C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + H2O

C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + H2OPhenol HNO3Bài trướcBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

C6H5OH HNO3: Phenol tác dụng với HNO3

  • 1. Phương trình phản ứng C6H5OH ra C6H2(NO2)3OH
    • C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O
  • 2. Điều kiện để phản ứng xảy ra Phenol HNO3
  • 3. Câu hỏi vận dụng liên quan 

C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + H2O được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc viết và cân bằng phương trình phản ứng phenol tác dụng với HNO3. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết, bài tập liên quan đến phản ứng Phenol tác dụng HNO3. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

1. Phương trình phản ứng C6H5OH ra C6H2(NO2)3OH

C6H5OH + 3HNO3 → C6H2(NO2)3OH + 3H2O

2. Điều kiện để phản ứng xảy ra Phenol HNO3

Phenol tác dụng với axit nitric đặc có xúc tác là axit sulfuric đặc, nóng tạo 2,4,6 – trinitrophenol (axit picric)

Không chỉ phenol mà tất cả những chất thuộc loại phenol có nguyên tử H ở vị trí o, p so với nhóm OH đều có thể tham gia vào phản ứng thế brom và thế nitro như trên.

3. Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhận xét nào sau đây về phenol (C6H5OH) là không đúng?

A. Không bị oxi hóa khi để lâu trong không khí.

B. Phản ứng với nước Br2 tạo kết tủa.

C. Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím.

D. Tan được vào dung dịch KOH

Xem đáp ánĐáp án A

Phenol là hợp chất thơm tồn tại ở trạng thái tinh thể, ít tan trong nước nhưng để lâu trong không khí ẩm lại bị chảy rữa do hút nước, ngoài ra, nó còn dễ bị oxi hóa bởi oxi trong không khí chuyển thành màu hồng.

(hoặc dùng phương pháp loại trừ, B, C ,D hiển nhiên đúng)

Câu 2. Một chất tác dụng với dung dịch natri phenolat tạo thành phenol. Chất đó là

A. Na2CO3.

B. C2H5OH.

C. NaCl.

D. CO2.

Xem đáp ánĐáp án D

Tính axit của C6H5OH < H2CO3 nên muối C6H5ONa bị axit cacbonic đẩy ra khỏi muối

CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3

Câu 3. Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì

A. trong phân tử có chứa nhóm OH hút điện tử.

B. có vòng benzen hút điện tử.

C. có nguyên tử H linh động trong nhóm OH.

D. có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.

Xem đáp ánĐáp án D

Phenol có khả năng dễ tham gia phản ứng thế với dung dịch Br2 vì có nhóm OH đẩy điện tử vào vòng benzen làm H trong vòng dễ bị thế.

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH + 3HBr

Câu 5. Phản ứng giữa CO2 với dung dịch C6H5ONa xảy ra theo phương trình hóa học sau:

CO2 + H2O + C6H5ONa → C6H5OH + NaHCO3.

Phản ứng xảy ra được là do phenol có:

A. tính oxi hóa mạnh hơn axit cacbonic

B. tính oxi hóa yếu hơn axit cacbonic

C. tính axit mạnh hơn axit cacbonic

D. tính axit yếu hơn axit cacbonic

Xem đáp ánĐáp án D

Dựa vào tính chất: axit mạnh hơn đẩy axit yếu hơn ra khỏi muối tạo thành muối mới và axit mới yếu hơn axit ban đầu.

Do đó axit cacbonic có tính axit mạnh hơn phenol.

-----------------------------------------

VnDoc đã gửi tới các bạn bộ tài liệu C6H5OH + HNO3 → C6H2(NO2)3OH + H2O tới các bạn. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Từ khóa » Phenol Tác Dụng Hno3