Cá Chình Bông Là Cá Gì Và Những Vụ Ngộ độc Cá Chình Bông
Có thể bạn quan tâm
Cá chình bông là cá gì?
Cá chình có danh pháp khoa học là Anguilliformes là một bộ cá, bao gồm 4 phân bộ, 16 họ, 154 chi và khoảng trên 900 loài. Nơi trú ẩn của Cá chình ưa thích là sinh sống trong các vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy biển, đôi khi trong các lỗ.
- Thân cá Chình bông có hình trụ dài có vảy xếp dạng hình chiếc chiếu, nhỏ, dạng trái xoan và vây chạy vùng quanh ngực
- Cá Chình bông trưởng thành có màu vàng với màu nâu xanh đến đen trên lưng và bụng màu trắng, con nhỏ có màu hơi xám đến vàng.
- Chiều dài thân của cá chình bông gấp 7 lần chiều dài đầu, gấp 3,5 lần chiều dài trước vây lưng và 2 lần chiều dài vây hậu môn.
- Thức ăn sử dụng trong nuôi cá Chình bông chủ yếu là cá tạp.
Cá Chình thuộc họ cá da trơn thân dài, trung bình mỗi con nặng từ 1,5 – 2kg, tuy nhiên cũng, có những con to đến 3kg. Những con này hiếm gặp nhưng thịt ngon và béo. Căn cứ vào màu da người ta có thể phân biệt được đâu là chình bông, chình mun, chình nghệ…
Trên thế giới cá Chình bông được tìm thấy ở vùng Indo-Thái Bình Dương (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesias, Philippins, Trung Quốc…) và khu vực đông Châu Phi.
Cá Chình bông là loài phân bố rộng nhất so với các loài khác cùng thuộc giống Anguilla.
Ở Việt Nam, cá Chình bông phân bố ở Bình Định (Đầm Châu Trúc), Hà Tĩnh (Sông Ngàn Phố), Thừa Thiên Huế (Sông Hương), Gia Lai (Sông Ba), Quảng Ngãi (Sông Trà Khúc), các khu vực khác ở phía Bắc thì rất hiếm.
Ngày nay, cá chình bông đã có mặt trong thực đơn của các nhà hàng, khách sạn và được xem là đặc sản. Ở Hà Nội và TP HCM, cá chình là thực phẩm được nhiều người sành ăn và dân nhậu săn lùng, nhất là cá chình sông. Cá được bán thông dụng ở nhiều chợ lớn của thành phố, hầu hết là cá chình nuôi.
Điểm đáng nhớ nhất là vị béo nhưng không ngậy, thịt ngọt dai, lớp da dầy nhai thấy giòn giòn… Cá chình có thể làm được nhiều món, nhưng ngon và thông dụng nhất là nấu lẩu. Riêng món cá chình nướng riềng mẻ được đánh giá ngon hơn chả cá lã vọng xưa.
Với người nội trợ, đây là thực phẩm “nhắm mắt nấu” vẫn ngon. Cá chình bông nấu lẩu thoải mái không sợ nát thịt. Tuy nhiên, gần giống như lươn, cá chình nhiều nhớt nên sơ chế kỳ công hơn so với cá thông thường.
Gía trị dinh dưỡng của cá chình bông
Cá Chình bông là loài thủy đặc sản quí, có giá trị kinh tế cao, hàm lượng protein của thịt cá chình cao hơn thịt bò, thịt lợn và trứng gà, đặc biệt là rất giàu các loại vitamin
Ở Trung Quốc, người ta coi cá chình bông là “thuỷ sâm”. Ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cá chình cũng đều được coi như là món ăn cao cấp, các nước Tây Âu và Nhật Bản là thị trường tiêu thụ cá chình lớn nhất
Cá chình bông còn được nhiều người xem như là một loại thần dược tráng dương bổ thận. Vị ngon bổ có thể sánh với yến xào, gân hươu.
Ngoài ra, cá chình bông giàu canxi thủy sản, tiêu thụ thường xuyên, có thể làm cho canxi máu tăng lên, làm cho cơ thể mạnh mẽ
Cá chình bông là một loại thực phẩm có hàm lượng khoáng chất, vitamin và protein vô cùng phong phú. Cá cũng có chứa rất nhiều vitamin cần thiết như vitamin A, D, phốt pho, magiê, kẽm, và iốt.
Cá chình bông lớn có lớp da ăn béo ngậy nhưng không làm tăng cholesterole và lipid nên được nhiều người ưa chuộng.
Những vụ ngộ độc cá chình bông
Mới đây nhất vào ngày 6/11, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã tiếp nhận và điều trị cho bệnh nhân Phạm Minh Đạt (26 tuổi, trú tại xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang) bị ngộ độc sau khi ăn cá chình bông. Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch.
Ngày 5-11, anh Đạt mua 4kg cá ở chợ gần nhà, chia một nửa cho người thân tại thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh). Số còn lại, anh làm món cá chình kho nước dừa và gọi một người bạn đến cùng thưởng thức.
Sau khi ăn tối xong, anh Đạt bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như nôn, tiêu chảy, tay chân tê cứng.
Sáng 6-11, sau khi nhận tin báo 3 người thân tại thị trấn Vạn Giã bị ngộ độc phải nhập viện, anh được người nhà cấp tốc đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Các bác sĩ chẩn đoán người này bị ngộ độc thức ăn, sau đó được cấp cứu và đưa vào khoa hồi sức tích cực.
3 bệnh nhân tại thị trấn Vạn Giã cũng đang được các bác sĩ tại Trung tâm Y tế huyện Vạn Ninh chữa trị. Đến nay sức khỏe của bệnh nhân đã dần ổn định và đang được giữ lại để theo dõi, điều trị thêm.
Bước đầu xác định bệnh nhân bị ngộ độc là do ăn phải lòng cá chình.
Trước đó vào tháng 5/2018 ở huyện đảo Phú Quý cũng xảy ra vụ ngộ độc cá chình. Bác sĩ Dương Tín Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện Quân Dân Y huyện đảo Phú Quý cho biết, 7 ca ngộ độc này đều là người ở xóm Bầu, xã Ngũ Phụng. Tối hôm trước, 7 người cùng nhậu món cá chình biển chế biến ở nhà.
Đến 0h, 6 người có triệu chứng tê môi, yếu liệt tay chân và tiêu chảy, được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu. Sáng cùng ngày, có thêm một thanh niên khác cũng nhập viện trong tình trạng tương tự. Kíp trực đã kịp thời chữa trị.
Cá chình là loài cá ăn thịt. Do đó, theo Bác sĩ Dương Tín Phúc, số cá chình được nhóm thanh niên dùng chế biến món nhậu vào tối 26/5 có khả năng đã ăn phải cá nóc hoặc bạch tuộc đốm xanh, mới gây ra ngộ độc. Cơ quan y tế địa phương đang lưu ý đặc biệt đến hiện tượng lạ này.
Tháng 6/ 2017, gia đình ông Lê Huế, 55 tuổi, trú tại thôn Đông Hòa, xã Bình Điền, thị xã Hương Trà chế biến một con cá chình biển làm thức ăn, trong đó có món ruột cá chình om măng. Con cá chình này nặng 3,5kg, do một hộ dân ở Quảng Ngãi biếu ông Huế.
Sau khi chế biến, gia đình ông Huế mời một số hộ dân trong thôn đến cùng ăn. Ngay sau khi ăn, 6 người có triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, tê chân tay...
Các nạn nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Điền, sau đó được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế. Nhờ được cấp cứu kịp thời nên đến nay, 4 người đã ổn định sức khỏe, được xuất viện, 2 người còn lại đang nằm viện tiếp tục điều trị.
Theo ông Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên nhân khiến 6 người bị ngộ độc thực phẩm là do ăn ruột cá chình om măng, có thể ruột cá chình làm không sạch, hoặc do đã bị phân hủy trong quá trình vận chuyển không được bảo quản đúng chuẩn. Ông Diễn cũng cho biết, ruột cá thường chứa thức ăn dư thừa lên men và chứa nhiều kim loại nặng có hại cho sức khỏe nên khuyến cáo người dân không nên ăn. Khi bảo quản cá nên cấp đông và phải vứt bỏ phần ruột của cá vì bộ phận này rất dễ bị phân hủy ngay cả trong môi trường đông lạnh./.
Ngoài ra, cá chình biển thường ăn tảo đỏ benthic dinoflagelltes, hoặc rong biển ở tầng đáy và các rạn san hô. Giống tảo này có chứa chất cigutera rất độc, thấm vào máu và các thớ thịt, hoặc còn tồn đọng ở thành ruột, dễ gây ngộ độc.
Để bảo vệ sức khỏe, cần thận trọng với những loài cá có nguồn gốc từ vùng rạn san hô, đặc biệt là đối với ruột và cá chình biển cỡ lớn.
Phạm Huyền (tổng hợp)
Từ khóa » Cá Chình Bông
-
Cá Chình Biển - 24hSeamart
-
Cá Chình Bông (Chình Hoa) đặc Sản Nuôi Trên Núi - Cá Thượng Hạng
-
Cá Chình Bông - Siêu Thị Cá Tươi Và Cá Sống
-
Cá Chình Bông - Sản Vật Phương Nam
-
Kỷ Thuật Nuôi Cá Chình Bông - Cá Giống Trường Phát - TP AQUA ...
-
7 Người Ngộ độc Do ăn Nội Tạng Cá Chình Bông Biển | VTV.VN
-
Các Loại Cá Chình Phổ Biến Hiện Nay - AO ƯƠNG DI ĐỘNG
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Chình Bông - Tép Bạc
-
Cá Chình Biển Là Cá Gì Và Lợi ích Của Cá Chình Với Sức Khỏe
-
Cá Chình Bông - Nhà Hàng Quá Ngon
-
Nửa Triệu/kg Cá Chình Bông, Nông Dân Lãi đậm | VTC16 - YouTube
-
Chuyên Cung Cấp, Bán Buôn Cá Chình Hoa, Chình Bông Tại Việt Nam
-
#Top Sale Tháng 7 Giá Cá Chình Biển Bao Nhiêu 1kg? 7 Món Ngon