Cá Sặc Bướm - Trichopodus Trichopterus - Tép Bạc

Danh pháp đồng nghĩa:

Labrus trichopterus Pallas, 1770

Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770) Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770). Ảnh: OpenCage

Trichopus trichopterus Trichopus trichopterus (Pallas, 1770). Ảnh: Seriouslyfish

Trichopus sepat Bleeker, 1845 (ambiguous) Stethochaetus biguttatus Gronow, 1854 Osphromenus siamensis Günther, 1861 Nemaphoerus maculosus Kuhl & van Hasselt, 1879 (ambiguous) Osphromenus insulatus Seale, 1910.

Cá sặc bướm thuộc họ cá tai tượng. Cá sặc bướm là loài cá bản địa có tiềm năng trở thành đối tượng nuôi mới. Là loài cá ăn tạp thực vật, động vật phiêu sinh, giáp xác và mùn bã hữu cơ nhưng thiên về thực vật phiêu sinh. Hệ số tương quan chiều dài ruột và chiều dài thâm cá (RLF) là 4,81 + 0,91.

Đặc điểm hình thái của cá sặc bướm. D (bi lưng) VI – VII, 7 – 10; P (vi ngực) 8 – 10; V (vi bụng) 3: Vi hậu môn: 30 – 38, C (vi đuôi) 14 – 18, số lược mang (Gr) 65 – 78. Cơ thể cá sặc bướm thuộc dạng dẹp bên với đầu nhỏ, mõm ngắn, nhọn. Vi lưng nhỏ, con đực có vi lưng kéo dài qua gốc vi đuôi, con cái có vi lưng ngắn hơn và chưa chạm đến gốc vi đuôi. Trên vi hậu môn, vi lưng và vi đuôi có các chấm nhỏ li ti màu đỏ cam.

cá sặc ba chấm, cá sặc 3 chấm, cá sặc bướm, cá cẩm thạch

Miệng cá sặc bướm thuộc dạng miệng trên (chiều dài xương hàm trên ngắn hơn chiều dài xương hàm dưới), nhỏ và co duỗi được. Ảnh: World Aquarium

Cá sặc bướm có 2 loại răng: răng hàm và răng hầu. Răng hàm nhỏ mịn xếp theo hàng và phân bố cả hàm trên và hàm dưới. Răng hầu cũng nhỏ, mịn xếp thành 4 đám, 2 đám bên trên và 2 đám bên dưới của hầu cá.

Mang: cá sặc bướm có 4 đôi cung mang, nằm trong xoang mang ở 2 bên phần sau của đầu cá. Mỗi cung mang có 2 hàng lược mang mảnh, dài, xếp khít nhau. Số lược mang trên cung giao động 65 – 78. Phần trên của các mang cá Sặc bướm phát triển thành cơ quan hô hấp khí trời có cấu trúc hình quạt và có tên là mê lộ. Mê lộ của loài cá Sặc bướm xuất hiện sau khi cá nở 18 – 20 ngày.

Từ khóa » Bọt Cá Sặc