Cả Nước Thiếu Gần 24.000 Nhân Viên Y Tế Dự Phòng - VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Thông tin được nêu trong báo cáo của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19, tại Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2022 hôm nay. Hội nghị do Bộ Y tế tổ chức, được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới trên 700 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự hội nghị.
Theo báo cáo, nhân lực y tế dự phòng hiện thiếu hụt cả về số lượng và chất lượng. Mỗi trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) chỉ có khoảng 161 cán bộ song số lượng này chưa ổn định và chưa được sắp xếp phù hợp. Nhiều bộ phận, vị trí chuyên môn thiếu người làm việc.
Bên cạnh đó, các CDC không đủ diện tích làm việc, nhiều thiết bị có niên hạn 8-10 năm, quá cũ nên không đáp ứng được yêu cầu. Một số tỉnh không có kho lạnh để bảo quản vaccine, tủ an toàn sinh học, phải thuê dịch vụ của đơn vị ngoài công lập. 82,5% CDC báo cáo đã có hệ thống xét nghiệm PCR, trong đó 59,7% được trang bị đầy đủ theo nhu cầu sử dụng. Các đơn vị e ngại mua sắm, đấu thầu trong thời kỳ cao điểm của dịch do khan hiếm hàng hóa và giá cả biến động liên tục. 17,9%-19,6% CDC không có sinh phẩm, 23,2-25% không đủ sinh phẩm y tế.
Về thiếu nhân lực tại các trạm y tế, đơn vị y tế tuyến cơ sở, ban chỉ đạo chưa đưa ra con số thống kê. Song, báo cáo cho biết y tế cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu của người dân trong tình hình mới. Người dân khó khăn khi tiếp cận với các dịch vụ y tế trong bối cảnh dịch bùng phát trên diện rộng, dẫn đến tăng nguy cơ tử vong.
"Qua hai năm chống dịch, nhân viên y tế mệt mỏi do phải liên tục làm việc trong môi trường áp lực cao, thời gian dài, đối diện trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm cao. Hàng nghìn người xin nghỉ việc, thôi việc, dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu nhân lực", báo cáo trích dẫn.
Ví dụ tại TP HCM, ông Dương Anh Đức, Phó chủ tịch UBND cho biết theo quy định, các trạm y tế được bố trí theo cơ cấu mỗi một phường, xã thị trấn có một trạm y tế. Số nhân lực y tế giới hạn theo dân số, song không quá 10 người một trạm. Tuy nhiên quy định này không còn phù hợp thực tiễn. Nhiều phường, xã thị trấn có dân số trên 50.000 người, có phường có trên 150.000 dân. Vì vậy, trạm y tế khó đủ nguồn lực chống dịch, bên cạnh đó thành phố gặp khó khăn về chế độ chính sách để nâng cao chất lượng năng lực tuyến cơ sở này.
Trước tình hình này, năm 2022, Chính phủ giao Bộ Y tế đạt chỉ tiêu 3,03 dược sĩ đại học/10.000 dân; 15 điều dưỡng/10.000 dân; 9,4 bác sĩ/10.000 dân; 29,5 giường bệnh/10.000 dân...
Bộ Y tế cho biết sẽ đặt mục tiêu từng bước đảm bảo đủ số lượng, chất lượng đội ngũ nhân viên y tế các tuyến; đưa ra các chính sách đãi ngộ phù hợp, tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng và y tế cơ sở lên 100%; sắp xếp bộ máy y tế cơ sở phù hợp theo quy mô dân số thay vì theo địa giới hành chính.
Tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định tỷ lệ bao phủ vaccine lớn là yếu tố quan trọng giúp TP. HCM tự tin mở cửa. Từ đó, Thủ tướng yêu cầu các tỉnh thành khác đẩy mạnh hơn nữa việc tiêm chủng để có cơ sở mở cửa an toàn, phục hồi và phát triển kinh tế xã hội.
"Nếu chúng ta không mở cửa, toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội sẽ bị tê liệt, tăng trưởng kinh tế sụt giảm hẳn", ông nói.
Hiện tỷ lệ bao phủ ít nhất một liều vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên của Việt Nam đạt 100%, tỷ lệ tiêm đủ hai liều đạt 93,4%, tỷ lệ tiêm liều nhắc lại đạt 13,1% (dân số từ 18 tuổi trở lên). Dự kiến, nước ta sẽ hoàn thành tiêm phủ mũi 3 vào cuối quý I/2022.
Ngành y tế cũng đang tích cực chuẩn bị tiêm cho trẻ em 5-12 tuổi, theo đó, Bộ Y tế xin ý kiến cho phép mua 21,9 triệu liều vaccine phòng Covid-19 của Pfizer để có thể triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, chấp nhận khả năng dư thừa vaccine.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết năm 2022, dịch Covid-19 được nhận định là chưa thể kiểm soát hoàn toàn. Dịch bệnh hiện vẫn diễn biến phức tạp với hơn 15.000 ca nhiễm mới và hơn 150 trường hợp tử vong mỗi ngày. Việt Nam đã ghi nhận ca bệnh nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng và nguy cơ lây lan trên diện rộng là rất cao. Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ nên số mắc tăng rất nhanh, có thể gây quá tải hệ thống y tế. Với tốc độ lây lan nhanh của chủng Omicron và có thể các chủng mới khác, Bộ Y tế lo ngại về sự bùng phát đợt dịch trong thời gian tới nên đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn hơn nữa trong công tác phòng chống dịch và yêu cầu thực hiện nghiêm các biện pháp.
"Ngành Y tế xác định nhiệm vụ trước mắt và ưu tiên hàng đầu là tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch Covid-19", ông Long nói.
Theo đó, ngành Y tế tăng cường các biện pháp phòng chống dịch theo hướng quản lý rủi ro; ưu tiên mục tiêu giảm ca nặng, giảm tử vong như nâng cao năng lực điều trị tất cả các tuyến; bảo đảm F0 được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế phù hợp; nhanh chóng hoàn thành việc tiêm đủ ba mũi vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên...
Chi Lê
- Nhân viên y tế nhiều nơi bị nợ lương
- Kiến nghị cho bác sĩ mới ra trường thực hành tại Trạm y tế
Từ khóa » Nguồn Nhân Lực Y Tế Dự Phòng
-
Nhân Lực Y Tế Dự Phòng: Thực Trạng, Thách Thức Và Giải Pháp
-
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Y Tế Dự Phòng
-
Nguồn Nhân Lực Y Tế Dự Phòng Trên địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh
-
Hội Thảo “Đào Tạo Và Sử Dụng Nhân Lực Y Tế Dự Phòng”
-
Nâng Cao Chất Lượng đào Tạo Nhân Lực Y Học Dự Phòng Theo Hướng ...
-
[PDF] Giới Thiệu Về Nhân Lực Y Tế Tại Việt Nam
-
THỰC TRẠNG NHÂN LỰC VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH ...
-
Luận Văn Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Tại Các Cơ Sở Y Tế Dự Phòng ...
-
Nâng Cao Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Y Tế Dự Phòng - Báo Đại Biểu ...
-
Thủ Tướng Yêu Cầu Bảo đảm Nguồn Nhân Lực Y Tế Cho Công Tác Khám ...
-
Thủ Tướng Yêu Cầu đảm Bảo Nguồn Nhân Lực Y Tế Cho Công Tác ...
-
Tập Trung đào Tạo Nguồn Nhân Lực Y Tế Dự Phòng, Tại Cơ Sở
-
Thiếu Nguồn Nhân Lực Cho Y Tế Dự Phòng
-
Y Tế Dự Phòng - Bài 2: 'Lỗ Hổng' Nguồn Nhân Lực