Cá Koi Bơi Lờ đờ Là Bệnh Gì? Chữa Như Thế Nào?

Last Updated on 15/12 by Askoi

Cá koi bỗng dưng bơi lờ đờ, chán ăn khiến bạn lo lắng, không biết chúng bị bệnh gì và chữa như thế nào? Câu trả lời có trong bài viết dưới đây.

Cá bơi lờ đờ, bơi chậm như bị say, bơi vòng tròn, tự trôi dạt theo dòng nước hay bơi ngửa bụng, chìm xuống nước là dấu hiệu chúng bị bệnh. Để lâu dài có thể gây chết cá. Triệu chứng này có thể bắt nguồn từ các bệnh thối đuôi, bệnh mang, bệnh đốm trắng, bệnh trùng bánh xe, bệnh trùng quả dưa, bệnh trùng mỏ neo. Cách điều trị các điều chế như sau:

Nội dung chính có trong bài:

Toggle
  • Bệnh thối đuôi (Treating Tail Rot)
  • Bệnh mang (Gill Maggots)
  • Bệnh đốm trắng (White spot disease)
  • Bệnh trùng bánh xe
  • Bệnh trùng mỏ neo

Bệnh thối đuôi (Treating Tail Rot)

Các triệu chứng: Đuôi hoặc vây của con cá bị bệnh sẽ có hiện tượng rách tả tơi, thối rữa, cá bơi lờ đờ, ăn ít. Bệnh cần được xử lý nhanh để tránh nguy cơ cá chết.

Cá koi bị thối đuôi
Cá koi bị thối đuôi

Cách xử lý: 

  • Vớt cá bị bệnh ra khỏi bể và nuôi bể/chậu riêng. Dùng thuốc trị bệnh thối đuôi cá.
  • Vớt các con cá khác ra và tiến hành dọn bể, nên rửa bể cá bằng nước nóng, lau ngóc ngách bể, không nên dùng nước máy để rửa. 
  • Ngâm các phụ kiện trong nước nóng khoảng 5 – 10 phút, sau đó rửa sạch.
  • Tiến hành thay toàn bộ nước cho bể cá (nước đã khử Clo hoặc sử dụng nước lọc).
  • Kiểm tra độ PH trong bể, trước khi thả cá vào. Nếu độ PH chưa đảm bảo, bạn có thể cho thuốc kháng sinh hoặc kháng nấm vào nước để diệt vi khuẩn. (Tìm hiểu ngay cách tăng và giảm độ pH trong hồ cá koi Tại đây)
  • Tăng thêm oxy cho cá bằng cách tạo dòng nước chảy xuống hồ hoặc lắp thêm máy sục khí. Nên cho các ăn với một lượng vừa phải, đúng bữa.

Bệnh mang (Gill Maggots)

Các triệu chứng: Bơi lờ đờ, mang cá có chấm đỏ và trắng, mang chảy máu, da có các đám bạc màu hoặc phồng rộp. 

Cá koi bị bệnh mang
Cá koi bị bệnh mang

Cách xử lý: 

  • Cần thay nước bể cá, cho thêm Cloramin vào bể cá để khử trùng.
  • Bổ sung vitamin C vào thức ăn của cá để làm tăng sức đề kháng cho cá.
  • Hạ nhiệt độ xuống thấp hơn 18 độ C hoặc nâng cao lên hơn 30 độ C, ở 2 mức nhiệt độ này sẽ giúp làm giảm nguy cơ cá tử vong.
  • Tăng lượng Oxy. 
  • Kiểm tra nguồn nước. 
  • Sử dụng các sản phẩm trị khuẩn, kí sinh trùng.

Bệnh đốm trắng (White spot disease)

Các triệu chứng: Trên da cá Koi sẽ xuất hiện các đốm trắng sùi lên khiến cá Koi bơi lờ đờ và biếng ăn.

Cá koi bị bệnh đốm trắng
Cá koi bị bệnh đốm trắng

Cách xử lý: 

  • Bắt cá ra bể riêng hoặc chậu rồi nhỏ xanh methylen (3- 5 giọt) hoặc dùng thuốc chuyên trị nấm có bán tại các cửa hàng cá cảnh. 
  • Cho sủi khí nước bể cá và dùng sưởi tăng nhiệt độ (ở mức 30 – 32 độ C). Khi cá đã khỏi bệnh mới đưa trở lại bể cá lớn.

Bệnh trùng bánh xe

Các triệu chứng: Trên thân có nhiều nhớt hơi trắng đục, da chuyển sang màu xám, cá ngứa ngáy, khó chịu, thường nổi từng đám trên tầng mặt, một số con tách khỏi đàn bơi lờ đờ quanh ao. Cá bị bệnh nặng bơi không định hướng, lật bụng, chìm xuống đáy ao và chết.

Cách xử lý: Dùng phèn xanh (CuSO4) theo 2 cách: 

  • Tắm cho cá ở nồng độ 2 – 5 ppm (2 – 5g thuốc/m3 nước) trong thời gian 5 – 15 phút. 
  • Hoà thuốc tan trong nước phun xuống ao với nồng độ 0,5 – 0,7 ppm. Kết quả trị bệnh theo phương pháp này đạt kết quả khá tốt.

Bệnh trùng mỏ neo

Các triệu chứng: Trùng mỏ neo ký sinh hút chất dinh dưỡng làm viêm loét da, vây, mang, xoang miệng của cá… từ vết loét tạo điều kiện cho ký sinh trùng khác, nấm, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Cá ngứa ngáy, khó chịu, kém ăn, da mất sắc màu bình thường, bơi lờ đờ, phản ứng kém gầy yếu, có nhiều trùng ký sinh bị bệnh nặng, dẫn đến chết.

Cá Koi bị trùng mỏ neo
Cá Koi bị trùng mỏ neo

Cách xử lý: ùng lá xoan băm nhỏ hoặc bó thành từng bó từ 10 – 15 kg dìm xuống ao nuôi với lượng 40 – 50 kg/sào Bắc bộ.

Ngoài những cách điều trị ở trên, người nuôi có thể sử dụng cách chữa bệnh chung như sau:

  • Để phòng tránh bất kỳ loại bệnh hay nhiễm khuẩn nào tấn công đàn cá Koi, người nuôi cần giữ sạch ao nước. Chuẩn bị sẵn bộ đồ và các loại thuốc sơ cứu để đề phòng bất kỳ đợt bùng phát bệnh nào. Đồng thời, hòa thêm một loại hỗn hợp có chứa I-ốt như Betadine xuống ao để ngăn sự sinh sôi và phát triển của các loài vi khuẩn có hại.
  • Chuẩn bị các dụng cụ kiểm tra tình trạng nước: Dụng cụ kiểm tra nồng độ PH, nồng độ Chlorine và Amoniac.
  • Chuẩn bị nguồn kiến thức đầy đủ về cách phòng bệnh, triệu chứng và cách điều trị bệnh cá koi.

Tìm hiểu cụ thể hơn về bệnh trùng mỏ neo ở cá koi Tại đây.

Từ khóa » Cá Bị Lừ đừ