Cá Chép, Từ điển Nấu ăn Cho Người Nội Trợ | Cooky Wiki
Có thể bạn quan tâm
Cá chép (tên khoa học Cyprinus carpio) là một loài cá nước ngọt phổ biến rộng khắp có quan hệ họ hàng xa với cá vàng thông thường và chúng có khả năng lai giống với nhau. Tên gọi của nó cũng được đặt cho một họ là họ Cá chép (Cyprinidae).
Giá trị dinh dưỡng
Cá chép có vị ngọt, tính bình, chứa nhiều acid lutamic, glycine, chất béo, các acid amin và khoáng chất như vitamin A, B1, B2, phốt pho, canxi, sắt…
Phân bố và đặc điểm
Có nguồn gốc ở châu Âu và châu Á, loài cá này đã được đưa vào các môi trường khác trên toàn thế giới. Nó có thể lớn tới độ dài tối đa khoảng 1,2 mét (4 ft) và cân nặng tối đa 37,3 kg (82,2 pao) cũng như tuổi thọ cao nhất được ghi lại là 47 năm. Những giống sống trong tự nhiên hoang dã có xu hướng nhỏ và nhẹ hơn khoảng từ 20 - 33% các kích cỡ và khối lượng cực đại. Koi ( trong tiếng Nhật, (bính âm: lĭ yú -lí ngư) trong tiếng Trung) là giống được nuôi làm cá cảnh có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được thế giới phương Tây biết đến thông qua con đường Nhật Bản. Theo một số địa phương ở Việt Nam, cá chép còn được gọi là cá gáy.
Mặc dù cá chép có thể sống được trong nhiều điều kiện khác nhau, nhưng nói chung nó thích môi trường nước rộng với dòng nước chảy chậm cũng như có nhiều trầm tích thực vật mềm (rong, rêu). Là một loại cá sống thành bầy, chúng ưa thích tạo nhóm khoảng từ 5 cá thể trở lên. Nguyên thủy, chúng sinh trưởng ở vùng ôn đới trong môi trường nước ngọt hay nước lợ với pH khoảng 7,0 - 7,5, độ cứng của nước khoảng 10,0 - 15,0 dGH và khoảng nhiệt độ lý tưởng là 3-24 °C (37,4 - 75,2 °F.
Cá chép, cũng giống như các biến thể khác của nó, như cá chép kính (không vảy, ngoại trừ một hàng vảy lớn chạy dọc theo thân; có nguồn gốc ở Đức), cá chép da (không vảy, trừ phần gần vây lưng) và cá chép nhiều vảy, là những loại cá ăn tạp và chúng ăn gần như mọi thứ khi chúng bơi ngang qua, bao gồm các loại thực vật thủy sinh, côn trùng, giáp xác (bao gồm cả động vật phù du) hoặc cá chết. Tại một số quốc gia, do thói quen sục sạo dưới bùn của chúng để tìm mồi nên chúng bị coi là nguyên nhân gây ra sự phá hoại thảm thực vật ngầm cũng như sự phá hủy môi trường sinh thái của nhiều quần thể thủy cầm và cá bản địa.
Tại Úc có các chứng cứ mang tính giai thoại và các chứng cứ khoa học cho thấy việc đưa cá chép vào đây là nguyên nhân gây ra nước đục vĩnh cửu và giảm sút thảm thực vật ngầm trong hệ thống sông Murray-Darling, với hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái của sông, chất lượng nước và các loài cá bản địa. Do điều này, nó được những người đánh cá trong những khu vực này gọi là 'pig' (lợn) của cá nước ngọt. Tuy nhiên, ở những nơi khác nó được những người câu cá đánh giá cao do kích thước và chất lượng thịt. Ngoài ra, loài cá này cũng được dùng rộng khắp trên thế giới như một loại thực phẩm. Người ta hiện nay đánh bắt chúng cả trong tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi thả. Thịt của nó được dùng cả ở dạng tươi và dạng đông lạnh.
Là loài cá đẻ trứng nên một con cá chép cái trưởng thành có thể đẻ tới 300.000 trứng trong một lần đẻ. Cá bột bị nhiều loài cá ăn thịt khác săn bắt, chẳng hạn cá chó (Esox lucius) và cá vược miệng to (Micropterus salmoides). Tại Cộng hòa Czech, cá chép là một món ăn truyền thống trong bữa ăn tối vào dịp lễ Nô en.
Công dụng
Nên chọn cá chép sống và tươi để chế biến được nhiều món ăn ngon, chất lượng dinh dưỡng cao.
Cá chép trong y học cổ truyền còn được gọi với tên là lý ngư. Thịt cá, vây cá và đầu cá đều là những vị thuốc quý. Cá chép thịt dày và béo, ít xương dăm, thớ thịt trắng mịn, mùi vị thơm ngon…Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ.
Trong Cương mục y học Trung Quốc thời Lý có ghi: “Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện, cho nên có thể chữa được bệnh khi kết lạnh, nướng lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tấy”.
Cá chép trong dân gian Trung Quốc thường được gọi là “Ích mẫu hà tiêu” (Thuốc tiên chữa bệnh phụ khoa) vì nó có tác dụng nổi bật trong lĩnh vực này. Theo các sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phù, thông sữa, chữa ho , lở loét…là một trong những thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ. Do lợi tiểu, tiêu phù nên cá chép còn được dùng trong nhiều bệnh khác như gan, thận.
Cá chép là dinh dưỡng dành cho bà bầu có tác dụng lợi tiểu, bổ máu, tăng cường sức khỏe cho thai phụ và giúp não bộ thai nhi phát triển tốt hơn. Đây là bài thuốc giúp bổ khí huyết, an thai, trừ mỏi mệt, giảm nôn mửa, phòng thiếu máu cho thai phụ trong thời kỳ mang thai; thích hợp cho những thai phụ suy nhược, người vàng vọt, thai động không yên, động thai ra huyết, nôn mửa, thiếu máu.
Ngoài ra còn nhiều công dụng chữa bệnh khác như: Chữa phù nề; chữa hen suyễn, ho gà, ù tai...
Tác dụng phụ
Không dùng cho người có biểu hiện hôn mê gan, tăng urê huyết.
Nguồn tham khảo
vi.wikipedia.org
soha.vn
hatdinhduong.com
Từ khóa » Cá Chép Với Cá Gáy
-
Cá Gáy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cá Gáy | Hải Sản Mỗi Ngày
-
Cách Phân Biệt Các Loại Cá Chép, Trắm, Trôi... Dành Cho Hội Chị Em Vụng
-
Cách Phân Biệt Cá Chép, Cá Trắm, Cá Trôi Cho Hội Chị Em Nội Trợ
-
Cá Gáy Biển Là Cá Gì? Nấu Món Gì Ngon ... - Vương Quốc Loài Vật
-
Công Dụng, Cách Dùng Cá Chép - Tra Cứu Dược Liệu
-
Gợi ý Giúp Bạn: Cách Phân Biệt được đâu Là Cá Chép, Cá Trắm, Cá Trôi ...
-
CÁ GÁY (500G) - VIETFOOD MARKET
-
Cá Gáy Biển Là Cá Gì? Nấu Món Gì Ngon? Mua ở ... - HappyMobile.Vn
-
Bí Quyết Phân Biệt Cá Chép, Trắm, Trôi Và Giá Bán Từng Loại
-
Cẩm Nang Về Cách Phân Biệt Các Loại Cá Và Cách Chế Biến Siêu Ngon
-
Cách Nấu CANH CHUA CÁ GÁY ( CÁ CHÉP BIỂN ) Với Rau Nhút
-
Cá Chép, 8 Lưu ý Trước Khi Nuôi Cá Chép Trong Ao, Phân Biệt Từng Loại