Cá Cháy Và Sự Ra đi Kỳ Bí Của Cá Cháy

Nhãn

  • Ẩm thực
  • Cảm nhận
  • Con người - Sự kiện
  • Điểm đến
  • Lịch sử - Giai thoại
  • Văn hóa

Thứ Năm, 26 tháng 11, 2020

Cá cháy và sự ra đi kỳ bí của cá cháy

Cá cháy là một loài cá nổi tiếng ở vùng sông nước Hậu Giang. Tuy không phải là loại “sơn hào hải vị” như cá anh vũ trên sông Bạch Hạc xưa kia dùng để tiến vua, nhưng đem so với những loài cá được ghi trong sách đỏ như cá hô, cá tra dầu, cá trắm đen…thì con cá cháy được nhiều người ca ngợi không tiếc lời. Trong Gia Định thành công chí, tác giả Trịnh Hoài Đức cũng nhắc đến loài cá này với cái tên gọi “thiều ngư”.

Quà tặng một thời của sông HậuCho tới nay, chưa có một tài liệu nào nói rõ cá cháy có bao nhiêu loài, phân bố ở đâu, đặc điểm sinh trưởng và lý do nào đã biến mất. Theo bộ Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của thì cá cháy là một thứ cá to vảy, nhiều xương, cái bụng đầy những trứng.Tự điển Wikipedia cũng chỉ có vài dòng: Cá cháy thân dẹp, có một kỳ (vây) ở lưng, 2 vây ở mang và 3 vây ở bung đuôi hình chữ V. Chi cá cháy có hai loại: cá nam và cá cháy bẹ. Địa chí Cần Thơ thì lại ghi: “Cần Thơ có những loài cá nổi tiếng, nhất là cá cháy. Cá cháy trước năm 1956 vẫn còn. Khoảng tháng 9 – 10 âm lịch cá xuất hiện nhiều trên sông Hậu từ Cái Côn đến TP. Cần Thơ, nhưng từ đó đến nay thì không còn nữa”.Có tài liệu cho rằng cá cháy có mặt nhiều nơi trên thế giới, nhất là Bangladesh. Tại Việt Nam, trên sông Trường Giang, Tam Kỳ (Quảng Nam) cũng có nhiều cá cháy nhưng không biết có cùng loại với cá cháy ở sông Hậu hay không. Đáng tiếc là chúng ta chưa có một tài liệu nghiện cứu sâu về nguồn gốc và môi trường sinh sống của loài cá này, do đó mỗi người vì quá “ngưỡng mộ” con cá cháy nên tự ý suy diễn và mô tả hình ảnh chúng như một huyền thoại.Thật ra, cá cháy là loại cá có thân hình hơi dẹp và dài, vảy to óng ánh, con to nặng hơn 3kg và dài đến 4-5 dm. Cá cháy thường đi tìn bạn tình và kiến ăn trên sông vào mùa gió chướng, nhất là lúc sương mù dày đặc, trước và sau tết Nguyên Đán. Đó chính là thời điểm bà con ngư dân tập trung khai thác.Lê Tân, tác giả cuốn Văn hóa ẩm thực ở Trà Vinh, cho rằng, cá cháy là một loài cá biển mang nét đặc trưng riêng, gắn liền với địa danh cầu Quan, thuộc huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh. Có lẽ loài cá này do phù hợp với môi trường sinh thái vùng giáp nước để tìm bạn giao phối và sau đó xuôi về miệt biển sinh sống ở vùng ngập mặn. Chính nhờ vậy mà cá cháy Cầu Quan thơm ngon hơn các vùng khác trên sông Hậu. Ý kiến này đáng tin cậy vì tác giả là người đã từng sống ở Trà Vinh và từng thưởng thức món cá cháy. Tuy nhiên, bảo rằng cá cháy Cầu Quan thơm ngon hơn các nơi khác thì khó thuyết phục được nhiều người.Tác giả Lưu Văn Nam thì lại mô tả cá cháy như cá trắm, thân thon dài, sống ở vùng nước lợ, đặc biệt trên sông Bassac. Cá về vào khoảng vài tháng trước và sau tết khi nước mặn từ cửa biển đổ vào vùng Tiểu Cần, vàm Cầu Kè (Trà Vinh). Trời cuối đông, đầu xuân, sương mù như từ mặt đất bốc lên nhuộm trắng mặt sông, những con cá cháy trừng lên mặt nước đớp móng liên tục.Cụ Vương Hồng Sển cho rằng, cá cháy từ biển lên sông Hậu Giang đẻ trứng sanh con, có trong mùa gần Tết và chỉ xuất hiện nhiều từ Vàm Tấn (Đại Ngãi – Sóc Trăng) đến Trà Ôn (Cần Thơ) và miệt Cái Côn, Cái Cau vùng Kế Sách (Sóc Trăng) chứ không lên xa hơn nữa.Qua nhiều tài liệu, chúng ta có thể xác định con cá cháy không những phân bố nhiều ở Đại Ngãi, Cái Côn (Sóc Trăng), Cầu Quan (Trà Vinh), Trà Ôn (Vĩnh Long)…mà còn xuất hiện ở Cần Thơ, cầu Kè (Trà Vinh), những nơi sông sâu nước chảy và vùng giáp biển.Ngày nay, đối với những người lớn tuổi ở miền Tây, khi nhắc đến con cá cháy hình như ai cũng tiếc nuối vì loài cá này tự nhiên đã bỏ xứ ra đi một cách kỳ bí giống như một huyền thoại. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, những người đáng bắt trên sông Hậu ít khi nào tìm lại được hình bóng con cá cháy. Tuy các loại cá hô, cá tra dầu được xếp vào loại quý hiếm, nhưng bà con ngư dân thỉnh thoảng cũng đáng bắt được còn con cá cháy thì “một đi không trở lại”. Điều đó làm cho nhiều người khó hiểu.Thời chống Mỹ, có người bảo do chiến tranh tàu bè khuấy động nên cá bỏ đi, khi hòa bình chúng sẽ trở về. Đến khi hòa bình rồi thì có người đổ lỗi cho môi trường và khí hậu.Tuy chúng đã biến mất khỏi Hậu Giang, nhưng trong kí ức của nhiều người miền Tây vẫn còn in đậm hình ảnh của con cá cháy. Nhiều câu chuyện về cá cháy vẫn tiếp tục râm ran trong giới sành điệu ẩm thực phương Nam. Đúng là “Sông dài cá lội biệt tăm. Vị ngon còn đó béo bùi vấn vương”.Món ăn “danh bất hư truyền”Xưa kia, người dân Trà Ôn rất hãnh diện về nguồn sản vật trời cho:Trà Ôn cá cháy lạ kỳ,Nấu rim, kho mặn, món gì cũng ngon.Bản thân tôi hồi nhỏ cũng được thưởng thức vài lần. Đúng là ngon tuyệt. Có thể nói thịt cá cháy làm gì cũng ngon: nướng, luộc, kho mẳn bằm xoài, kho nước dừa, kho rim với mía, làm gỏi, nấu nước lèo chan bún, món nào cũng có đẳng cấp. Tuyệt nhất là món mắm cá cháy, một thứ mắm “danh bất hư truyền”. Tuy nhiên, phiền một nỗi là cá quá nhiều xương nên trẻ con và một số người chưa quen giẻ xương không thể tận hưởng được mùi vị của cá mà chỉ ăn được trứng và dùng nước súp để chan bún.Với cá cháy, người nấu nước lèo hoặc kho mẳn chỉ cần cho thêm rau củ mà không cần đường hoặc bột ngọt vì bản thân thịt của nó đã ngọt và ngọt một cách đậm đà. Riêng đối với món ko rim, đòi hỏi người làm phải chăm chút tỉ mẩn. Muốn cho nồi cá rục xương, chúng phải chọn cho được mía lau đem về chặc khúc, chẻ ra từng lát mỏng xếp độn dưới đáy nồi, đổ nước vào và chụm lửa riu rui khoảng vài tiếng đồng hồ. Có người còn sử dụng bí quyết riêng, chỉ ướp cá với muối và nước màu trước khi kho, tuyện đối không dùng đến nước mắm.Cụ Vương Hồng Sển cho biết tại Sóc Trăng, nhiền bà nội trợ khéo tay đã biết cách tách thịt cá khỏi xương bằng cách dùng đũa gỡ vảy cho sạch rồi chụm hai chiếc đũa trên cổ con cá, nhấn mạnh và kéo mạnh đũa xuống đuôi cá. Tức thì xương theo xương, thịt theo thịt…Ngoài ra, còn nhiều cách làm cho cá bớt xương, đặc biệt là bí quyết kho sao cho xương mềm rệu. Con cá cháy cái có buồng trứng rất to. Đó là bộ phận hấp dẫn nhất đối với người mê cá cháy, tuy nhiên không được ăn nhiều vì trứng có chất dầu dễ làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Cụ Vương rất mê trứng cá, cụ ca ngợi trứng cá là món “quốc hồn”. Chúng ta hãy nghe cụ diễn tả: “Một khứa cá cháy có trứng, kho một lửa, ăn và với bún, ớt xoài chua với một mớ giá đậu xanh lót dưới tô thì đổi với hộp caviar tôi không đổi”.Đặc điểm của con cá cháy là khi bắt lên khỏi mặt nước sẽ chết ngay. Do đó, người đánh bắt phải nhanh chóng chuyển cá vào bờ càng sớm càng tốt, nếu cá ươn thịt sẽ mất hết giá trị. Cũng theo cụ Vương Hồng Sển, cá cháy đánh bắt ở Cần Thơ sẽ kéo lưới vào lúc chạng vạng, ai muốn ăn phải đợi tới khuya. Còn cá cháy ở Vàm Tấn (Sóc Trăng) thì lưới vào sáng sớm nên việc mua bán thuận lợi hơn, ăn cá tươi ngon hơn. Vì cá cháy quá ngon, trứng cá cháy quá bùi nên có một nhà thơ nào đó đã cảm hứng:Thơm tho khói thuốc mùi Cao Lãnh,Cá cháy bùi ngon vị Sóc Trăng.Giờ đây con cá cháy miền Hậu Giang chỉ còn trong hoài niệm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nuôi hy vọng một ngày nào đó cá cháy sẽ về…Bài & ảnh: Hoài PhươngTrích nguồn: Báo Kiến Thức ngày nay số 820 ra ngày 20/05/2013Dẫn lại từ Khoa Du lịch - Đại học Văn Lang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bài đăng Mới hơn Bài đăng Cũ hơn Trang chủ Đăng ký: Đăng Nhận xét (Atom)

Thiên nhiên

  • Biển (12)
  • Đảo (10)
  • Hang động (4)
  • Hồ (5)
  • Núi (11)
  • Rừng (5)
  • Sông (7)
  • Suối (4)
  • Thác (7)

Hoa quả

  • Cây (8)
  • Hoa (7)
  • Trái (12)

Văn hóa - văn nghệ

  • Âm nhạc (2)
  • Võ thuật (1)

Dân tộc

  • Người Ba Na (2)
  • Người Bố Y (1)
  • Người Chăm (3)
  • Người Dao (3)
  • Người Ê đê (6)
  • Người Gia Rai (1)
  • Người Hoa (3)
  • Người M'nông (8)
  • Người Mạ (1)
  • Người Mông (2)
  • Người Mường (1)
  • Người S'tiêng (1)
  • Người Tày (1)
  • Người Thái (5)
  • Người Xơ Đăng (1)

Tập quán - Nếp sống

  • Chợ (13)
  • Làng nghề (36)
  • Lễ hội (6)

Kiến trúc tín ngưỡng

  • Chùa (52)
  • Đền thờ (7)
  • Đình làng (13)
  • Miếu (9)
  • Mộ (8)
  • Nhà thờ (8)

Kiến trúc khác

Tôn giáo

  • Công giáo (1)
  • Phật giáo (2)

Thức ăn - thức uống

Hàng quán

  • Quán cafe (10)

Chủ đề khác

  • Bảo tàng (4)
  • Thời sự (2)

Người đóng góp cho blog

  • Phạm Hoài Nhân
  • Unknown

Translate

Tìm kiếm Blog này

Đọc nhiều trong tuần

  • Huyền thoại đồi Bà Nài Vừa bước chân tới khu di tích văn hóa trên đồi Bà Nài (phường Phú Hài, Phan Thiết-Bình Thuận), tôi đã bị cuốn hút bởi giai điệu dân ca Chăm ...
  • Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. ...
  • Khu Di Tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322  m 2  trên một khu đất rộng hơn 4.000  m 2 , tọa lạc...
  • Những cổ vật Chămpa ở Sài Gòn Hàng trăm cổ vật của người Chăm, trong đó có ba bảo vật quốc gia được trưng bày ở Bảo tàng lịch sử TP HCM. Trong Bảo tàng lịch sử TP HCM dàn...
  • Làng lụa Vạn Phúc – “thiên đường sống ảo” giữa lòng Hà Nội Ghé Làng lụa Vạn Phúc( Hà Đông) vào một ngày nắng đẹp rực rỡ, du khách như thể đang lạc vào một “thiên đường sống ảo” có một khong hai giữa ...

Xem theo vùng miền

  • *Tổng hợp (16)
  • Bắc Trung bộ (78)
  • Duyên hải Nam trung bộ (99)
  • Đông Bắc bộ (18)
  • Đồng bằng sông Cửu Long (188)
  • Đồng bằng sông Hồng (38)
  • Đông Nam bộ (97)
  • Tây nguyên (56)

Xem theo tỉnh thành

  • An Giang (34)
  • Bà Rịa - Vũng Tàu (12)
  • Bạc Liêu (17)
  • Bắc Giang (9)
  • Bắc Kạn (1)
  • Bắc Ninh (2)
  • Bến Tre (11)
  • Bình Dương (5)
  • Bình Định (15)
  • Bình Phước (3)
  • Bình Thuận (9)
  • Cà Mau (31)
  • Cần Thơ (7)
  • Đà Nẵng (5)
  • Đắk Lắk (4)
  • Đắk Nông (21)
  • Đồng Nai (49)
  • Đồng Tháp (19)
  • Gia Lai (6)
  • Hà Giang (1)
  • Hà Nam (2)
  • Hà Nội (13)
  • Hà Tĩnh (9)
  • Hải Dương (11)
  • Hải Phòng (3)
  • Hậu Giang (3)
  • Hưng Yên (1)
  • Khánh Hòa (3)
  • Kiên Giang (19)
  • Kontum (10)
  • Lai Châu (2)
  • Lạng Sơn (5)
  • Lào Cai (3)
  • Lâm Đồng (15)
  • Long An (6)
  • Nam Định (1)
  • Nghệ An (27)
  • Ninh Bình (3)
  • Ninh Thuận (13)
  • Phú Yên (4)
  • Quảng Bình (3)
  • Quảng Nam (8)
  • Quảng Ngãi (41)
  • Quảng Ninh (1)
  • Quảng Trị (1)
  • Sóc Trăng (14)
  • Sơn La (2)
  • Tây Ninh (6)
  • Thanh Hóa (26)
  • Thừa Thiên - Huế (13)
  • Tiền Giang (15)
  • TP Hồ Chí Minh (25)
  • Trà Vinh (12)
  • Tuyên Quang (1)
  • Vĩnh Long (5)
  • Vĩnh Phúc (2)
  • Yên Bái (2)

Lưu trữ Blog

  • ▼  2020 (600)
    • ▼  tháng 11 2020 (154)
      • Nhộn nhịp mùa "vàng" trên rẻo cao Tả Lèn
      • Những trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở TP HCM
      • Thơm ngon gỏi mít non
      • Sao sáng sông Trà
      • Chợ Chùa- mạch nối quá khứ và hiện tại
      • Nhớ món canh tôm rau đắng
      • Chà là – miền ký ức của tuổi thơ
      • Cháo lòng, bánh hỏi
      • Cây đa Di sản đền Thánh Tản
      • Bức tường làm từ 1.000 cối đá thành điểm check-in ...
      • Hồ Hóc Khế - Chốn 'sơn khê' hữu tình
      • Giếng trời - Chốn bồng lai tiên cảnh
      • Căn nhà màu tím ở Cần Thơ
      • Khu Di Tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang
      • Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc ...
      • Địa điểm du lịch Rạch Giá – Kiên Giang thú vị khôn...
      • Cây thốt nốt trái tim ở An Giang đã trở lại
      • Cá cháy và sự ra đi kỳ bí của cá cháy
      • Cá cháy Đại Ngãi… lên Sài Gòn
      • Bò hít - món ăn vặt tuổi thơ
      • Đậm đà bánh bột lọc xứ Quảng
      • Nhớ thương nón lá chợ Đình
      • Rừng già Tà Xùa cuốn hút đến quên lối về
      • Những trải nghiệm nên thử ở Côn Đảo
      • Khám phá vẻ đẹp hồ Núi Một
      • Sông nước hữu tình ở đầm Lập An
      • Những hình ảnh kể sự tích ở lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
      • Ngôi chùa hơn 300 tuổi ở Bình Định
      • Thăm chùa Bôtum Vong Sa Som Rong
      • Miếu Kim Hoàn - Tín ngưỡng thờ tổ nghề của người H...
      • Chèo thúng đưa khách du ngoạn đảo Bé
      • Về bức ảnh cổ thành Quảng Ngãi đầu thế kỷ XX: Trăm...
      • Qua miền sơn cước
      • Mát dịu sương sâm
      • Bánh nậm, bánh gói quê nhà
      • Khám phá rừng Lam Kinh
      • Mùa thu hoạch cói
      • Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba... tụi nó!
      • Vẻ đẹp Tây Ninh
      • Đến miền Trung mà ngỡ 'lạc trôi' ở... miền Tây
      • Nghe gốm kể chuyện tâm hồn Việt
      • Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2
      • Nghề cào hến trên sông Lam
      • Côn Đảo - thiên đường của bình minh
      • Đậm đà hương vị bánh đa cua đất cảng
      • Đắm đuối cháo cá nục bắp chuối
      • Ăn đã thèm đặc sản miền Trung ở chợ Bà Hoa
      • Lội biển qua hải đăng Kê Gà
      • Em đi bán chè thưng
      • Về Thác Mây xoa dịu nắng hè
      • Vườn du lịch sinh thái hấp dẫn ở Cờ Đỏ
      • Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh
      • Giếng xưa giữa lòng phố thị
      • Về thăm quê nhà thơ Tế Hanh
      • Nghề khe hàu trên bãi đá
      • Chưa biết ăn năn
      • Có một Hóc Môn đẹp xao xuyến trong ánh bình minh
      • Rối nước 300 năm ở làng Đào Thục
      • Nơi du hành về Đà Lạt thời quá khứ
      • Tiệm sách lâu đời nhất ở "phố sách Đinh Lễ" Hà Nội
      • Xao xuyến Yên Trường
      • Ngắm tuyệt tác san hô cực đẹp ở Gành Yến – Quảng Ngãi
      • Tháng tư, ai về Miệt Thứ…
      • Nghệ thuật khảm trai Chuôn Ngọ
      • Huyền thoại đồi Bà Nài
      • Một ngày khám phá bản người Mông
      • Con đường hoa mười giờ tuyệt đẹp ở Gò Công – Tiền ...
      • Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở...
      • Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu – Bạc Liêu
      • Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp
      • Làng bột Sa Đéc – Làng nghề truyền thống hơn trăm ...
      • Núi lửa Chư Đăng Ya - “Củ gừng dai” quyến rũ
      • Hoành thánh chiên phố Hội
      • Bánh đậu xanh Rồng vàng
      • Di tích Hồng Anh Thư Quán – Cà Mau
      • Nhà Đốc Phủ Hải – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Gò Công, T...
      • Đến An Kỳ lộng gió
      • Xóm xu xoa
      • Ám ảnh cõi Thanh Chiêm
      • Huyền thoại về dũng sĩ, nghệ sĩ Ama Kông
      • Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre
      • Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre
      • "Sáu xã Vạn Phước" còn mãi với thời gian
      • Làng lụa Vạn Phúc – “thiên đường sống ảo” giữa lòn...
      • Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc...
      • Lưu tên lại với đời
      • Đình La Hà còn mãi với thời gian
      • Nếp sống người Dao ở Mẫu Sơn
      • Huyền thoại Lôi long đao
      • Đền Thái Vi yên tĩnh giữa đại ngàn
      • Thăm nhà thờ cổ Mằng Lăng
      • Pô Rômê - khúc bi ca nơi tháp cổ
      • Ruồng vườn bẫy chuột cống nhum
      • Về Quy Nhơn – Bình Định cùng ẩm thực món cua Huỳnh đế
      • Du lịch "cảm giác mạnh" miền Tây
      • Về Tây Ninh xơi thằn lằn núi
      • Ngang qua miền Tây
      • Lược sử con đường cái quan
      • Đi Đồng Tháp mùa nước nổi
      • Nam Nhã Đường, một danh lam xứ Cần Thơ

Thống kê

Tổng số lượt xem trang

Blog Phạm Hoài Nhân

Đang tải...

Blog Hai Ẩu

Đang tải...

Từ khóa » Cá Cháy