Ca Dao Tục Ngữ Về Khánh Hòa - Page 2 Of 2
Có thể bạn quan tâm
- Ngó lên Đất Đỏ cỏ dày
Ngó lên Đất Đỏ cỏ dày Nghĩa nhơn thăm thẳm mỗi ngày mỗi xa
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- xa cách
- Khánh Hòa
- Đất Đỏ
- Người đăng: Phan An
- 20 April,2013
- Chủ đề:
- Mây Hòn Hèo
Mây Hòn Hèo Heo Đất Đỏ Mưa Đồng Cọ Gió Tu Hoa Cọp Ổ Gà Ma Đồng Lớn
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Khánh Hòa
- Đồng Có
- Phú Yên
- Hòn Hèo
- Đất Đỏ
- Tu Hoa
- Ổ Gà
- Đồng Lớn
- Người đăng: Phan An
- 20 April,2013
- Chủ đề:
- Anh đứng Hòn Chồng trông sang Hòn Yến
Anh đứng Hòn Chồng trông sang Hòn Yến Lên thăm Tháp Bà, về miếu Sinh Trung Non xanh nước biếc trập trùng Xiết bao liệt nữ anh hùng, em ơi! Em hãy nhận lời cùng anh kết ngãi, Ðầu ghềnh cuối bãi, ta hãy nương nhau, Biển Cù nước mãi còn sâu, Công linh chẳng trước thì sau cũng thành.
Dị bảnAnh đứng Hòn Chồng trông sang Hòn Yến Lên thăm Tháp Bà, về viếng Sinh Trung Non xanh nước biếc trập trùng Biết bao liệt nữ anh hùng em ơi!
Anh đứng Hòn Chồng trông sang Hòn Yến Lên thăm Tháp Bà, về viếng Sinh Trung Giang sơn cẩm tú trập trùng Đôi ta gắn bó thủy chung một lòng
- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Khánh Hòa
- Tháp Bà
- tháp Chàm
- Hòn Chồng
- Hòn Yến
- Sinh Trung
- thủy chung
- Cù Huân
- Người đăng: Phan An
- 14 April,2013
- Ai về xóm Bóng, Hà Ra
Ai về xóm Bóng, Hà Ra Đi ngang Hòn Chữ cho ta nhắn lời Nhắn ai nuôi chí vá trời Lòng trung tạc đá muôn đời còn bia
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Hòn Chữ
- Khánh Hòa
- Nha Trang
- xóm Bóng
- Hà Ra
- Người đăng: Phan An
- 14 April,2013
- Chủ đề:
- Trèo lên Đèo Cả
Trèo lên Đèo Cả Ngó xuống Vạn Giã, Tu Bông Biết rằng phụ mẫu đành không Anh chờ em đợi uổng công hai đàng
Dị bảnBước chân lên Đèo Cả Trông sang Vạn Giã, ngó xuống Tu Bông Biết rằng cha mẹ đành không Anh chờ, em đợi uổng công hai đàng
- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- cha mẹ
- chờ đợi
- Khánh Hòa
- Đèo Cả
- Vạn Giã
- Tu Bông
- Người đăng: Phan An
- 8 April,2013
- Khoai lang Đồng Phó
Khoai lang Đồng Phó Đậu phộng Hà Nhung Chàng bòn, thiếp mót, đổ chung một gùi Chẳng qua duyên nợ sụt sùi Chàng giận, chàng đá cái gùi lăn đi Chim kêu dưới suối Từ Bi Nghĩa nhân còn bỏ, huống chi cái gùi!
Dị bảnKhoai lang Suối Mít Đậu phụng Hòn Vung Chàng đào thiếp mót đổ chung một gùi Bây giờ nhân nghĩa sụt sùi Lấy chân đá hất cái gùi lăn chiêng
Khoai lang hòn Chúa Đậu phụng hòn Dung Chồng đào vợ mót đổ chung một gùi.
- Chủ đề:
- Tình cảm gia đình, bạn bè
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Lao động sản xuất
- Thẻ:
- Bình Định
- Khánh Hòa
- Phú Yên
- hòn Chúa
- hòn Dung
- Đồng Phó
- Hà Nhung
- suối Từ Bi
- vợ chồng
- Ðậu phộng
- khoai lang
- Người đăng: Phan An
- 8 April,2013
- Khánh Hòa là xứ trầm hương
Khánh Hòa là xứ trầm hương Non cao biển rộng, người thương đi về Yến sào mang đậm tình quê Sông sâu đá tạc lời thề nước non
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Khánh Hòa
- yến sào
- trầm hương
- Người đăng: Phan An
- 30 March,2013
- Chủ đề:
- Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi
Bao giờ Hòn Đỏ mang tơi Hòn Hèo đội mũ thì trời sắp mưa.
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Quan hệ thiên nhiên
- Thẻ:
- thời tiết
- kinh nghiệm dân gian
- Khánh Hòa
- Hòn Đỏ
- Hòn Hèo
- Người đăng: Phan An
- 30 March,2013
- Chủ đề:
- Ai về xóm Bóng quê nhà
Ai về xóm Bóng quê nhà Hỏi thăm điệu múa dâng Bà còn chăng? Thế thường tre lụn còn măng Lẽ đâu tham đó bỏ đăng sao đành.
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Khánh Hòa
- xóm Bóng
- Tháp Bà
- thủy chung
- Người đăng: Phan An
- 30 March,2013
- Chủ đề:
- Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo
Bãi biển Nha Trang mịn màng, trắng trẻo Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh Đêm đêm thơ thẩn một mình Đố sao cho khỏi vướng tình nước mây?
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- biển
- Khánh Hòa
- Nha Trang
- Người đăng: Phan An
- 30 March,2013
- Chủ đề:
- Tiếng đồn anh hay chữ
– Tiếng đồn anh hay chữ Lại đây em hỏi thử Đôi câu lịch sử Khánh Hòa Từ ngày Tây cướp nước ta Những ông nào đã dựng cờ khởi nghĩa, Anh hãy nói ra cho em tường? – Nghe lời em hỏi mà thương Thương người nghĩa kiệt, tơ vương vấn lòng Vì thù non sông Thề không đội trời chung với giặc Từ Nam chí Bắc Thiếu chi trang dạ sắt, gan đồng …
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Lịch sử
- Thẻ:
- anh hùng
- Pháp thuộc
- Cần Vương
- Khánh Hòa
- Khánh Hòa tam kiệt
- Quảng Phước tam hùng
- hào kiệt
- núi sông
- Người đăng: Phan An
- 25 March,2013
- Chủ đề:
- Anh về Bình Định thăm cha
Anh về Bình Định thăm cha Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
Dị bảnAi về Bình Định quê ta Phú Yên quê chị, Khánh Hòa quê em
- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Tình cảm gia đình, bạn bè
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- cha mẹ
- Bình Định
- Khánh Hòa
- Phú Yên
- Người đăng: Phan An
- 25 March,2013
- Tiếng đồn Bình Định tốt nhà
Tiếng đồn Bình Định tốt nhà Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Bình Định
- Khánh Hòa
- Phú Yên
- Người đăng: Phan An
- 25 March,2013
- Chủ đề:
- Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng
Tỉnh Khánh Hòa đậm đà mưa nắng Non chồng nghĩa nặng, nước chứa tình thâm Ngọn gió bay phảng phất hơi trầm Mây xây tháp bút, trăng dầm bến ngân
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- mưa nắng
- Khánh Hòa
- Người đăng: Hoàng An
- 25 March,2013
- Chủ đề:
- Anh đứng ở Nha Trang
Anh đứng ở Nha Trang Trông sang xóm Bóng Ánh trăng lờ mờ, lượn sóng lăn tăn Gần nhau chưa kịp nói năng Bây giờ sông cách, biển ngăn ngại ngùng! Biển sâu con cá vẫy vùng Sông sâu không dễ mượn dòng đưa thư Anh nguyền cùng em: Bao giờ Hòn Chữ bẻ tư Biển Nha Trang cạn nước, anh mới từ duyên em
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Tình yêu đôi lứa
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- Khánh Hòa
- Nha Trang
- Người đăng: Hoàng An
- 25 March,2013
- Chủ đề:
- Yến sào Hòn Nội
Yến sào Hòn Nội, Vịt lội Ninh Hòa, Tôm hùm Bình Ba, Nai khô Diên Khánh Cá tràu Võ Cạnh Sò huyết Thủy Triều Đời anh cay đắng đã nhiều Về đây ngon ngọt sớm chiều với em.
Thông tin thêm- Chủ đề:
- Quê hương đất nước
- Thẻ:
- nai khô
- Ninh Hòa
- Hòn Nội
- Diên Khánh
- cá tràu
- sản vật
- Võ Cạnh
- cay đắng
- sò huyết
- con vịt
- thủy triều
- Khánh Hòa
- yến sào
- tôm hùm
- Người đăng: Phan An
- 16 March,2013
- Chủ đề:
- Đất Đỏ Vùng cao nguyên đất đỏ badan thuộc huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà. Ở đây nổi tiếng có giống heo thịt rất ngon, thường được dùng làm nem Ninh Hoà, một đặc sản của tỉnh Khánh Hoà.
Nem Ninh Hoà
- Hòn Hèo Tên một bán đảo thuộc địa phận huyện Ninh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 15 cây số. Hòn Hèo còn có tên gọi là Phước Hà Sơn do địa danh này là một quần thể có trên 10 ngọn núi lớn, nhỏ khác nhau, cao nhất là Hòn Hèo (cao 813m) nằm chính giữa. Theo dân gian, trên đỉnh Phước Hà Sơn có rất nhiều cây hèo, nên gọi là Hòn Hèo.
Hiện nay Hòn Hèo là một địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Khánh Hòa.
Phong cảnh Hòn Hèo
- Đồng Cọ Vùng núi nay thuộc xã Hòa Xuân Nam, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Ở đây có kiểu mưa địa hình rất đặc biệt: đang nắng có thể mưa to ngay được, có khi mưa rách lá chuối đầu làng, nhưng cuối làng vẫn khô ráo, gọi là mưa Đồng Cọ.
- Tu Bông Một địa danh thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà. Tại đây có núi Hoa Sơn, còn gọi là Tô Sơn, sau đọc trại ra thành Tu Hoa, rồi Tu Bông. Tại đây nổi tiếng nhiều gió nên còn có tên là Tụ Phong Xứ (nơi tụ gió). Vùng đất này ngày xưa cũng nổi tiếng có nhiều trầm hương.
- Ổ Gà Một ngọn núi có tên chữ là Phúc Như, nay thuộc xã Ninh Ðông, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, cách huyện lị Ninh Hòa khoảng 3 km về phía Bắc, dọc theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Ngày xưa, nơi đây cây cối rậm rạp, cọp beo lui tới rất nhiều, thường gây tai họa cho dân và khách qua đường. Trên núi có một miếu thờ gọi là miếu Ông Hổ, ngày nay vẫn còn.
- Đồng Lớn Còn có tên là Đại Đồng, một hòn núi gần núi Đồng Cọ, nay thuộc xã Diên Phước, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Theo Đại Nam nhất thống chí, vùng này xưa kia là chiến trường có nhiều người chết, oan khí không tan, kết thành ma, hay quấy phá mọi người, ít ai dám qua lại một mình.
- Hòn Chồng Một bãi đá với nhiều khối lớn được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên, thuộc khóm Hòn Chồng, phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang. Gần Hòn Chồng có một cụm đá khác có hình dáng một người phụ nữ ngồi nhìn ra biển, gọi là Hòn Vợ.
Hòn Chồng
- Hòn Yến Tên gọi chung cho Hòn Nội và Hòn Ngoại, hai hòn đảo có nhiều tổ yến của tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang chừng 300 km. Đây cũng là địa điểm du lịch có tiếng của Nha Trang.
Bãi tắm đôi ở Hòn Nội
- Tháp Po Nagar Thường gọi là Tháp Bà, một ngôi đền Chăm Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12 mét so với mực nước biển, ở cửa sông Cái tại Nha Trang, Khánh Hoà, nay thuộc phường Vĩnh Phước, thờ nữ vương Po Ina Nagar. Tên gọi "Tháp Po Nagar" được dùng để chỉ chung cả công trình kiến trúc này, nhưng thực ra nó là tên của ngọn tháp lớn nhất, cao khoảng 23 mét.
Tháp Bà là biểu tượng văn hoá của tỉnh Khánh Hoà, với lễ hội Tháp Bà hằng năm thu hút rất nhiều khách thập phương.
Tháp Bà (Po Nagar)
- Sinh Trung Một ngọn núi nằm trong lòng thành phố biển Nha Trang, Khánh Hoà, gần cầu Hà Ra. Trên ngọn núi này trước đây có một ngôi miếu thờ thần được xây dựng từ năm Ất Mão (1795), nay trở thành Kỳ Viên Trung Nghĩa Tự, nhân dân quen gọi là chùa Kỳ Viên.
Vườn tượng chùa Kỳ Viên
- Ngãi Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Cù Huân Dân gian còn gọi là cửa Lớn, cửa biển nơi con sông Cái đổ ra biển, nay thuộc huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Huyện Diên Khánh là địa bàn hoạt động và chiến đấu của nghĩa quân Trịnh Phong, một thủ lĩnh kháng Pháp của phong trào Cần Vương.
- Công lênh Cũng đọc công linh, công sức bỏ vào việc gì (từ cổ).
- Liệt nữ Người phụ nữ có khí phách anh hùng, không chịu khuất phục.
- Giang sơn Cũng gọi là giang san, nghĩa đen là sông núi, nghĩa rộng là đất nước. Từ này đôi khi cũng được hiểu là cơ nghiệp.
- Cẩm tú Gấm thêu (từ Hán Việt), thường dùng để ví cảnh thiên nhiên tươi đẹp hoặc văn thơ hay.
Mai sinh là bậc thiên tài, Câu văn cẩm tú, vẻ người y quan. (Nhị Độ Mai)
- Xóm Bóng Còn gọi là bến Bóng, một địa danh thuộc thành phố Nha Trang. Xóm Bóng gồm hai phần: một nằm bên bờ sông Cái, nơi sông đổ ra biển Đông qua cửa Lớn, và phần còn lại là cù lao trên sông. Giữa hai phần này là cầu xóm Bóng, đứng trên cầu có thể thấy tháp Bà Ponagar, thắng cảnh nổi tiếng của Khánh Hòa.
Tên xóm Bóng bắt nguồn từ một thói quen của làng cù lao xưa: Vào các dịp lễ vía cúng bà, tức thánh Mẫu Thiên Y A Nam, những "cô bóng, bà bóng" của làng lại tập trung múa hát.
Tháp bà Ponagar nhìn từ cầu xóm Bóng
- Hà Ra Một địa danh thuộc thành phố Nha Trang, đối diện với xóm Bóng. Cây cầu bắc ngang qua sông Cái từ Hà Ra qua xóm Bóng cũng gọi là cầu Hà Ra.
Cầu Hà Ra
- Hòn Chữ Một tảng đá lớn có những tảng nhỏ sát cạnh nằm ở cửa sông Cái (Nha Trang), chu vi chừng 100 m2, cao từ mặt nước lên khoảng vài mét, thường làm du khách chú ý khi đi dọc theo cầu Xóm Bóng hay từ trên khuôn viên Tháp Bà nhìn xuống hướng Đông Nam. Trên đá có in khắc chữ, một lối chữ hình giống như những con nòng nọc nối đuôi nhau, được cho là chữ cổ của người Chiêm Thành xưa.
Hòn Chữ
- Đèo Cả Một cái đèo thuộc dãy núi Đại Lãnh, ngăn giữa hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Đèo có nhiều vòng cua nguy hiểm, một bên là tảng đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Trước kia, khu vực này là một nơi sản xuất trầm hương và kỳ nam nổi tiếng. Nay vẫn còn nhiều cây quý mọc tại đây như cẩm, thị, sao, chò, dầu, kiền kiền, và đát.
Đèo Cả cùng với Vũng Rô tạo thành một bức tranh sơn thuỷ hữu tình, là một thắng cảnh đẹp nổi tiếng cả nước.
Đèo Cả
- Ngó Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Vạn Giã Một địa danh nay là thị trấn của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vạn Giã là vựa lúa lớn nhất tỉnh Khánh Hoà. Về du lịch, nơi đây có chùa Tổ đình Linh Sơn gần 300 tuổi, hằng năm có rất nhiều khách thập phương về dự lễ hội. Vịnh Vân Phong và bãi biển Đại Lãnh cũng thuộc khu vực này.
Biển Đại Lãnh
- Phụ mẫu Cha mẹ (từ Hán Việt).
- Đàng Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Có bản chép: củ lang.
- Đồng Phó Một địa danh nay thuộc xã Tây Giang, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Hà Nhung Một làng thuộc huyện Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
- Gùi Đồ đan bằng tre hoặc mây, có hai quai để vác trên vai (động tác vác gùi cũng gọi là gùi, ví dụ gùi thóc gạo). Gùi rất phổ biến ở các vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là Tây Nguyên.
Gùi bắp
- Suối Từ Bi Một dòng suối ở xóm Tiên An, ấp Tiên Thuận, xã Bình Giang, quận Bình Khê, nay là huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Có tên như vậy vì hai bên bờ suối mọc rất nhiều cây từ bi.
- Theo Nước non Bình Định của Quách Tấn thì câu ca là biểu tượng mối bất hòa của Đại tướng Tây Sơn Võ Văn Dũng với các sắc tộc thiểu số quanh vùng. Tương truyền sau khi bị bắt cùng vợ chồng Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân ở Nghệ An, Võ Văn Dũng trốn thoát được về quê hương, đem hai con của Nguyễn Nhạc là Văn Đức, Văn Lương và cháu là Văn Đẩu lẩn tránh trên vùng núi Đồng Phó, Vĩnh Thạnh, tại các làng người thiểu số trước từng hợp tác với nhà Tây Sơn. Quan hệ giữa họ với Võ Công sau không còn gắn bó nữa. Năm Minh Mạng thứ 12 - 1831, chú cháu Văn Đức bị bắt đem về Phú Xuân hành quyết, còn trơ trọi một mình, Võ Công lang thang như mây ngàn, rày đây mai đó khắp vùng thượng nguồn sông Côn...
- Suối Mít Một dòng suối thuộc thôn Hòa Trinh, xã Sơn Định, huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Suối Mít phát nguyên từ miền tây xã Sơn Định chảy theo các triền núi xuống An Xuân, An Lĩnh (huyện Tuy An) rồi chảy ra sông Cái. Ngày trước hai bên bờ dân ở khá đông và chuyên trồng mít.
- Hòn Vung Một tên khác của thôn Phước Hậu, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Tại đây trồng nhiều đậu phộng.
- Hòn Chúa Tên một hòn núi cao 1310m thuộc dãy Đèo Cả, thuộc tỉnh Phú Yên, tiếp giáp với Khánh Hoà.
- Lạc Một loại cây lương thực ngắn ngày thuộc họ đậu, rất phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Lạc cho củ (thật ra là quả) mọc ngầm dưới đất, có vỏ cứng. Hạt lạc có thể dùng để ăn hoặc lấy dầu, vỏ lạc có thể ép làm bánh cho gia súc, thân và lá làm củi đốt. Ở miền Trung và miền Nam, lạc được gọi là đậu phộng, một số nơi phát âm thành đậu phụng.
Hạt lạc (đậu phộng)
- Hòn Vung Tên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà, có tên như vậy vì nhìn giống một cái nắp vung úp. Tên "Hòn Vung" thường được phát âm sai thành Hòn Dung.
- Khánh Hòa Một tỉnh duyên hải thuộc Nam Trung Bộ. Khánh Hòa có bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều vịnh biển đẹp như Vân Phong, Nha Trang, Cam Ranh... cùng khu du lịch quốc tế bắc bán đảo Cam Ranh. Với khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng khác, Khánh Hòa đã trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước.
Vịnh Vân Phong
- Trầm hương Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
Gỗ có trầm hương
- Yến sào Tổ chim yến, được hình thành bằng nước bọt của chim yến, tìm thấy trên các vách đá nơi chim ở. Yến sào có hình dạng như chén trà bổ đôi, là thực phẩm rất bổ dưỡng nên từ xưa đã được coi là một món cao lương mĩ vị. Ở nước ta, yến sào nổi tiếng nhất có lẽ là ở Khánh Hòa.
Yến sào
- Hòn Đỏ Tên một hòn đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, cách đất liền khoảng 500m. Đảo này cùng với Hòn Chồng được xem là biểu tượng du lịch của Nha Trang.
Ghềnh đá Hòn Đỏ
- Áo tơi Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
Người mặc áo tơi
- Múa dâng Bà Một điệu múa trong lễ hội Tháp Bà, một lễ hội truyền thống ở tỉnh Khánh Hòa. "Bà" là từ dân gian dùng để kính gọi Thiên Y A Na Thánh Mẫu.
Múa trong lễ hội Tháp Bà
- Đó Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
Cái đó
- Đăng Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.
Cái đăng
- Nha Trang Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, hiện là một thành phố biển nổi tiếng không chỉ ở nước ta mà trên cả thế giới về du lịch biển, đồng thời là một trong những trung tâm kinh tế của cả nước.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, tên "Nha Trang" được hình thành do cách đọc của người Việt phỏng theo âm một địa danh Chăm vốn có trước là Ya Trang hay Ea Trang (có nghĩa là "sông Lau," tiếng người Chăm gọi sông Cái chảy qua Nha Trang ngày nay, vì chỗ con sông này đổ ra biển mọc rất nhiều cây lau). Từ tên sông, sau chỉ rộng ra vùng đất từ năm 1653.
Vẻ đẹp Nha Trang
- Chí Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
- Chi Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
- Bình Định Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
Bình Định
- Phú Yên Một địa danh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có bề dày văn hóa, du lịch, với các lễ hội bài chòi, lễ hội đầm Ô Loan, lễ đâm trâu, lễ bỏ mả... và các thắng cảnh như gành Đá Dĩa, vịnh Xuân Đài...
Thắng cảnh gành Đá Dĩa
- Khánh Hòa ngày xưa là nơi nổi tiếng có nhiều trầm hương.
Khánh Hòa là xứ trầm hương Non cao biển rộng người thương đi về
- Hòn Nội Một hòn đảo thuộc tỉnh Khánh Hòa, cùng với Hòn Ngoại (nằm ở ngoài) là hai hòn đảo có nhiều tổ yến nhất. Ngoài ra Hòn Nội còn là nơi có bãi tắm đôi rất độc đáo.
Bãi tắm đôi ở Hòn Nội
- Ninh Hòa Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa. Huyện Ninh Hòa nằm ngay sát bờ biển, từ xưa đã nổi tiếng với hai đặc sản là nem và vịt. Nhất là ở làng Phú Hòa (xã Ninh Quang), nhờ có cánh đồng trũng đất đai phì nhiêu, nên nuôi vịt rất dễ, vịt chóng lớn, thịt mềm ngon.
Vịt trên cánh đồng Ninh Hòa
- Tôm hùm Loại tôm biển có hai càng rất lớn. Thịt tôm hùm rất ngon và quý, từ xưa đã được coi là "vua của các loại hải sản."
Tôm hùm Bình Ba - đặc sản Khánh Hòa
- Bình Ba Một hòn đảo nằm trong vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản tôm hùm, ngày xưa là món tiến vua. Đây cũng là một điểm đến du lịch với những bãi tắm rất đẹp: bãi Chướng, bãi Cây Me, bãi Nhà Cũ, bãi Bồ Đề, bãi Nồm...
Đánh bắt tôm hùm trên đảo Bình Ba
Bãi Chướng trên đảo Bình Ba
- Diên Khánh Một địa danh thuộc tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với đặc sản khô nai. Tại đây cũng có thành cổ Diên Khánh, được Nguyễn Ánh cho xây dựng sau khi giành lại vùng đất này từ tay nhà Tây Sơn.
Thành cổ Diên Khánh
- Cá lóc Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
Cá lóc
- Võ Cạnh Một ngôi làng thuộc thôn Võ Dõng, nay nằm ở phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ở đây nổi tiếng với đặc sản cá tràu và di tích bia Võ Cạnh, được cho là bia kí bằng tiếng Phạn đầu tiên của Đông Nam Á.
Bia Võ Cạnh
- Sò huyết Một loại sò, có tên như vậy vì có huyết đỏ. Sò huyết là một loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, và được chế biến thành nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng, cháo sò huyết... Ngày xưa sò huyết còn dùng để tiến vua.
Sò huyết
- Thủy Triều Một làng ở xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, nổi tiếng với món đặc sản sò huyết. Sò huyết ở Thủy Triều được nhiều người biết đến bởi thịt ngọt, lành có một không hai.
- Có bản chép: Từ đây.
- Có bản chép: cùng.
- «
- 1
- 2
Từ khóa » Các Câu Ca Dao Về Khánh Hoà
-
Khánh Hòa Qua Ca Dao, Tục Ngữ
-
Ca Dao Tục Ngữ Về Khánh Hòa, Nha Trang ❤️️Ca Dao Hay
-
Sưu Tầm Các Câu Ca Dao, Tục Ngữ Về Khánh Hòa - Lê Vinh - Hoc247
-
Những Câu Ca Dao Về Khánh Hòa - Dr. Khỏe Review
-
Ca Dao Khánh Hòa – Nhà Văn Việt Nam
-
Tục Ngữ Khánh Hòa – Nhà Văn Việt Nam
-
Ca Dao Theo Vùng - Khánh Hòa - Từ điển Danh Ngôn
-
Những Câu Ca Dao Tục Ngữ Về Khánh Hòa, Kiên Giang, Kon Tum, Lai ...
-
Khánh Hòa Và Ca Dao : Xã Hội Việt Nam Và Thế Giới ...
-
Ca Dao, Dân Ca Khánh Hòa - 123doc
-
Sưu Tầm Các Câu Ca Dao , Tục Ngữ Về Khánh Hòa - Hoc24
-
Khánh Hòa – Wikipedia Tiếng Việt