Sốc Nước ở Cá Betta | Xóm Cá
Khi mang cá Betta về nhà, có người nuôi 2 ngày cá chết, có người nuôi 1 – 2 tuần mới chết. Mặc dù vẫn chăm sóc đúng cách từ thức ăn đến nước lá bàng. Trường hợp do sốc nước ở cá Betta, vì vậy cá khi mang về cần làm đúng cách.
3 kiểu sốc nước ở cá Betta thường gặp
Sốc nước ở cá Betta có 3 loại : Sốc nhiệt độ, sốc PH và sốc nước lá bàng.
Sốc nhiệt độ ở cá Betta
Sốc nhiệt ở cá Betta là khi thay đổi nhiệt độ bất thường. Cá đang sống ở nhiệt độ này lại chuyển sang môi trường nhiệt độ khác làm nó bị sốc.
Thông thường sốc nhiệt ít làm cá chết nhưng làm nó lừ đừ, khoảng 2 ngày sau quen nhiệt độ nguồn nước mới cá sẽ khỏe mạnh thôi.
Để tránh sốc nhiệt cho cá Betta thì khi mua cá về, thì bỏ bịch cá ngâm vào keo chuẩn bị nuôi. Cho cá quen dần nhiệt độ nước mới, làm cho nhiệt độ giữa bịch cá và keo nuôi cân bằng nhau.
- Đổ cá bột ra hồ lớn đúng cách
Cá Betta bị sốc PH
Đây là nguyên nhân khiến cá Betta bị chết nhiều. Khi bị sốc độ PH cá không chết liền, nó làm cá yếu dần rồi 1- 2 tuần sau chết làm mình khó biết được nguyên nhân. Cũng có nhiều con sốc PH nhưng vượt qua được.
Cá Betta sống tốt ở nguồn nước có đô PH 6 – 7, trong khi nước giếng của chúng ta có PH khoảng 3.5, nước máy có PH 8 – 8.5. Nếu nuôi cá ở nguồn nước như vậy sẽ bị sốc PH.
Để hạn chế sốc PH và cho cá quen dần PH nguồn nước nhà bạn. Thì cá mang về nên cho sống trong các loại nước đóng chai, nước này đã được xử lý cho con người sử dụng và có độ PH ổn định. Đến lúc thay nước thì hút 50% nước cũ và thêm 50% nước mới. Nó sẽ giúp cá quen dần với nguồn nước mới mà không bị sốc.
Khi sử dụng nước máy cho cá Betta thì cần phơi ở thùng chứa khoảng 2 ngày cho bay hết chất CLO. Sử dụng cho cá thì cho lá bàng với ít muối hột dể giúp cân bằng PH và phòng trừ nấm bệnh.
Cá Betta bị sốc nước lá bàng
Cá bị sốc nước lá bàng không bị yếu hay chết. Tuy nhiên cá bị nước lá bàng làm cho đuôi bị xếp, đuôi lăm nhăm hoặc cháy đuôi làm mất thẩm mỹ.
Khi người bán nuôi cá ở nước trắng, bạn mang về cho cá sống trong nước lá bàng. Nếu lượng nhỏ không sao, tuy nhiên nếu đậm đặc sẽ ảnh hưởng đến đuôi của cá. Vì trong lá bàng có chất chát làm cháy đuôi.
Khi mua nên hỏi xem người bán nuôi cá Betta bằng nước gì, để về nuôi cho hợp lý. Tuy nhiên nuôi cá betta thì cần phải sử dụng lá bàng, nó được xem như “thần dược cho cá betta”
- Xử lý lá bàng cho cá Betta
- Zero shock chống sốc, giải độc, giảm stress
Để tránh cá bị sốc nước lá bàng thì chỉ cho 1 lượng ít nước lá bàng vào hồ nuôi ( thấy màu xanh như nước trà là được). Hoặc cho cá sống trong nước trắng rồi bỏ vào 1 lá bàng. Dịch trong lá bàng sẽ ra từ từ và cá sẽ không bị sốc.
Đó là 3 kiểu sốc nước ở cá Betta, khi mang cá về nhà cần lưu ý để tránh ảnh hưởng đến chú cá.
Từ khóa » Cá Bị Lừ đừ
-
Cách điều Trị Và Chữa Các Bệnh Cá Cảnh Thường Gặp | Pet Mart
-
Cá Lờ đờ Trên Mặt Nước Xử Lý Như Thế Nào - YouTube
-
Help - Cá Lừ đừ, ít Hoạt động | Diễn đàn Chim Cá Cảnh
-
Cá Koi Bơi Lờ đờ Là Bệnh Gì? Chữa Như Thế Nào?
-
Cách để Cứu Cá Vàng Sắp Chết - WikiHow
-
Cá Lừ đừ | Diễn Đàn Cá Cảnh
-
Cách Sơ Cứu Cá Cảnh Sắp Chết - Bế Cá Mini
-
Cá Cảnh Sơn La - GÓC KINH NGHIỆM: 15 BIỂU HIỆN BẤT ...
-
Cá Cảnh Bị Bệnh Cảm Lạnh Do đâu, Chữa Trị Thế Nào? | Yêu Thú Cưng
-
Bệnh Thường Gặp ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị - Bể Cá Cảnh
-
Nguyên Nhân Cá Betta Bị Lừ đừ , Túm đuôi Không Chịu Bơi ... - TikTok
-
Những Loại Bệnh Cá Koi Thường Gặp Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Khi Cá Koi Bơi Lờ đờ Và Bỏ ăn