,4 gam hỗn hợp khí X gồm propin và but-2-yne lội thật chậm qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thấy có 44,1 gam kết tủa xuất hiện. Phần trăm thể tích của mỗi khí trong X là
A. C3H4 (80%) và C4H8 (20%)
B. C3H4 (25%) và C4H6 (75%)
C. C3H4 (75%) và C4H6 (25%)
D. C3H4 (20%) và C4H6 (80%)
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Khi cho hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì chỉ có propin phản ứng, but-2-yne không phản ứng vì không có nối ba đầu mạch.
Phương trình hóa học
CH≡C−CH3+AgNO3+NH3→AgC≡C−CH3+NH4NO3
Ta có: n↓ = 0,3 mol
Theo phương trình: nC3H4=n↓=0,3 mol
→mC3H4=0,3.40=12 gam
→mC4H6=17,4−12=5,4 gam
→nC4H6=5,454=0,1 mol
Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp là
%VC3H4=0,30,3+0,1.100%=75%.
→%VC4H6=100%−75%=25%
Câu 5: Cho 3,36 lít khí alkyne X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C4H6
B. C2H2
C. C4H4
D. C3H4.
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Ta có: nX = 0,15 mol
Gọi công thức của alkyne là CnH2n-2 (n ≥ 2)
Ta có: n↓ = nX = 0,15 mol
→M↓=360,15=240
TH1: alkyne có 1H linh động
Malkyne = 14n – 2 = 240 – 108 + 1 = 133
→ không có alkyne thỏa mãn
TH2: alkyne có 2H linh động
Malkyne = 14n – 2 = 240 – 2.108 + 2 = 26
→ X là C2H2
Lại có: 0,2MX + (1-0,2).2 = 16.0,6 → MX = 40 → X là C3H4 (metylaxetilen).
Câu 6: Cho 0,1 mol hỗn hợp gồm acetylene và alkyne X có tỉ lệ mol 1:1 vào dung dịch chứa AgNO3 dư trong NH3 thu được 19,35 gam kết tủa. Công thức của alkyne X là
A. CH3−CH2−CH2−C≡CH
B. CH3−CH2−C≡CH
C. CH3−C≡C−CH3
D. CH3−C≡CH
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
nC2H2=nX=0,12=0,05 mol
TH1: alkyne X không tác dụng với AgNO3/NH3
Kết tủa thu được là Ag2C2
nAg2C2=nC2H2=0,05 mol→n↓=0,05.240=12<19,35g(không thỏa mãn)
TH2: alkyne X có tác dụng với AgNO3/NH3
Gọi công thức của alkyne là R−C≡CH
→ Kết tủa thu được gồm Ag2C2 (0,05 mol) và R−C≡CH(0,05 mol)
Ta có: 0,05.240 + 0,05(R + 132) = 19,35 → R = 15 (-CH3)
Vậy X là CH3−C≡CH
Câu 7: Hỗn hợp khí X gồm alkene M và alkyne N có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Hỗn hợp X có khối lượng 12,4 gam và thể tích 6,72 lít (đktc). Số mol, công thức phân tử của M và N lần lượt là
A. 0,1 mol C2H4 và 0,2 mol C2H2
B. 0,1 mol C3H6 và 0,2 mol C3H4
C. 0,2 mol C2H4 và 0,1 mol C2H2
D. 0,2 mol C3H6 và 0,1 mol C3H4
Hướng dẫn
Đáp án D
Đặt công thức trung bình của alkene M và alkyne N là
Ta có: 12m+n¯=12,4.22,46,72=41,33→m=3n¯=5,33
Vậy alkene là C3H6 và alkyne là C3H4
Nếu hai chất C3H6 và C3H4 có số mol bằng nhau thì số n¯=5 nhưng n¯=5,33 chứng tỏ alkene phải có số mol nhiều hơn
Câu 8: hỗn hợp X gồm hidro và một hydrocarbon. Nung nóng 14,56 lít hỗn hợp X (đktc), có Ni xúc tác đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y có khối lượng 10,8 gam. Biết tỉ khối của Y so với methane là 2,7 và Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom. Công thức phân tử của hydrocarbon là
A. C3H6
B. C4H6
C. C3H4
D. C4H8
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
nX=0,65 mol,MY¯=43,2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mX=mY=10,8→nX.MX¯=nY.MY¯→nY=0,25 mol
Vì hỗn hợp Y có khả năng làm mất màu dung dịch brom nên hidro phản ứng hết, hydrocarbon còn dư. Như vậy trong hỗn hợp X
nH2=0,65−0,25=0,4 mol;nCxHy=0,25 mol
→ (12x + y).0,25 + 0,4.2 = 10,8 → 12x + y = 40 → x = 3 và y = 4
Vậy hydrocarbon là C3H4
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H2, C3H4 và C4H4 (số mol mỗi chất bằng nhau) thu được 0,09 mol CO2. Nếu lấy cùng một lượng hỗn hợp X như trên tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thì khối lượng kết tủa thu được lớn hơn 4 gam. Công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là
A. CH≡C−CH3,CH2=CH−C≡CH
B. CH≡C−CH3,CH2=C=C=CH2
C. CH2=C=CH2,CH2=C=C=CH2
D. CH2=C=CH2,CH2=CH−C≡CH
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Gọi số mol các chất trong hỗn hợp X đều là x mol
→nCO2=2x+3x+4x=0,09→x=0,01
C2H2→AgNO3/NH3Ag2C20,01 0,01
Khối lượng kết tủa tạo ra do C2H2 phản ứng với AgNO3/NH3 là 2,4 gam suy ra hai chất còn lại khi phản ứng với AgNO3/NH3 cho lượng kết tủa lớn hơn 1,6 gam
CH2=CH−C≡CH→AgNO3/NH3CH2=CH−C≡CAg 0,01 0,01
Khối lượng kết tủa tạo ra do C4H4 phản ứng với AgNO3/NH3 là 1,59 gam
→ C3H4 phải tham gia phản ứng kết tủa
Vậy công thức cấu tạo của C3H4 và C4H4 trong X lần lượt là:
CH≡C−CH3,CH2=CH−C≡CH
Câu 10: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn
A. 5
B. 4
C. 6
D. 2
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Phương trình phản ứng
C7H8+nAgNO3+nNH3→C7H8−nAgn+nNH4NO30,15 0,15
Ta có: (12.7 + 8-n + 108n).0,15 = 45,9 → n = 2
Mặt khác độ bất bào hòa của C7H8 bằng 2.7−8+22=4
→ C7H8 có hai nối ba ở đầu mạch, các đồng phân thỏa mãn là
CH≡C−CH2−CH2−CH2−C≡CH
CH≡C−CH2−CH(CH3)−C≡CH
CH≡C−C(CH3)2−C≡CH
CH≡C−CH(C2H5)−C≡CH
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- C3H4 + H2 → C3H6
- C3H4 + 2H2 → C3H8
- C3H4 + Br2 → C3H4Br2
- C3H4 + 2Br2 → C3H4Br4
- C3H4 + HCl → C3H5Cl
- C3H4 + H2O → CH3–CO–CH3
- nCH≡C–CH3 → (-CH = C(CH3) - )n
- C3H4 + 4O2 → 3CO2 + 2H2O
- C3H4 + 2KMnO4 → HCOOK + CH3COOK + 2MnO2
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Sổ tay toán lý hóa 12 (29k/ 1 cuốn)
- Tổng ôn tốt nghiệp 12 toán, sử, địa, kinh tế pháp luật.... (80k/1 cuốn)
- 30 đề Đánh giá năng lực đại học quốc gia Hà Nội, tp. Hồ Chí Minh 2025 (cho 2k7)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12
Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Từ khóa » Viết Phương Trình Agno3 Tạo Ra Ag
-
AgNO3 = Ag NO2 O2 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 | , Phản ứng Phân Huỷ, Phản ứng Oxi ...
-
AgNO3 | Ag + NO2 + O2 | Cân Bằng Phương Trình Hóa Học
-
Nhiệt Phân AgNO3
-
AgNO3 = NO2 + Ag + O2 - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá Học
-
Al + AgNO3 = Al(NO3)3 + Ag - Trình Cân Bằng Phản ứng Hoá Học
-
Mọi Người Chỉ Cách Cân Bằng Oxi Hóa Pt AgNO3 ----> Ag + NO2 + O2 ...
-
Hiện Tượng Khi Ngâm Một Dây đồng Vào Dung Dịch AgNO3 Là Gì?
-
Cu + AgNO3 → Cu(NO3)2 + Ag - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Cho Phương Trình Hóa Học: AgNO3 (->(((t^0))) ) Ag + NO2 + O2 Sử
-
Viết Và Cân Bằng Phương Trình Hóa Học Sau C2H2 + AgNO3
-
AgNO3 + H2O + NO2 (và Phương Trình Ag + HNO3 Tạo Ra Khí N2O)
-
Cân Bằng Phản ứng Ag + Cl2 = AgCl (và Phương Trình CH3CHO + ...