Cá Giòn 'vọng Ngoại' Nhão Nhoẹt - Báo Phụ Nữ Việt Nam

Thế nhưng, sau thời gian chờ đợi khá lâu, khi món “cá giòn” được mang lên, vừa nếm thử thì chị đã... nhăn mặt: Không những cá không giòn mà còn... nhão nhoẹt! Sợ nhà bếp đưa nhầm, chị gọi anh quản lý tới “hỏi cho ra nhẽ”. Để chắc ăn, chị còn mời anh quản lý “xơi” thử một miếng, xem có phải là nhầm món... cá chép hay không. Nhưng anh quản lý quả quyết: “Đây là “cá giòn” 100%!”.

Vừa ăn, vừa cố nuốt... cục tức vì sợ mọi người mất vui, nhưng trong bụng chị cứ thắc mắc hoài. Vì thật ra cá giòn là thứ mà chị đã từng nhiều lần ăn. Nhưng đó là cá nhập và đã đông lạnh. Chị còn nhớ, thịt loại cá ấy cứng, giòn sần sật, da lại dày, dai dai rất hấp dẫn, hoàn toàn không có xương dăm (xương chữ Y), không tanh, chứ đâu có giống cái “của nợ” này?

Chị Lan cho rằng người Việt ăn món Việt cho chắc, cứ ‘vọng ngoại’ nhiều khi bị lừa, vừa tốn tiền mà vừa rước cái tức bực vào thân. Ảnh minh họa: internet

Ngay sau bữa tiệc “buồn vui lẫn lộn” ấy, chị đem thắc mắc hỏi người em họ, vốn là một kỹ sư thủy sản. Anh bạn khẳng định: “Thứ mà chị ăn hôm ấy chắc chắn không phải là “cá giòn Nga”. Tay quản lý đã lừa chị rồi! Có thể, đây là thứ cá giòn lai F1, hiện đang được một số công ty Việt Nam nuôi ở Tây Nguyên. Tức là cá giòn bố hoặc mẹ được lai với cá chép hoặc cá trắm của Việt Nam. Theo nguyên lý di truyền học, thì việc lai tạo này có thể cho ra một thứ cá mang những đặc điểm gần giống như bố, hoặc gần giống như mẹ, có nghĩa là “5 ăn 5 thua” – có những con cũng khá giòn (tất nhiên là không thể giống hoàn toàn cá giòn “xịn” xuất xứ từ châu Âu), nhưng cũng có những con không giòn tí nào. Có thể số chị “xui” nên gặp phải con không giống “hàng ngoại” mà rặt “hàng nội” nên thịt nó mới nhão nhoẹt như thế”.

Chưa tin lắm, chị lên mạng tìm tài liệu về “cá giòn lai”, thì có những thông tin từ một số trang trại nuôi cá cho biết, chuyện lai cá giòn là có thật, nhưng giá chỉ trên dưới 150.000 đồng/kg, chứ đâu có giá “cắt cổ” như ở nhà hàng nọ!

Mặc dù đã biết khá tỏ tường sự thật về món “cá giòn Nga” ở nhà hàng nọ, nhưng chị vẫn chưa hết tức. Mấy ngày sau, chị đưa một nhóm bạn trở lại nhà hàng ấy, và lại được anh quản lý “tư vấn” món “cá giòn”. Lần này, chị hỏi thẳng: “Cá giòn nhập hay cá lai nuôi ở Việt Nam, phải nói cho rõ ràng!”, nhưng anh quản lý vẫn một mực: “Em thề với chị là cá giòn nhập từ Nga”. Bực mình vì sự dối trá trơ trẽn, chị đòi gặp chủ nhà hàng, nhưng không được. Chị lại yêu cầu nhà hàng cho xem chứng từ nhập khẩu cá, thì họ nói là “nhà hàng lấy cá từ đại lý chứ không nhập trực tiếp từ nước ngoài, nên không có chứng từ” (!?).

Lập tức, chị kéo mọi người sang một nhà hàng khác, gọi món... cá chép nướng. “Thôi thì, người Việt ăn món Việt cho chắc, cứ “vọng ngoại” nhiều khi bị lừa, vừa tốn tiền mà vừa rước cái tức bực vào thân”, chị tâm sự với mấy người bạn của mình.

Từ khóa » Cá Chép Giòn Có Xương Dăm Không