Sinh Sản Nhân Tạo Cá Sặc Rằn - Tạp Chí Thủy Sản
Có thể bạn quan tâm
Cho và nuôi vỗ cá bố mẹ
Cá bố mẹ được chọn từ những ao nuôi thương phẩm hoặc ao nuôi cá hậu bị, cá đã 8 tháng tuổi, thân dài 12 – 15 cm, khối lượng 110 – 150g/con, cơ thể hoàn chỉnh, không dị hình, bơi lội nhanh, không bị xây xát và không bị bệnh.
Nuôi vỗ trong ao đất rộng 200 – 600 m2, sâu 0,8 – 1,2 m, đáy ao có lớp bùn khoảng 10 cm. Trước khi thả cá vào, ao cần được cải tạo kỹ và gây màu nước trước.
Mùa vụ nuôi vỗ: Bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 11 – 12 năm trước. Mật độ tùy theo kích thước cá thả nuôi. Thông thường chọn những con có trọng lượng 12 – 15 con/kg là thích hợp, thả cá với mật độ 0,5 kg/m2. Tỷ lệ giữa cá đực và cá cái là 1:1. Cá sặc rằn ăn tạp, nên thức ăn cho cá gồm thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao hoặc cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viên nổi (thức ăn Grobest độ đạm 40%), mỗi ngày cho cá ăn 2 lần, lúc sáng sớm hoặc chiều mát, cho ăn 2 – 3% trọng lượng thân trong một ngày.
Sau 2 tháng thả nuôi thì kiểm tra lần đầu tiên để xem cá béo hoặc gầy, chế độ nuôi (nhất là cho ăn) và độ thành thục cá đã thích hợp chưa. Nếu thấy cá béo thì giảm, nếu thấy cá gầy thì tăng lượng thức ăn.
Sang tháng thứ 3 trở đi kiểm tra 2 lần, xem xét sự thành thục của cá để lập kế hoạch cho cá đẻ. Thông thường vào tháng 4 đã có thể cho một số cá sinh sản được và cá sẽ đẻ nhiều vào tháng 5, 6 (đầu mùa mưa).
Cá sặc rằn Ảnh: Phan Thanh Cường
Kỹ thuật sinh sản
Dụng cụ cho cá đẻ: Là bể composite thể tích 1 – 4 m3. Nước chuẩn bị cho cá đẻ là sạch bơm vào bể, mức nước bể 20 – 30 cm. Dùng lá sen hoặc lá khoai môn đặt trong bể để làm tổ cho cá đẻ.
Chọn cá bố mẹ cho đẻ: Đối với cá đực khoẻ mạnh, linh hoạt, không bị xây xát, màu sắc tốt, vuốt nhẹ bụng có sẹ màu trắng đục chảy ra là cá đã thành thục tốt có thể sinh sản được. Đối với cá cái: Khỏe mạnh, linh hoạt, không bị xây xát, bụng to mềm, hậu môn ửng hồng, vuốt nhẹ trứng màu xám lộ ra ở hậu môn là có thể cho đẻ. Tỷ lệ đực cái là 1:1.
Do cá sặc là loại dễ sinh sản do đó ta có thể sử dụng HCG kết hợp với não thùy với liều lượng 3.000 – 3.500 UI với 1,5mg não thùy cho 1 kg cá cái. Liều lượng 1.500 – 1.700 UI cho 1 kg cá đực, và chỉ tiêm 1 lần. Sau khi tiên xong thả cá vào bể đẻ với mật độ 40 cặp/m3.
Sau 12 giờ cá bắt đầu làm tổ và thổi bọt lên tổ. Ở nhiệt độ từ 28 – 300C, khoảng 18 – 20 giờ sau tiêm kích dục tố thì cá bắt đầu đẻ trứng, quy trình này cho tỉ lệ đẻ 100%. Kiểm tra cá đẻ khi cá đẻ xong thì ta dùng vợt vớt trứng chuyển qua bể ấp để ấp. Do trứng cá sặc là trứng nổi nên ta có thể ấp trong bể composite, bề mặt bể phải thoáng và sục khí nhẹ liên tục để cung cấp oxi cho trứng, ấp với mật độ từ 200.000 – 360.000 trứng/m2 bể. Cá bố mẹ được bắt thả xuống ao vèo, có thể nuôi vỗ cá bố mẹ để thành thục lại hoặc bán.
Sau khi ấp 16 – 18 giờ thì cá nở. Sau khi nở 3 – 4 ngày cá tiêu hết noãn hoàng thì thu cá bột, tỉ lệ nở 52%. Dùng vợt vớt cá bột cho vào bao có bơm ôxy và vận chuyển cá đến ao ương.
Ương cá bột lên cá hương
Ao ương cá bột có diện tích thông thường 1.200 – 6.600 m2. Sau khi gây màu nước xong ta thả cá bột với mật độ 500 – 650 con/m2. Sau khi thả cá bột xuống ao thì cho ăn ngay.
Có thể sử dụng thức công nghiệp (thức ăn Grobest 40% đạm) cho cá bột cho ăn sau đó tăng kích cỡ thức ăn dần theo cỡ miệng của cá. Sau khi ương cá được 20 – 25 ngày, cá kích thước 1,2 – 1,5 cm thì thu hoạch để sang ao rộng hơn hoặc để ương lên thành cá giống. Tỉ lệ sống của của cá khi ương từ bột lên 25 ngày có thể từ 50 – 75%.
Từ khóa » Bọt Cá Sặc
-
Đặc điểm Sinh Học Và Mô Hình Nuôi Cá Sặc Rằn Hiệu Quả
-
Đi Ruộng Đặt Lờ Bọt Cá Sặc - Cách Bắt Cá đơn Giản Nhưng Rất Hiệu Quả
-
Đặc Lờ Bắt Cá Sặc Làm Bọt Sau Những Cơn Mưa Lớn đầu Mùa - YouTube
-
Kỹ Thuật Nuôi Cá Sặc Cẩm Thạch Sinh Sản (Cá Sặc Bướm) - Pet Mart
-
Cá Sặc Bướm Sinh Sản Như Thế Nào? | Yêu Thú Cưng - Yêu Pet
-
Kỹ Thuật Nuôi - ương Cá Sặc Rằn Giống
-
Cá Sặc Bướm - Trichopodus Trichopterus - Tép Bạc
-
Cá Sặc Xanh - Sặc Cẩm Thạch - Cá Cảnh Thủy Sinh 1
-
HƯỚNG DẪN NUÔI ĐẺ CÁ SẶC CẨM THẠCH - Mayaqua
-
Kỹ Thuật Nuôi Vỗ, Sinh Sản Và ương Cá Sặc Rằn
-
Cá Sặc Gấm Và Những đặc Tính Thú Vị ít Người Biết đến
-
Kinh Nghiệm Sản Xuất Giống Cá Sặc Rằn | Farmvina Nông Nghiệp
-
Đặc điểm Nuôi Cá Sặc Rằn | Farmvina Nông Nghiệp