Ca Dao Việt Nam ❤️️ Trọn Bộ 1001 Câu Đầy Đủ Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Ca Dao Việt Nam ❤️️ Trọn Bộ 138+ Câu Đầy Đủ Hay Nhất ✅ Chia Sẻ Tuyển Tập Những Câu Ca Dao Hay Và Ý Nghĩa, Lưu Giữ Nét Đẹp Văn Học Dân Gian.
NỘI DUNG BÀI VIẾT
- Giới Thiệu Về Ca Dao Việt Nam
- Những Câu Ca Dao Việt Nam Hay Nhất
- Các Bài Ca Dao Việt Nam Và Ý Nghĩa
- Các Câu Ca Dao Việt Nam Ngắn
- Ca Dao Dân Ca Việt Nam
- Ca Dao Dân Gian Việt Nam
- Ca Dao Ca Ngợi Đất Nước Việt Nam
- Ca Dao Về Người Phụ Nữ Việt Nam
- Ca Dao Việt Nam Về Tình Yêu
- Hoa Sen Trong Ca Dao Việt Nam
- Ca Dao Việt Nam Có Sử Dụng Nói Giảm Nói Tránh
- Ca Dao Việt Nam Có Sử Dụng Nói Quá
- Ca Dao Việt Nam Về Biện Pháp Nói Quá Và Nói Giải Nói Tránh
- Ca Dao Việt Nam Bằng Tiếng Anh
- Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Nhật
- Giải Thích Ca Dao Việt Nam Có Những Câu Quen Thuộc Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng
- Mô Típ Thân Em Trong Ca Dao Việt Nam
- Những Nhận Định Hay Về Ca Dao Việt Nam
- Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam
- Ca Dao Tục Ngữ Về Áo Dài Việt Nam
- Ca Dao Tục Ngữ Về Chiếc Nón Lá Việt Nam
Giới Thiệu Về Ca Dao Việt Nam
Giới Thiệu Về Ca Dao Việt Nam – Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam được lưu truyền qua bao năm tháng.
Nếu có dịp đi về một vùng quê Việt Nam, bạn hãy lắng nghe văng vẳng trong gió lời ca dao dịu dàng. Lời ca dao đi ra từ lồng ngực thổn thức tình người của ông bà, cha mẹ. Những lời ca dao ấy thật mượt mà, đằm thắm biết bao, lối ca gieo vào lòng người cái trữ tình mộc mạc ngàn đời của hồn người Việt.
Người Việt cổ chúng ta hàng năm trước rất ưa ca hát. Họ hát khi lao động, hát ru con, ru em trong những ngày thường, hát trao duyên nam nữ trong những dịp lễ hội. và từ đó, ca dao ra đời đã diễn đạt sâu sắc tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ và cảm xúc của người bình dân trong lao động, trong xã hội, trong gia đình và những người xung quanh.
Ca dao (歌謠) là thơ ca dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định, thường phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ, dễ thuộc. Ca dao là một từ Hán Việt, theo từ nguyên, ca là bài hát có chương khúc, giai điệu; dao là bài hát ngắn, không có giai điệu, chương khúc.
Nội dung của ca dao:
- Ca dao phản ánh lịch sử: Ca dao lịch sử không phản ánh hiện tượng lịch sử trong quá trình diễn biến của nó, mà chỉ nhắc đến sự kiện lịch sử để nói lên thái độ, quan điểm của nhân dân.
- Phản ánh nếp sống, phong tục, tập quán truyền thống; phản ánh đời sống tình cảm nhân dân; phản ánh đời sống xã hội cũ.
- Chứa đựng tiếng cười trào phúng.
- Học Theo đảng
Không chỉ có nội dung sâu sắc, ca dao còn là những kết tinh về nghệ thuật. Ca dao thường được sáng tác theo hai thể truyền thống: lục bát và song thất lục bát.
Ngoài ra, còn có thể nói lối. Mỗi thể có những quy định khác nhau về tiếng, gieo vần và thanh điệu. Nếu một bài ca dao tuân theo những quy định ấy thì ta có dạng nguyên thể, nhưng ca dao thường hay sử dụng loại biến thể với lối sử dụng từ ngữ và số tiếng rất linh hoạt.
Ngôn ngữ trong ca dao là ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày nhưng đã được tui rèn, gọt giũa qua bao thế hệ người Việt Nam, góp phần rèn giũa tiếng Việt và bảo vệ tinh hoa của tiếng Việt trong suốt trường kì lịch sử của dân tộc.
Làng quê Việt Nam qua bao đời vẫn yên bình, êm ả, những làn điệu ca dao – dân ca vẫn mượt mà, đằm thắm. Ca dao là đời sống tâm hồn người Việt, cùng với người Việt, ca dao sẽ bất tử trước thời gian.
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Ca Dao Tục Ngữ Lớp 5 🌹
Những Câu Ca Dao Việt Nam Hay Nhất
Những Câu Ca Dao Việt Nam Hay Nhất đã bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru êm đềm của bà của mẹ.
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau,Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Đầm sen, bãi sậy, rừng tràm,Kinh dài xé đất, cây xanh rợp trời.
- Đường đi xa lắm ai ơi,Nước non ngàn dặm, bể trời mênh mông.
- Đi qua muôn chợ vạn rừng,Thuyền con một chiếc vẫy vùng biển khơi…
- Ngày ngày em đứng em trôngTrông non, non ngất, trông sông, sông dài,Trông mây, mây kéo ngang trờiTrông trăng, trăng khuyết, trông người, người xa.
- Nhà tôi nghề giã, nghề sông,Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài,Cá trắng cho chí cá khoai,Còn như cá lẹp cá mai cũng nhiều.
- Ra về nhớ nước giếng khơi,Nhớ điếu ăn thuốc, nhớ cơi đựng trầu.Ra về giã nước giã non,Giã người, giã cảnh, kẻo còn nhớ nhung.
- Rủ nhau ra tắm hồ sen,Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh,Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.
Gợi ý một số nội dung cho bạn cùng 🌟 Cảm Nhận 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy 🌟
Các Bài Ca Dao Việt Nam Và Ý Nghĩa
Các Bài Ca Dao Việt Nam Và Ý Nghĩa mà nó đem lại là một trong những nét đẹp văn hoá cần được bảo tồn và lưu truyền cho thế hệ mai sau.
Con Cóc nằm nép bờ ao,Lăm le lại muốn đớp sao trên trời
- “Nép” là hành động áp sát vào một vật, hòng được che chắn; ‘ngóc” có thể hiểu là “chóc ngóc từ miêu tả dáng vẻ trơ trọi, thao láo ao đã nhỏ bé, bờ ao càng khiêm tốn hơn, lại Ở vào vị trí thường kém ánh sáng sạch sẽ so với khu vườn (nếu là ao vườn) hay cánh đồng.
- “Nằm nép bờ ao”, Cóc là một sinh vật xoành xĩnh đến thảm hại ấy vậy mà nó lại lăm le muốn đớp sao trên trời! Một ước muốn thật táo tợn, không bình thường chút nào.
Con cá Lóc nằm trên bụi sặtCon Cò mắc dò mà chủCon Quạ mua nếp làm chayCon Cu đánh trống ba ngàyCon Ngỗng thức dậy, dọn bày mâm raCồng Cộc ăn cá nghi ngaCon chim Cà Cường phải ra ăn mày.
- Sạt là một loại tre thân nhỏ, có thể dùng làm cần câu; dò là một loại bẫy, thường làm bằng dây thừng lọng. Nói “con cá Lóc nằm trên bụi sặt”, hàm ý cá lóc đã bị mắc câu; tương ứng với “con Cò mắc dò ” ở dòng tiếp theo. Chủ thể hoạt động liên quan đến hai cái chết trên năm dòng thơ còn lại, đều là các loài chim, tạo nên sự liên tưởng mạnh với cái chết của Cò; cái chết của cá vóc có vẻ như chỉ đóng vai trò khởi ý (nhiều sách khi chép bài ca dao tương tự bài này, không thấy có dòng đầu, hẳn vì vậy).
- Quạ, Cu, Ngỗng, Cồng Cộc cố vóc dáng lớn so với Cà Cưỡng (tức sáo sậu, một loài chim nhỏ, đầu trắng, cổ đen, lưng màu nâu xám, bụng trắng, thường kiếm ăn từng đôi ở nương bãi). Quan hệ giữa mỗi nhân vật với Cò, có thể đoán nhận qua hành động của chúng. Chẳng hạn, Quạ “mua nếp làm chay”, thì Quạ có khả năng là vợ hay cha mẹ, anh em ruột thịt của Cò; Cu đánh trống ba ngày”, thì Cu có thể là một loại chức sắc nhỏ của làng; Ngỗng lo dọn cỗ bàn, thì hẳn là thân thích,…
- Quạ, Cu, Ngỗng lo lắng việc cỗ bàn để mời ai? Chỉ mỗi Cồng Cộc tha hồ đánh chén (“ăn cá nghi nga”). Vậy Cồng Cộc thuộc bậc trên của Quạ. Cu, Ngỗng; và có thể suy luận, đó là những “quan viên làng”, những chức sắc của các tổ chức xã hội trên địa bàn. Cà Cưỡng được đề cập sau rốt, suy từ vóc dáng như vừa nêu và chuyện “phải ra ăn mày” của nó, có thể nhận ra Cà Cưỡng là con của Cò. Sở dĩ phải đến đường cùng như vậy, vì Cà Cưỡng gánh chịu trách nhiệm về khoản chi phí cho lễ nghi, cỗ bàn của việc ma chay cho Cò.
- Qua đó, có thể nói, bài ca dao hàm ý phê phán tục ma chay với bao lễ nghi phiền toái, ăn uống linh đình, khiến con cháu người chết phải lụn bại vì số tiền khổng lồ (mà thường là phải vay mượn) để trang trải cho các khoản chỉ ấy.
Mày đẹp cho mẹ thầy lo,Dân nằm lấm kẻ rình mò ước ao.Xấu xí như mẹ con tao,Đêm năm ngỏ cửa, mát sao mát này!
- Đẹp là một niềm hạnh phúc. xấu là một điều bất hạnh; đặc biệt là với người phụ nữ. Nhưng một cô gái đẹp mà lắm kẻ rình mò ước ao”, lại là một nỗi lo lớn; trong lúc đó, xấu thể chẳng ma nào nhìn”, đêm nằm cứ việc mở rộng cửa nhà cửa ngõ mát mẻ, thoảimái mà chẳng ngại ngùng.
- Bài ca dao gồm hai vế (mỗi vế là một cặp lục bát) tương phản nhau. Theo sự đối xứng về nghĩa giữa hai vế, thì đi kèm nỗi lo về chuyện rình mò kia. người đẹp hẳn là phải chết cửa trong cửa ngoài cẩn thận.
- Như vậy, cái đẹp (hạnh phúc) luôn có tai họa (cái xấu) phục sẵn, cái xấu (bất hạnh) lại được bình an (cái đẹp), đúng như người xưa đã nói họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ núp của họa; buồn và vui cùng nhóm một cửa, may và rủi cùng một nơi”
Bát cơm rau bát, rau samYêu nhau chẳng nỡ thở than nửa lời.Cơm gà, cá gỏi bời bời,Ghét nhau mả tổ cuốc cời nhau lên.
- Bài ca dao gồm hai phần, mỗi phần hai dòng: hai dòng đầu miêu tả việc ăn cơm rau (rau mọc hoang, không được như rau muống, rau cải), tuy dở nhưng chẳng nỡ thở than nửa lời”, vì yêu nhau; hai dòng cuối miêu tả việc ăn cơm gà, cá gỏi” đầy mâm, tuy ngon nhưng chửi rủa qua lại nặng lời (“mả tổ cuốc cời”). vì ghét nhau
- Bữa cơm phản ánh mức sống, yêu ghét phản ánh quan hệ giữa người với người. Cùng ăn và cùng thể hiện yêu ghét, thì nhân vật rõ là người cùng một gia đình, thường là vợ chồng. Khi vợ chồng (cha con, anh em) yêu thương nhau thì dù bần cùng gian khổ, vẫn đồng lao cộng khổ, thuận thảo mọi bề; còn khì ghét nhau, thì dù được hường giàu sang quyền quý. vẫn báng bổ, bài xích nhau.
- Cho nên, hạnh phúc chung cùng với tình yêu thương, và chỉ là bạn đồng hành với sự giàu sang hay nghèo khó. mỗi khi sự giàu sang hay nghèo khó ấy đi cùng đường với nó. Có thể coi, đó là ngụ ý của bài ca dao.
Còn thêm những nội dung thú vị có trong bài viết ☘ Ca Dao Hài Hước Lớp 10 ☘
Các Câu Ca Dao Việt Nam Ngắn
Các Câu Ca Dao Việt Nam Ngắn nhưng cũng giúp ta cảm nhận sâu sắc về vẻ đẹp nơi thôn quê, tình cảm thắm thiết của những con người quê chân chất, mộc mạc.
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn,Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim.
- Dẫu rằng chí thiễn tài hènChịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ.
- Ai ơi giữ chí cho bềnDù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
- Hãy cho bền chí câu cua,Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai.
- Người đời ai khỏi gian nanGian nan có thuở thanh nhàn có khi.
- Có bột mới gột nên hồTay không mà dựng cơ đồ mới ngoan.
- Trời nào có phụ ai đâuHay làm thì giàu, có chí thì nên.
- Non cao cũng có đường trèoĐường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.
- Non cao cũng có đường trèoNhững bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên
Không chỉ có Ca Dao Việt Nam, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Ca Dao Tục Ngữ Lớp 3 🍀
Ca Dao Dân Ca Việt Nam
Ca Dao Dân Ca Việt Nam đã bồi đắp tâm hồn ta từ những ngày thơ bé qua lời ru tha thiết. Mời bạn đón đọc những bài ca dao dân ca hay và ý nghĩa dưới đây.
- Ai ai cũng tưởng bậu hiềnCắn cơm không bể, cắn tiền bể hai
- Ai đem con sáo sang sôngĐể cho con sáo sổ lồng bay cao
- Ai đi bờ đắp một mìnhPhất phơ chiếc áo giống hình phu quân
- Ai đi đâu đấy hỡi aiHay là trúc đã nhớ mai đi tìmAi đi muôn dặm non sôngĐể ai chứa chất sầu đong vời đầy
- Ai ơi đừng lấy pháo binhNửa đêm nó bắn rung rinh cái giường
- Ba cô đội gạo lên chùamột cô yếm thắm bỏ bùa cho sưsư về sư ốm tương tưốm lăn ốm lóc nên sư trọc đầuai làm cho dạ sư sầucho ruột sư héo như bầu đứt dây
- Ba đồng một mớ đàn ôngĐem bỏ vào lồng cho kiến nó thaBa trăm một mụ đàn bàĐem về mà trải chiếu hoa cho ngồi
- Ba đồng một mớ trầu caySao anh không hỏi những ngày còn không?Bây giờ em đã có chồngNhư chim vào lồng, như cá cắn câuCá cắn câu biết đâu mà gỡChim vào lồng biết thuở nào ra
- Ba năm ở với người đầnChẳng bằng một lúc ghé gần người khôn
- Ba năm trấn thủ lưu đồnNgày thì canh điếm tối dồn việc quan
Tiếp sau Ca Dao Việt Nam, mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Phân Tích Bài Thơ Chí Khí Anh Hùng 🌹
Ca Dao Dân Gian Việt Nam
Giới thiệu đến bạn một số Câu Ca Dao Dân Gian Việt Nam thể hiện được những lời khuyên răn nhắn nhủ mà người xưa đã để lại cho thế hệ sau.
- Cá chẳng ăn muối cá ươnCon cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Cây xanh thì lá cũng xanhCha mẹ hiền lành để đức cho con.
- Có cha có mẹ thì hơn,Không cha không mẹ như đàn không dây.
- Công cha như núi Thái SơnNghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho trong chữ hiếu mới là đạo con.
- Công cha nghĩa mẹ cao dàyCưu mang trứng nước những ngày còn thơNuôi con khó nhọc đến giờTrưởng thành con phải biết thờ hai thânThức khuya dậy sớm chuyên cầnQuạt nồng ấp lạnh giữ phần đạo con.
- Con dại, cái mang.
- Cá chuối đắm đuối về con
- Có chi bằng cơm với cá,Có chi bằng má với con.
- Lá rụng về cội.
- Con hơn cha, nhà có phúc.
- Con có mẹ như măng ấp bẹ
- Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.
Đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Ca Dao Tục Ngữ Về Thời Gian ☀️
Ca Dao Ca Ngợi Đất Nước Việt Nam
Ca Dao Ca Ngợi Đất Nước Việt Nam là những câu ca ghi lại những đặc sắc về các địa danh nước Việt. Nó giúp ta hiểu hơn về con người, lối sống từng địa phương và thêm yêu quê hương của mình!
- Ta về ta tắm ao ta,Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
- Anh đi anh nhớ quê nhà,Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
- Tới đây xứ sở lạ lùng,Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê.
- Trăng bao nhiêu tuổi trăng già,Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.Trăng bao nhiêu tuổi trăng tròn, Núi bao nhiêu tuổi, núi còn trơ trơ.
- Ruộng đồng mặc sức chim bay,Biển hồ lai láng, cá bầy đua bơi.
- Rừng thiêng nước độc thú bầy,Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh.
- Trong đầm gì đẹp bằng sen,Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.Nhị vàng bông trắng lá xanh,Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
- Trời cao, cao bấy không xa,Đất kia rộng vậy thế mà dày sâu.Bể xa mây nước mù mù,Biết mô cửa lạch, biết mô sông cùng.
Mời bạn tham khảo những nội dung mới trong 🌠 Ca Dao Tục Ngữ Lớp 4 🌠
Ca Dao Về Người Phụ Nữ Việt Nam
Ca Dao Về Người Phụ Nữ Việt Nam lưu giữ những nỗi lòng của người phụ nữ bình dân xưa và mang đến cho ta cái nhìn toàn diện về họ, trong khổ đau cũng như những vẻ đẹp tâm hồn ngời sáng.
- Thân em mười sáu tuổi đầu,Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người.Nói ra sợ chị em cười,Năm ba chuyện thảm, chín mười chuyện cay.Tôi về đã mấy năm nay,Buồn riêng thì có, vui rày thì không.Ngày thời lại nằm không một mình!Có đêm thức suốt năm canh,Rau héo, cháo chó, loanh quanh đủ trò…
- Cô kia cắt cỏ đồng màuChăn trâu cho béo làm giàu cho chaGiàu thì chia bày chia baPhận cô là gái được là bao nhiêu
- Bắc thang lên hỏi trăng già,Phải chăng phận gái mưa sa giữa trời.May ra gặp được giếng khơiVừa trong vừa mát lại nơi thanh nhàn.Chẳng may số phận gian nan,Lầm than phải chịu phàn nàn cùng ai?
- Nhớ xưa anh bủng anh beoTay bưng chén thuốc lại đèo múi chanhBây giờ anh mạnh anh lànhAnh tham duyên mới anh đành phụ tôi.
- Lấy chồng làm lẽ khổ thayĐi cấy đi cày chị chẳng kể côngTối tối chị giữ mất chồngChị cho manh chiếu, nằm không chuồng bòMong chồng chồng chẳng xuống choĐến khi chồng xuống, gà o o gáy dồnChém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn.Để tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con.
- Thân em làm lẽ chẳng nềCó như chính thất mà lê giữa giườngTối tối chị giữ mất buồngPhát cho manh chiếu nằm suông nhà ngoàiSáng ngày chị gọi: bớ hai!Bấy giờ trở dậy thái khoai đâm bèoVì chưng bác mẹ tôi nghèoCho nên tôi phải đâm bèo, thái khoai.Thân em làm lẽ vô duyênMỗi ngày một trận đòn ghen tơi bờiAi ơi ở vậy cho rồiCòn hơn lấy lẽ, chồng người khổ ta.
Bên cạnh Ca Dao Việt Nam, đọc nhiều hơn dành cho bạn ☀️ Phân Tích Bài Thơ Phú Sông Bạch Đằng ☀️
Ca Dao Việt Nam Về Tình Yêu
Ca Dao Việt Nam Về Tình Yêu, chủ để muôn thuở xuyên suốt bao thời kỳ văn học. Những câu ca dao về tình yêu luôn khiến người đọc đồng cảm và suy tư.
- Sợ đời nước mắt soi gươngCàng yêu nhau đắm càng thương nhớ nhiều.
- Nước non một gánh chung tình,Nhớ ai ai có nhớ mình hay chăng.
- Thương nhau mấy núi cũng trèo,Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
- Tay bưng đĩa muối chấm gừngGừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau.
- Gái thương chồng đang đông buổi chợTrai thương vợ nắng quái chiều hôm.
- Cô kia cắt cỏ một mình,Cho anh cắt với chung tình làm đôi.Cô còn cắt nữa hay thôi,Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.
- Ai về ai ở mặc ai,Thiếp như sầu đượm thắp hoài năm canh.
- Đói lòng ăn nửa trái sim,Uống lưng bát nước đi tìm người thươngNgười thương, ơi hỡi, người thương,Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.
- Đôi ta cùng bạn chăn trâu,Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.Bao giờ cho gạo bén sang,Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.
- Đêm qua trời sáng trăng rằm,Anh đi qua cửa em nằm không yên.Mê anh chẳng phải mê tiền,Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.Thấy anh em những mơ màng,Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!
Ngoài Ca Dao Việt Nam, khám phá tiếp 🍁 Ca Dao Ngắn 🍁
Hoa Sen Trong Ca Dao Việt Nam
Hoa Sen Trong Ca Dao Việt Nam là một hình ảnh phổ biến và rất đỗi đặc trưng. Vẻ đẹp của hoa sen cũng được ca ngợi cùng với những phẩm chất tốt đẹp của con người.
- Bao giờ sen mọc biển đôngCha con nhà Nguyễn bế bồng nhau đi
- Nhân tài như thể bách hoaHoa sen thơm ngát hoa trà đẹp tươi
- Nụ cười như thể hoa ngâuCái khăn đội đầu như thể hoa sen
- Lên chùa bẻ một cành senĂn cơm bằng đèn đi cấy sáng giăng.
- Hoa sen sao khéo giữ màu,Nắng nồng không nhạt, mưa dầu không phai.
- Xuống đồng ngắt lá rau xanh,Thấy chim loan phượng đỗ cành sen dâu.Người ơi trở lại xơi trầu,Tham nơi phú quý bỏ nhau sao đành.
- Hoa sen mọc bãi cát lầm,Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen.Thài lài mọc ở ven sông,Tuy rằng giống tốt vẫn tông thài lài.
- Cổ tay em trắng như ngà,Đôi mắt em liếc như là dao cau.Miệng cười như thể hoa ngâu,Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
- Hôm qua tát nước đầu đìnhBỏ quên chiếc áo trên cành hoa senEm được thì cho anh xinHay là em để làm tin trong nhà…
- Hoa nhài thoang thoảng bay xaMùi thơm khác hẳn, thật là có hươngHoa cúc không sợ thu sươngĐể màu ẩn dật, mùi hương đậm đàHoa sen mùa hạ nở raỞ bùn mà lại không pha sắc bùnHoa mai chót vót đỉnh nonTrắng như bông tuyết hãy còn kém xaMẫu đơn phú quý gọi làHải đường sắc đẹp nhưng mà không hươngHoa quỳ nhất ý hướng dươngHoa liễu trong trắng, trông thường như bôngPhù dung mọc ở bên sôngHoa đào gặp được gió đông mới cười
Bỏ túi thêm những thông tin hữu ích khác với 🌻 Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam 🌻
Ca Dao Việt Nam Có Sử Dụng Nói Giảm Nói Tránh
Ca Dao Việt Nam Có Sử Dụng Nói Giảm Nói Tránh một cách hết sức chừng mực, thể hiện sự tinh tế trong từng câu chữ khiến người đọc cũng không khỏi xúc động.
- Mẹ già như chuối ba hương,Như xôi nếp một, như đường mía lau.
- Chăn kia nửa đắp nửa hờ,Gối kia nửa đợi, nửa chờ duyên em.
- Tiếng đồn cha mẹ anh hiềnCắn cơm không vỡ cắn tiền vỡ tan
- Đói lòng ăn nắm lá sungChồng một thì lấy, chồng chung thì đừng
- Thân em đi lấy chồng chungKhác nào như cái bung xung chui đầu.
- Thương anh, em để ở đâuĐể trong cuốn sách để đầu trang thơThương em, anh để ở đâuĐể trong tay áo, lâu lâu lại dòm.
- Đêm qua ra đứng bờ ao,Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờBuồn trông con nhện giăng tơ,Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?Buồn trông chênh chếch sao mai,Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ.
Đừng bỏ qua bài viết 🔥 Ca Dao Tục Ngữ Tiếng Anh 🔥 bạn nhé!
Ca Dao Việt Nam Có Sử Dụng Nói Quá
Ca Dao Việt Nam Có Sử Dụng Nói Quá một cách tài tình, là sự châm biếm dí dỏm và hài hước, đồng thời cũng thể hiện những tình cảm sâu sắc khó thể diễn tả.
- Gánh cực mà đổ lên nonCòng lưng mà chạy cực còn theo sau.
- Đêm nằm lưng chẳng tới giườngMong trời mau sáng ra đường gặp em.
- Bao giờ cây cải làm đìnhGỗ lim làm ghém thì mình lấy ta.
- Lỗ mũi mười tám gánh lôngChồng thương chồng bảo lông rồng trời cho
- Nhớ ai bổi hổi bồi hồiNhư đứng đống lửa, như ngồi đống rơm.
- Đời người có một gan tayAi hay ngủ ngày còn lại một gang.
- Dưới làng anh toan dẫn voiAnh sợ quốc cấm nên voi không bànDẫn trâu sợ họ máu hànDẫn bò sợ họ nhà nàng co gânMiễn là có thú bốn chânDẫn con chuột béo mời dân mời làng
- Đàn ông miệng rộng thì tàiĐàn bà miệng rộng điếc tai láng giềng
- Làm trai cho đáng nên traiKhom lưng cúi gối gánh hai hạt vừng
- Bao giờ rau diếp làm đìnhRau răm làm cột thì mình lấy taBao giờ chạch đẻ ra đa,Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Bên cạnh Ca Dao Việt Nam, mời bạn đón đọc ⭐ Ở Đây Sương Khói Mờ Nhân Ảnh Chế ⭐
Ca Dao Việt Nam Về Biện Pháp Nói Quá Và Nói Giải Nói Tránh
Tìm trong Ca Dao Việt Nam Hai Ví Dụ Về Biện Pháp Tu Từ Nói Quá Hoặc Nói Giảm Nói Tránh. Sau đây là nội dung chia sẻ đến bạn về Ca Dao Việt Nam Về Biện Pháp Nói Quá Và Nói Giải Nói Tránh.
Nói quá:
- Bàn tay ta làm nên tất cảCó sức người sỏi đá cũng thành cơm
- Áo rách chi lắm áo ơiÁo rách trăm mảnh chẳng có nơi cho rận nằm.
Nói giảm, nói tránh:
- Gió đưa cây cải về trờiRau răm ở lại chịu lời đắng cay.
- Chàng ơi giận thiếp làm chiThiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng.
Mời bạn khám phá thêm nội dung đặc sắc trong 🌸 Phân Tích 2 Khổ Thơ Đầu Bài Từ Ấy 🌸
Ca Dao Việt Nam Bằng Tiếng Anh
Chia sẻ đến bạn Những Câu Ca Dao Việt Nam Bằng Tiếng Anh hay và ý nghĩa.
- He who laughs today may weep tomorrowCười người chớ vội cười lâu, cười người hôm trước hôm sau người cười.
- Together we an change the worldMột cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Make your enemy your friendHóa thù thành bạn.
- Silence is goldenIm lặng là vàng.
- The higher you climb, the greater you fallTrèo cao, ngã đau.
- Cross the stream where it is shallowestLàm người phải đắn đo, phải cân nặng nhẹ phải dò nông sâu.
- Honesty is the best policyThật thà là thượng sách.
- Too much knowledge makes the head baldBiết nhiêu chóng già.
- Lucky at cards, unlucky in loveĐen tình, đỏ bạc.
- An eye for an eye, a tooth for a toothGậy ông đập lưng ông./ Ăn miếng trả miếng.
- Blood is thicker than waterMột giọt máu đào hơn ao nước lã.
- Words are but windLời nói gió bay.
- There no smoke without fineKhông có lửa sao có khói.
- Handsome is as handsome doesTốt gỗ hơn tốt nước sơn
- Never offer to teach fish to swimĐừng dạy cá học bơi/ Múa rìu qua mắt thợ
- To try to run before the one can walkChưa học bò chớ lo học chạy
- Nobody has ever shed tears without seeing a coffinChưa thấy quan tài chưa đổ lệ
- You get what you pay forTiền nào của nấy
- As strong as a horseKhỏe như trâu
- All roads lead to RomeĐường nào cũng về La Mã
- Good wine needs no bushHữu xạ tự nhiên hương
- Diamond cuts diamondVỏ quýt dày có móng tay nhọn
Chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Những Câu Ca Dao Nói Về Cha Mẹ 🍀
Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Nhật
Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Bằng Tiếng Nhật cũng là một cách học ngoại ngữ rất thú vị và hiệu quả. Bạn đã thử chưa?
- 「順風満帆」【じゅんぷうまんぱん】(Junpu Manpan)Trực dịch: “Thuận gió Căng buồm”Giải nghĩa: Công việc xuôi sẻ, thuận lợiThành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:“Thuận buồm xuôi gió”
- 「犬猿の仲」【けんえんのなか】(Kenen no naka)Trực dịch: “Quan hệ của chó và khỉ”Giải nghĩa: Chó và khỉ là hai con vật điển hình về việc tính cách không hợp nhauThành ngữ đồng nghĩa:「犬と猿」「犬と猫」(Chó và khỉ, Chó và mèo)Thành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:“Như chó với mèo”
- 「毛のない猿」【けのないさる】(Ke no nai Saru)Trực dịch: “Khỉ không có lông”Giải nghĩa: Người không biết đến tình nghĩa, ơn nghĩa. Tuy là con người, trên cơ thể không có lông nhưng cái tâm bên trong thì chẳng khác gì con khỉThành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:“Bạc tình, bạc nghĩa”“Ăn cháo đá bát”
- ☆「煙あれば火あり」【けむりあればひあり】(Kemuri areba Hi ari)「火のない所に煙は立たぬ」Trực dịch: “Có khói thì phải có lửa”Giải nghĩa: Phải có nguyên nhân nào đó thì mới có lời đồn đạiThành ngữ/cách nói tương đương trong tiếng Việt:“Không có lửa làm sao có khói”
Khám phá tiếp 🍁 Ca Dao Về Vợ Chồng Hạnh Phúc 🍁
Giải Thích Ca Dao Việt Nam Có Những Câu Quen Thuộc Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng
Giải Thích Ca Dao Việt Nam Có Những Câu Quen Thuộc Bầu Ơi Thương Lấy Bí Cùng. Đây là một câu ca dao có ý nghĩa vô cùng sâu sắc về tinh thần dân tộc và tình yêu thương đối với đồng bào.
Ca dao có câu:Bầu ơi thương lấy bí cùng,Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Trái bầu xanh, trái bí xanh, theo gió trong lành cất tiếng hát vui chung. “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn…” Câu ca dao xưa đã thành bài hát ngân nga khắp nơi nơi như một lời nhắn nhủ những người dân nước Việt hãy giữ vững truyền thống thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống.
Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung trên một giàn. Vì thế bầu và bí trở nên gần gũi, thân thiết. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà xa rời nhau.
Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu, bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn để rồi ganh ghét, xa lánh nhau.
Vì sao vậy? bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Mưa thuận gió hoà, bầu bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?
Câu ca dao mượn chuyện bầu bí để nói chuyện con người, chuyện cuộc đời. Ông cha ta đã cho con cháu một lời khuyên chân thành, kín đáo mà thiết tha, tế nhị.
Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, mọi người vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè cùng lứa chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung quê hương, đất nước.
Những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau đã làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó, là cơ sở để gần gũi, cảm thông. Và chính vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, nhường nhịn sẻ chia để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được giữ vững.
Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt vì tình thương làm cho con người gắn bó với nhau hơn và cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.
Trong những thời kì nước ta bị ngoại bang xâm lược, nhân dân Việt Nam dẫu có người sang, kẻ hèn; người giàu, kẻ nghèo; người hạnh phúc, kẻ bất hạnh… nhưng tất cả đều chung nỗi khổ mất nước, nỗi nhục nô lệ, chung một mong ước độc lập, tự do.
Chính vì vậy mà mọi người đã thương yêu, đoàn kết lại thành một khối để chống quân cướp nước. Đó là nhu cầu tình cảm tự nhiên và cũng là điều kiện sống còn trước những hiểm hoạ đe doạ vận mệnh của đất nước, dân tộc.
Dân tộc ta chủ yếu sống bằng nghề nông. Trong sản xuất, thời tiết và điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả thu hoạch. Nếu mọi người không chung sức đắp đê chống lụt, trồng rừng ngăn lũ thì khó có thể bảo vệ được mùa màng và thành quả lao động phải vất vả một nắng hai sương mới làm ra được.
Trong điều kiện sống khắc nghiệt, nếu không biết nương tựa vào nhau thì làm sao tồn tại nổi? Mối quan hệ chặt chẽ đã làm cho tình thương nảy nở và người Việt Nam đã coi đó là truyền thống quý báu tự bao đời.
Ca dao Việt Nam còn có câu:Nhiễu điều phủ lấy giá gương,Người trong một nước thì thương nhau cùng.Cho dù cuộc sống ngày càng thay đổi, con người hiện đại chú ý nhiều đến quyền lợi cá nhân nhưng truyền thống đoàn kết và lòng nhân ái của dân tộc vẫn có giá trị trường tồn.
Bên cạnh Ca Dao Việt Nam, có thể bạn sẽ thích 🌼 Ca Dao Tình Yêu Buồn 🌼
Mô Típ Thân Em Trong Ca Dao Việt Nam
Mô Típ Thân Em Trong Ca Dao Việt Nam là một nội dung rất đỗi quen thuộc. Những câ ca dao này là nỗi lòng của người phụ nữ thời xưa về thân phận mình.
- Thân em như hạt mưa rào,Mưa trên hàng dậu mưa vào nhà anh.
- Thân em như trái mảng cầu,Để trên bàn Phật lâu lâu lại nhìn.
- Thân em như hạt mưa ràoHạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
- Thân em như giếng giữa đàngNgười thanh rửa mặt, người phàm rửa chân.
- Thân em như chẽn lúa đòng đòngPhất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
- Thân em giả tỉ như chiếc thuyền tìnhMười hai bến nước linh đinhBiết đâu trong đục mà mình gửi thân.
- Thân em như miếng cau khôNgười thanh chuộng mỏng, người thô tham dày.
- Thân em như củ ấu gai,Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
- Thân em như trái xoài trên câyGió đông, gió tây,gió nam,gió bắcNó đánh lúc la lúc lắc trên cànhMột mai rơi xuống biết đành vào tay ai?
- Thân em như rau muống dưới hồNay chìm mai nổi biết ngày mô cho thành?
- Thân em như tấm lụa điêuPhất phơ giữa chợ nhiều điều đáng thương!
- Thân em như ớt chín câyCàng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng.
- Thân em như đóa hoa rơiPhải chăng chàng thật là người yêu hoa
- Thân em như cánh hoa hồngLấy phải thằng chồng như phân bò khô!
- Thân em như dải lụa đàoPhất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thân em như phận con rùaLên đình đội hạc xuống chua đồi bia
- Thân em như hạc đầu đìnhMuốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Ca Dao Về Thầy Cô 🌹
Những Nhận Định Hay Về Ca Dao Việt Nam
Những Nhận Định Hay Về Ca Dao Việt Nam để bạn vận dụng trong những bài nghị luận văn học giúp cho bài viết của mình có chiều sâu và khoa học hơn.
- “Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước; như có cát, có biển; như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sông”. Xuân Diệu
- “Trong xã hội cũ, ngay ở ca dao, người ta cũng ít thích diễn tả chuyện vui và nói nói về nỗi buồn mới là đụng đến cái cốt tuỷ của việc đời ngãy xưa, nói về một cái gì sâu sắc? Nhưng nỗi buồn khổ không phải là đòng nghĩa với mọi bi quan, cái tinh thân lớn chung của ca dao vẫn là niềm lạc quan quần chúng những người sẽ chiến thắng cuối cùng”Xuân Diệu
- “Tất cả các dân tộc trên thế giới suốt mấy nghìn năm chỗ nào cũng có dân ca và ca dao. Vì thế nói về ca dao dân ca của một dân tộc hay ca dao dân ca nói chung là vấn đề rất lớn. Nó tồn tại rất lâu, từ hàng ngàn năm trước và như các nhà khoa học nghiên cứu trước đây, các học giả đã nói ca dao ra đời khi trong lòng mình có những điều muốn thể hiện ra, muốn nói lên. Những điều đó được gọi là ca dao”.Tiến sỹ Đặng Văn Lung
- “Ca dao Việt Nam bắt nguồn từ tinh thần ham sống, ham đấu tranh, vui vẻ, tế nhị, có duyên nhưng cũng không kém phần dồi dào tình cảm, mạnh mẽ sức lực, nảy nở tự do để đón ánh sáng trời hòa hợp với cỏ cây, hoa lá. Nó như một nguồn nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ, chắp cánh cho thế hệ tương lai những hoài bão lớn lao về cuộc sống, thiên nhiên và con người.”Nhà văn Nguyễn Đình Thi
- “Có thể nói ca dao và dân ca Việt Nam là kho tàng văn hóa, tri thức dân gian, phản ánh những phong tục, tạp quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người và lao động cùng hoà quyện vào nhau, tạo dựng nên cách nghĩ, cách cảm về cuộc sống, thiên nhiên và con người rất Việt Nam.”Nhà văn Nguyễn Đình Thi
- “Ca dao là thơ, là nhạc cũng là tình”
- “Nếu tục ngữ thiên về trí tuệ, về nhận định cuộc đời thì ca dao lại thiên về tình cảm, về biểu hiện lòng người.”
- “Nếu tục ngữ thiên về trí tuệ, về nhận định cuộc đời thì ca dao lại thiên về tình cảm, về biểu hiện lòng người.”
Còn thêm những nội dung thú vị có trong bài viết ☘ Chơi Chữ Thả Thính ☘
Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam
Giới thiệu một số Câu Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam có nội dung đặc sắc và giàu triết lý sống.
- Ai ơi chớ vội cười nhauCười người hôm trước hôm sau người cườiAi ơi chớ vội cười nhauNhìn mình cho tỏ trước sau hãy cười
- Ai ơi chẳng chóng thì chầyCó công mài sắt, có ngày nên kim
- Ai ơi đã quyết thì hànhĐã đốn thì vác cả cành lẫn cây
- Ai ơi đã quyết thì hànhĐã đan thì lặn, tròn vành mới thôi
- Ai ơi đừng bỏ ruộng hoangBao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
- Ai ơi đừng lấy học tròDài lưng tốn vải ăn no lại nằmHay nằm thời có võng đàoDài lưng thời có áo chào nhà vuaHay ăn thời có gạo khoViệc gì mà chẳng ăn no lại nằm
- Cái sảy nảy cái ung
- Cả giận mất khôn.
- Đói cho sạch, rách cho thơm.
- Không tham của người.
- Lạt mềm buộc chặtGià néo đứt dây.
- Lời nói chẳng mất tiền mua,Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
- Một điều nhịn, chín điều lành.
- Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại lên hòn núi cao.
- Mình vì mọi người, mọi người vì mình
- Bắc thang lên hái hoa vàngVì ai cho thiếp biết chàng từ đây
- Bạn bè là nghĩa tương triSao cho sau trước vẹn bề mới nên
- Bạn nghèo thuở trước chớ quênVợ cùng kham khổ, chẳng nên phụ tình
- Bàn tay còn có ngón dài, ngón vắn,Con một nhà đứa trắng đứa đen,Hễ ăn vóc học quen,Dẫu họ chê mình vụng, tập rèn cũng phải hay
- Bạn vàng lại gặp bạn vàngLong Lân Quy Phụng một đoàn tứ linh
- Bánh cả mâm, sao em kêu rằng bánh ít?Trầu cả chợ, sao em gọi là trầu không?Trai nam nhi không đối đặngGái má hồng xin thử đối xem!
Không chỉ có Ca Dao Việt Nam, chia sẻ thêm cùng bạn 🍀 Câu Đố Về Các Loại Quả Có Đáp Án 🍀
Ca Dao Tục Ngữ Về Áo Dài Việt Nam
Ca Dao Tục Ngữ Về Áo Dài Việt Nam ca ngợi vẻ đẹp của tà áo dài cùng nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
- Áo dài đứt nút còn khuyGái kia quá lứa lỡ thì hết duyên
- Một yêu mặt trắng má tròn,Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng,Ba yêu mắt sáng mày cong,Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa,Năm yêu mảnh áo ngắn tà,Sáu yêu quần trắng là đà gót sen,Bảy yêu nóc liễu dịu mềm,Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa ngoan,Chín yêu học thức hơn người,Mười yêu, yêu cả đức tài hình dung.
- Áo dài năm nút hở bâuĐể coi người nghĩa làm dâu thế nào
- Một thương tóc bỏ đuôi gà,Hai thương ăn nói mặn mà có duyên,Ba thương má lúm đồng tiền,Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua,Năm thương cổ yếm đeo bùa,Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng,Bảy thương nết ở khôn ngoan,Tám thương ăn nói lại càng thêm xinh,Chín thương cô ở một mình,Mười thương con mắt hữu tình với ai.
- Áo thì có vạt, có hòE khi đâm chéo, phải đo mấy lần
- Bảnh bao thôi cũng nhờ ngườiÁo thâm đi mượn áo dài đi thuê.
Bên cạnh Ca Dao Việt Nam, có thể bạn sẽ thích 🌼 Ca Dao Về Tình Cảm Gia Đình 🌼
Ca Dao Tục Ngữ Về Chiếc Nón Lá Việt Nam
Ca Dao Tục Ngữ Về Chiếc Nón Lá Việt Nam, một trong những vật dụng truyền thống và cũng là một nét đẹp của làng quê cũ.
- Thân em như chiếc nón cời,Bung vành đứt đoác, chịu đời nắng mưa
- Còn duyên nón vải quai tơHết duyên nón lá quai dừa cũng xong
- Gỏi chình Châu TrúcBánh tráng Tam QuanNón lá Gò GăngNem chua chợ Huyện
- Còn duyên nón cụ quai tơHết duyên nón lá quai dừa cũng xong
- Năm nay nghèo quá, đội nón lá bung vànhAnh hai ơi! Cho xin cắc bạc, mua nón lành đội chơi!
- Ớ này cô mặc áo nâuĐầu đội nón lá, đi đâu vội vàng?
- Muốn ăn cơm trắng cá trêMuốn đội nón tốt thì về làng Chuông
Mời bạn xem nhiều hơn 🌹 Thơ Ca Dao Hay Nhất 🌹
Từ khóa » Ca Dao Việt Nam
-
Tổng Hợp Ca Dao Việt Nam
-
Ca Dao Việt Nam - Wikiquote
-
Chọn Lọc Những Câu Cao Dao Việt Nam Hay Và ý Nghĩa Nhất
-
Tổng Hợp Các Câu Ca Dao - Tục Ngữ Việt Nam đầy đủ Nhất
-
Tuyển Tập Các Câu Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ Việt Nam Hay Nhất
-
300 Câu CA DAO VIỆT NAM Hay Tổng Hợp | VĂN HỌC DÂN GIAN
-
3000 Câu Ca Dao Tục Ngữ Theo Chủ đề | Văn Học Dân Gian
-
Ca Dao Việt Nam Paperback – November 19, 2015
-
Ca Dao Việt Nam - Tác Giả, Bố Cục, Tóm Tắt, Nội Dung, Dàn ý - Haylamdo
-
Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam - Thư Viện PDF
-
Những Câu Ca Dao, Dân Ca Việt Nam (Vần B) - Doc Truyen Co Tich
-
Giới Thiệu Về Ca Dao Việt Nam 2023
-
Sách - Tục Ngữ Ca Dao Việt Nam (Thu Giang)