Cá Cũng Biết “nói Chuyện”
Có thể bạn quan tâm
Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm bảo tồn sinh học K. Lisa Yang đã phát hiện ra rằng cá sử dụng âm thanh để giao tiếp nhiều hơn những gì chúng ta nghĩ.
“Không chỉ giới hạn trong phạm vi cùng phân loài hoặc cùng loài, chúng có ngôn ngữ chung dùng để giao tiếp giữa tất cả các loài trong cùng một họ”.Aaron Rice, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết.
Lớp cá vây tia với gần 34,000 loài với môi trường sống đa dạng (từ các vùng ao, hồ, sông, suối nước ngọt đến vùng nước mặn ngoài đại dương) đã được lựa chọn để tiến hành nghiên cứu.
Nhờ toàn bộ các bản ghi chép và dữ liệu thu thập được từ suốt thế kỷ 19 đến nay, kết hợp với dữ liệu âm thanh do thiết bị ghi âm dưới nước hydrophone ghi lại, đồng thời dựa vào cấu trúc giải phẫu của cá, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 175 trong số 470 họ cá đã được phân tích có khả năng sử dụng âm thanh để truyền đạt thông tin.
Giống như hầu hết các loài sinh vật khác, dựa vào từng hoàn cảnh khác nhau mà thông tin chúng truyền đạt sẽ mang những ý nghĩa khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất có lẽ là trao đổi về nguồn thức ăn và thu hút bạn tình. Thỉnh thoảng, chúng cũng phát ra những âm thanh nhằm cảnh cáo đối thủ, bảo vệ lãnh thổ hoặc cảnh báo nguy hiểm cho những con khác trong đàn.
Đặc biệt, tần suất ‘nói chuyện’ này diễn ra thường xuyên hơn hẳn ở một số loài cá nguyên thủy như cá tầm, cá tarpon (cá cháo lớn Đại Tây Dương), cá lăng hoặc cá bống biển, cá mú và họ cá nóc gai.
Từ rất lâu về trước, nghiên cứu về giao tiếp bằng âm thanh ở các loài cá đã thu hút sự chú ý của giới khoa học, tuy nhiên những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở một số loài phát ra âm thanh tai người có thể nghe thấy trên mặt nước. Mãi cho đến khi thiết bị thu âm dưới nước hydrophone ra đời, nghiên cứu mới có thể tiến xa hơn.
Khả năng giao tiếp bằng âm thanh của cá trước đây thường bị bỏ qua hoặc đánh giá thấp chủ yếu là vì không có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, hoặc nếu có thì cũng rất khó để các thiết bị cũ nghe ngóng được âm thanh vô cùng nhỏ dưới nước.
Ngoài ra, quan điểm nhân học cũng là lý do ngăn cản các nghiên cứu này được thực hiện. Khoa học trước đây có xu hướng áp đặt đặc điểm sinh học của con người lên các loài sinh vật khác. Vì vậy, do con người không thể nói chuyện dưới nước nên chắc chắn loài cá cũng không thể.
Một ví dụ khác thể hiện rõ hơn quan điểm này là cá đã từng được cho là không thể ngửi dưới nước (mặc cho chúng cũng có lỗ mũi và một vùng khứu giác đặc biệt phát triển) chỉ bởi vì con người không thể làm thế. Tuy nhiên, sự thật lại hoàn toàn ngược lại khi khứu giác phát triển chính là vũ khí giúp chúng săn mồi và tự vệ.
Từ khóa » Cá Có Biết Nói Không
-
Nguyên Nhân Loài Cá Không Thể Nói Chuyện - VnExpress
-
Vì Sao Cá Không Thể Nói Chuyện
-
Đây Là Cách Cá Nói Chuyện, Dù Chúng Không Có Thanh Quản - Genk
-
Vì Sao Cá Không Thể Nói Chuyện? - 24H
-
Đây Là Cách Cá Nói Chuyện, Dù Chúng Không Có Thanh Quản
-
Chính Tả: Vì Sao Cá Không Biết Nói?
-
Thế Giới động Vật: Cá Cũng Có Thể "nói Chuyện" Bằng âm Thanh
-
10 Con Vật Biết Nói
-
Đổ Xô đi Xem “cá Lạ Biết Nói Tiếng Người”
-
Kết Luận Một Câu Cho Vuông: 'Cá Biết Nói Chuyện Và Nói Chuyện Với ...
-
Cá Có Thể Nói Chuyện Với Nhau - Dân Việt