Cá Bảy Trầu Có đá được ?! - Máy Ép Cám Nổi
Khẩu quyết số 2 Liên quan đến vấn đề lai tạo giống.
Truyền mái không truyền trống. Truyền trưởng không truyền thứ. Thiếu thời bổ, dư thời bớt.
Đây là một nội dung mang sắc thái kinh nghiệm của nhiều người đi trước. Tôi xin tóm tắt đôi nét: 1. Truyền mái không truyền trống : ngụ ý nói cá đá chú trọng việc lai tạo khởi từ cá mái. Việc lai tạo truyền giống mới ta chọn cá mái. Nội dung nầy có lẽ ai cũng biết rõ, nó giống như việc lai tạo gà chọi thì chọn mái không chọn trống. 2. Truyền trưởng không truyền thứ : Ngụ ý , một con cá mái đẻ được 3 lần ( tất nhiên nhiều hơn, nhưng đối với tôi chỉ là 3 mà thôi) , lần đầu gọi là bầy trưởng, lần hai gọi là bầy thứ, và lần 3 gọi là bầy út. Việc chọn bầy để tiếp tục lai tạo giống là chọn từ bầy trưởng; tức lần đẻ đầu tiên. Công dụng của các bầy thứ và út là dùng để tác chiến, tức tuyển chọn trống từ đây. Có lẽ nội dung này cũng không có gì mới, Tôi chỉ muốn nhắc nhở cho các bạn nào mới bắt đầu yêu thích cá đá và nghiên cứu cá đá như một nghệ thuật mà thôi . Nếu các bạn có dịp đến một lò cá, các bạn sẽ thấy rằng khi người ta tách bầy cá con khoảng 3 tháng tuổi ra thành nhiều phy ,khạp … , thông thường trong đó khoảng chừng 30 con cá trống đồng kích cở và có khoảng 5 con cá mái, và cá mái này phần lớn là cá mái thuộc bầy thứ cấp, nếu ta mua mảo phy đó tức số cá mái cũng thuộc về chúng ta, nhưng nếu dùng cá mái này để lai tạo giống thì sẽ không hiệu quả, nếu may mắn được một, hai mùa mà thôi, dù cho bầy lai tạo có hiệu quả mà so với cá mẹ thuộc bầy trưởng thì cũng không thể hơn được. Ngay từ trong vấn đề này người ta nãy sinh ý truy tìm cá mái giống tốt là vậy. Có một số nơi người ta trộn cá mái giống dở hơn bỏ vào chung trong phy , để tránh tình trạng mất giống…. 3. Thiếu thời bổ, dư thời bớt: Giả sử chúng ta có 3 con cá mái thuộc bầy trưởng để lai tạo giống, tất nhiên có 3 con trống cùng loại (cá trống này là cá tuyển từ đâu đó, chứ không cùng huyết thống với bầy trưởng để tránh lai tạo trùng huyết), chúng ta sẽ có 3 bầy cá mới cùng tuổi, cùng loại giống, thuộc vào lớp trưởng . Vậy chọn bầy nào để quyết định sau này duy trì giống, ta chọn bầy mà có số lượng cá mái nhiều hơn cá trống. Các bầy trưởng thông thường khi lai tạo số cá con mà sinh ra không nhiều lắm so với các bầy thứ. Cho nên việc xác định số lượng cá cũng rất dễ. Trong trường hợp không xác định được thì chọn bầy nào cũng được. Nhiều khi ta có một bầy trưởng ( dân gian còn gọi là con so ) nuôi đến 3,4 tháng tuổi chỉ còn 5,10 con cá; nhưng nếu trong đó số cá mái trội hơn cá trống thì đó là bầy giống lý tưởng.
Đối với một số bạn yêu thích cá đá, nhưng chưa có giống tốt vừa ý thì làm sao ? 1. Đi mua à ? Mua ở đâu , có ai bán không ? Có lẽ là không . Một bí ẩn không thể giải thích được ngay là nếu ai đó có giống tốt, bạn muốn mua họ không bán, nhưng nếu được họ tặng thì đó là giống tốt. Cho dù đó là giống thứ cấp. Cái này được gọi là nhân duyên. ( từ ngữ “ai đó” ngụ ý phải là chủ nhân của bầy cá giống tốt ). Chú ý hãy chăm sóc kỷ lưỡng cá mái này, nếu không bị mất hay bị chết thì uổng công lắm đó – cái này gọi là mất nhân duyên. 2. Đối với các bạn ở miền quê như miền tây nam bộ, miền Đông nam bộ … không có điều kiện tìm được giống tốt thì sao ? Tôi bí mật chỉ cho các bạn một bí quyết :
– Mua một con cá trống đá hay, cá thái lan hay Malaysia thì càng tốt. Đây là con cá trống làm giống đầu tiên. – Vào mùa mưa, xuống ruộng hoặc ao gần nhà tìm vài con cá mái họ bãi trầu (
cá bãi trầu đấy, không phải cá lia thia ta đâu nhé
), nuôi riêng một tháng , chăm sóc kỷ và sau đó cho lai tạo với cá trống mà ta đã tuyển, vì cá bãi trầu này cũng thuộc lia thia nên lai tạo được. Bầy cá được sinh ra sẽ là bầy giống đầu tiên, bầy này khi đem đá thử nó sẽ có độ lì đáng kể và bộ răng khá sắc bén… 3. Cả 2 trường hợp nêu trên mà cũng không có nữa, thì thôi đành như thế này : chờ đến vài tháng nữa , chờ bầy cá của tôi lớn lên ( thuộc bầy thứ cấp – Quỷ đỏ lai xa) , các bạn đến Gò Công uống rượu đế với cá lốc nướng, mỗi bạn lựa 2,3 con cá mái về mà làm giống đở chứ giống cá này chỉ tác chiến tầm trung mà thôi… Đó là bước để khởi đầu, sau đó các bạn sẽ tự nâng cấp giống của mình tuỳ ý. Giống như là tất cả đều là môn sinh của Thiếu thất, khi xuất sơn mỗi người tự lập phái riêng vậy. Nếu có dịp, chắc tôi phải nhờ ai đó đánh máy toàn bộ quyển nhật ký đá cá của tôi , nó dầy đến 600 trang giấy carô, đây là bản viết tay của tôi thời còn trong quân ngũ. Tôi sẽ trích lọc nó, và đưa lên diễn đàn này – Mong nhận được nhiều lời bình…
Click to expand…
Từ khóa » đá Cá Bảy Trầu
-
Cá Bảy Trầu Có đá Nhau Không | Quây Về Tuổi Thơ Nuôi Cá Bảy Trầu
-
Quây Về Tuổi Thơ Nuôi Cá Bảy Trầu | Cá Bảy Trầu Đá Nhau
-
Cá Bảy Trầu Có đá được ?! | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Thức ăn Chủ Yếu Của Cá Bãi Trầu Là Gì ? - Báo Khuyến Nông
-
Hội Người Nuôi Cá Bảy Trầu ( Bã Trầu ) Việt Nam | Facebook
-
Cá Bã Trầu Đá # Xem Nhiều Nhất, Cập Nhật Mới Nhất
-
Nuôi Cá Bã Trầu Cộng Sinh - “làm Chơi ăn Thiệt” - Báo Cần Thơ Online
-
Top 20 Cách Nuôi Cá Bảy Trầu Hay Nhất 2022
-
Tổng Hợp Cá Bảy Trầu Giá Rẻ, Bán Chạy Tháng 8/2022
-
Cá Bãi Trầu - Trichopsis Vittata - Tép Bạc
-
Cá Bã Trầu ăn Gì? Nấu Món Gì Ngon? Cá Thóc Giá Bao Nhiêu
-
Bán Cá Bảy Trầu - JK Fire And Emergency Services