Các Bà Mẹ Nên Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Hoàn Toàn Trong 6 Tháng đầu.

Navigation
  • Skip to Content
Product Admin Menu Bạc Liêu

Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. - syt

  • Cổng chính
  • Trang chủ
  • Thủ tục hành chính
Trung tâm y tế Giá Rai diễn tập Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Hội nghị tổng kết công tác công đoàn ngành Y tế Bạc Liêu, năm 2024 Hội thảo sơ kết thực hiện áp dụng mô hình “Bảng điểm chất lượng” tại 64 Trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh Tăng cường công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm mùa Đông – Xuân Trung tâm y tế Đông Hải kiểm tra cuối năm các Trạm y tế xã, thị trấn
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Thành lập Sở Y tế
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Quy chế hoạt động
    • Sơ đồ tổ chức
    • Cơ sở y tế trực thuộc
  • Tin tức - Sự kiện
    • Phát ngôn & Cung cấp thông tin cho báo chí
    • Cải cách hành chính
    • Tin chuyên ngành
    • Đoàn thanh niên
    • Tuyên truyền sức khỏe
    • Nghiên cứu khoa học
    • Thông tin tuyên truyền, phổ biến chính sách, chế độ thuộc lĩnh vực y tế
    • Chiến lược, định hướng, quy hoạch, kế hoạch phát triển
    • Thông tin dự án, hạng mục, đầu tư, đấu thầu
    • Chi cục dân số KHHGĐ
      • Tin hoạt động chi cục DS
    • Lịch tiếp công dân
    • Hành nghề khám chữa bệnh và dược
      • Lĩnh vực Dược
      • Lĩnh vực Khám bệnh
      • Công tác dược
      • Khám, chữa bệnh
    • Thông báo
    • Chi cục an toàn thực phẩm
  • Văn bản
    • Văn bản Trung ương
    • Văn bản của Tỉnh
    • Văn bản của Sở
  • Tài liệu Đảng
  • Lịch tiếp công dân
  • Hành nghề khám chữa bệnh
  • Công tác dược
  • An toàn vệ sinh thực phẩm
Liên kết web - Chọn Website - Thăm dò Thống kê truy cập

null Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

6265 Views Tuyên truyền sức khỏe Thứ hai, 17/08/2020, 20:40 Màu chữ Cỡ chữ Các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Chế độ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bú mẹ và kèm dinh dưỡng hợp lý (bú kèm, ăn dặm) cho trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Trẻ sơ sinh cần được cho bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh và được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời, sau đó cho ăn bổ sung hợp lý nhưng vẫn duy trì cho trẻ bú sữa mẹ đến 24 tháng tuổi.

​​​​​​​

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất và hợp lý nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, là thức ăn hoàn hảo để trẻ sơ sinh phát triển toàn diện. Trong sữa mẹ có chứa các kháng thể và dưỡng chất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của trẻ và bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật. Việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu không chỉ có lợi cho trẻ, mà còn có lợi cho bà mẹ trên nhiều phương diện. Ở trẻ sơ sinh, chỉ cho trẻ bú sữa mẹ mà không cho ăn hoặc uống thêm bất cứ 1 loại thức ăn hay chất lỏng nào khác kể cả nước. Sữa mẹ cung cấp đấy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết kể cả nước cho trẻ trong 6 tháng đầu đời.

Với vai trò cực kỳ quan trọng của sữa mẹ, hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2020, Thực hiện Công văn số 3895/BYT-BM-TE ngày 21/7/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2020; ngành Y tế Bạc Liêu tăng cường các hoạt động truyền thông rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ sắp kết hôn, những người làm cha mẹ…về vai trò quan trọng trong việc nuôi con bằng sữa mẹ. Truyền thông cho các cấp, các ngành và người dân về vai trò của người cha, các thành viên trong gia đình và xã hội trong việc hỗ trợ bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ, góp phần tăng tỷ lệ trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể liên quan truyền thông liên tục và hiệu quả về lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ để hỗ trợ thiết thực cho bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ đến 24 tháng hoặc lâu hơn và cách duy trì nguồn sữa khi bà mẹ trở lại làm việc sau 6 tháng nghỉ thai sản. Lợi ích của nuôi con bằng sữa mẹ: - Nuôi con bằng sữa mẹ góp phần giảm nghèo: Sữa mẹ là thực phẩm tự nhiên, có chi phí thấp để nuôi dưỡng trẻ nhỏ. Tất cả mọi gia đình đều có khả năng chi trả cho sữa mẹ để nuôi trẻ nhỏ mà không gây thêm gánh nặng kinh tế cho gia đình so với các phương thức nuôi dưỡng nhân tạo khác. Xóa đói: Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến 2 tuổi hoặc lâu hơn sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng có chất lượng cao từ đó phòng chống đói, thiếu dinh dưỡng cho trẻ em. Nuôi con bằng sữa mẹ đồng nghĩa với bảo đảm an ninh thực phẩm cho trẻ nhỏ. - Cho khởi đầu sức khỏe tốt: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp nâng cao sức khỏe của cả mẹ và con. Nuôi con bằng sữa mẹ cải thiện có ý nghĩa khả năng sống còn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, cải thiện sức khỏe và thể chất cho bà mẹ. - Nâng cao thể lực, trí tuệ và chất lượng giáo dục: Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng trung bình 03 điểm IQ, đóng vai trò quan trọng cho tăng trưởng trí tuệ và nhận thức của trẻ do đó tăng kết quả học tập khi lớn lên. - Góp phần bình đẳng giới: Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo sự công bằng khi mỗi đứa trẻ sinh ra đều có được khởi đầu như nhau và tốt nhất. Nuôi con bằng sữa mẹ là quyền của các bà mẹ và họ cần được xã hội hỗ trợ để có thể cho con bú. Được nuôi con bằng sữa mẹ là trải nghiệm hạnh phúc của các bà mẹ khi họ được chủ động trong việc nuôi dưỡng con của mình. Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm có thai ngoài ý muốn, giúp phụ nữ có thêm thời gian học tập, làm việc và thăng tiến trong sự nghiệp. - Giúp bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng sạch và tiết kiệm: Nuôi con bằng sữa mẹ tiết kiệm rất nhiều năng lượng hơn so với việc sản xuất sữa công thức. Để có được sữa công thức tốn rất nhiều năng lượng, nước, nhiên liệu để nuôi bò và sản xuất sữa. - Tăng trưởng kinh tế và việc làm bền vững: Các chính sách giúp bảo vệ nguồn sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc có tác động giúp người phụ nữ gắn bó với cơ sở làm việc, đảm bảo tạo ra sản phẩm xã hội, tiết kiệm ngày giờ công do con ít bị ốm vì đã được bú mẹ. - Sử dụng các nguồn tài nguyên có trách nhiệm: Nuôi con bằng sữa mẹ cung cấp nguồn chất dinh dưỡng lành mạnh, không gây ô nhiễm, không tiêu tốn chất màu của đất, đảm bảo tiết kiệm nguồn tài nguyên; là hành động bảo vệ khí hậu: Nuôi con bằng sữa mẹ không gây ô nhiễm môi trường, không thải khí cacbon nên không làm khí hậu nóng lên như nuôi trẻ bằng sữa công thức. Các đại dương bền vững: Sản xuất và phân phối sữa công thức công nghiệp dẫn đến rác thải gây ô nhiễm biển và ảnh hưởng đời sống sinh vật biển. Sử dụng đất bền vững: Nuôi con bằng sữa mẹ bảo vệ sinh thái so với nuôi bằng sữa công thức. Sản xuất sữa công thức gắn liền với các nông trại sữa gây xói mòn màu mỡ nguồn đất. Cho bé bú mẹ càng sớm càng tốt ngay sau khi sinh: Sau khi sinh, mẹ nên cho con bú càng sớm càng tốt, để tận dụng nguồn sữa non rất giàu dinh dưỡng và chất diệt khuẩn. Cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu đầu sau sinh giúp trẻ được bú sữa non. Sữa non được xem là chất miễn dịch đầu tiên của trẻ, sữa non có màu vàng nhạt, cô đặc rất giàu chất đạm cũng như các kháng thể, bạch cầu và các vitamin. Kháng thể này không chỉ bảo vệ bé rất tốt trong 6 tháng đầu đời mà còn giúp trẻ phát triển trí não, tăng cường sức đề kháng. Sữa non là sữa sạch, nguyên chất và có khả năng kháng khuẩn. Cho trẻ bú mẹ sớm và thường xuyên, đặc biệt cùng với phương pháp tiếp xúc da-kề-da sớm giữa mẹ và trẻ giúp ổn định nhiệt độ, hô hấp, nồng độ đường trong máu của trẻ và tình cảm khắn khít giữa mẹ và con. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ có lợi cho trẻ mà còn có nhiều tác dụng tốt đối với người mẹ thông qua việc cho trẻ bú đã kích thích sự giải phóng hóc môn oxytoxin trong cơ thể mẹ. Hóc môn này làm co dạ con và giảm mất máu sau khi sinh. Những phụ nữ đã từng cho con bú thì nguy cơ bị ung thư vú, ung thư buồng trứng thấp hơn rất nhiều so với những người phụ nữ chưa từng cho con bú. - Bao lâu cho bé bú một lần: Tùy thuộc nhu cầu của bé, cho bé bú mẹ bất cứ khi nào bé cần, khi nào bé đói. Thông thường, thời gian giữa hai lần bú không quá hai giờ. Ở trẻ sơ sinh dạ dày nằm ngang và rất bé, trẻ cần phải bú nhiều lần trong ngày mới đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng để phát triển thể chất. Trẻ bú mẹ no thì giấc ngủ sâu hơn, ít giật mình thức giấc và quấy khóc. - Mẹ ăn uống thế nào khi cho con bú: Các bà mẹ đang cho con bú cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý vì “Mẹ ăn gì, con bú nấy”. Mẹ phải ăn nhiều để tiết ra đủ lượng sữa cho con bú. Thành phần các loại thức ăn của mẹ phải đa dạng đảm bảo cung cấp cho bé đủ các loại dưỡng chất để bé phát triển. Nên ăn các loại rau củ quả, thức ăn tươi để giúp bé tiêu hóa tốt. Không nên ăn các gia vị cay, nóng như ớt, hạt tiêu, hay các loại dưa, cà muối, măng chua ngâm giấm, các loại mắm, thịt bò khô... Các đồ uống như rượu, thuốc lá, cà phê…mẹ nên tuyệt đối tránh trong thời gian cho con bú. Những điều cần lưu ý ở bà mẹ khi cho con bú: - Không tự ý vắt sữa non trước khi sinh: Sữa non được hình thành từ quý thứ 2 của thai kỳ và tiếp tục tồn tại trong bầu vú mẹ trong vòng 1 – 3 ngày sau sinh. Sữa non đặc sánh, chứa ít lactose, chất béo và vitamin tan trong nước nhưng lại rất giàu vitamin tan trong chất béo, protein và các kháng thể. Sữa non chính là nguồn dinh dưỡng vàng đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ sinh non; không nên vắt sữa non trước khi sinh với mục đích để con được bú nhiều sữa non hơn, đây là việc làm hết sức nguy hiểm, động tác kích thích lên đầu vú khi người mẹ vắt sữa non sẽ làm tăng tiết hóc môn oxytocin nội sinh, tạo ra những cơn co thắt tử cung không mong muốn và có thể khiến người mẹ sinh non; ngoài ra vắt hút được sữa non sẽ gây đau đớn hoặc áp xe vú do tuyến sữa bị tác động mạnh từ bên ngoài. Chỉ những mẹ mắc bệnh truyền nhiễm thì mới cần vắt sữa non trước sinh nhưng tuyệt đối phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. - Da kề da ngay sau sinh: Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trẻ sơ sinh cần được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay sau khi chào đời, giúp trẻ giảm sốc khi phải rời khỏi tử cung ra môi trường bên ngoài, ổn định thân nhiệt, điều hòa nhịp thở, phòng hạ đường máu và đặc biệt là giúp trẻ hình thành phản xạ tìm vú mẹ. Da kề da ngay sau sinh giúp trẻ cảm thấy an toàn và kích thích cơ chế tiết sữa của mẹ. Đối với người mẹ, tiếp xúc da kề da với con cũng là liệu pháp không kém phần quan trọng khi nó giúp mẹ giảm đau và kích thích cơ thể tiết ra hóc môn “tình yêu” oxytocin để giải phóng và tăng tiết sữa, giúp tử cung co hồi tốt hơn. - Cho trẻ bú mẹ càng sớm càng tốt: Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ càng sớm càng tốt, lý tưởng nhất là trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Hành động này giúp trẻ tận hưởng được những giọt sữa non quý giá, đồng thời giúp trẻ cảm nhận được hơi ấm thương yêu từ cơ thể người mẹ. Đừng quá lo lắng khi mẹ chưa có nhiều sữa cho con bú, bởi chỉ một vài giọt sữa non sánh đặc đã có thể giúp trẻ đủ năng lượng. Cho trẻ bú mẹ sớm cũng đóng vai trò rất quan trọng trong sự tiết sữa. Khi trẻ bú mẹ, sữa non trong bầu ngực được giải phóng khiến bầu ngực trở nên trống rỗng. Lúc đó, tuyến sữa của mẹ sẽ tự động tiết thêm sữa để lấp đầy những khoảng trống đó tạo ra nhiều sữa hơn. - Chọn đúng tư thế cho con bú: Chọn đúng tư thế cho trẻ bú giúp cả hai mẹ con đều cảm thấy thoải mái và đặc biệt là giúp trẻ tránh được tình trạng ọc sữa, nôn trớ. Đây là một trong những bí quyết nuôi con bằng sữa mẹ quan trọng, có nhiều tư thế cho con bú khác nhau, trong đó 4 tư thế cơ bản được khuyên dùng nhiều nhất là tư thế bế ru thuận tay, bế ru ngược tay, tư thế ôm trái banh và tư thế nằm nghiêng. Trong quá trình cho con bú, nên thay đổi nhiều tư thế khác nhau để các cơ và xương khớp được thư giãn. - Cho trẻ ngậm bắt núm vú đúng cách: Cho trẻ ngậm bắt núm vú đúng cách giúp trẻ bú được nhiều sữa, nuốt sữa dễ dàng, giảm cảm giác đau đớn ở đầu vú của người mẹ cũng như kích thích tiết hóc môn oxytocin để giải phóng sữa và tăng tiết sữa hiệu quả. Ngược lại, cho trẻ ngậm bắt núm vú sai cách có thể làm trẻ bú mất nhiều thời gian nhưng vẫn đói, tăng cân chậm; còn mẹ thì đau đầu vú, nứt núm vú, bị tắc sữa hoặc giảm tiết sữa do sữa không được giải phóng hết khỏi bầu ngực.Để cho con ngậm bắt núm vú đúng cách không khó, mẹ chỉ cần đưa đầu vú chạm vào mũi trẻ, trẻ sẽ tự động mở rộng miệng để ngậm lấy vú mẹ. - Tuân thủ tiêu chuẩn thời gian của mỗi cữ bú: Mỗi cữ bú, trẻ sơ sinh cần từ 15 – 20 phút do lúc này kỹ thuật bú mẹ của con chưa tốt và lực hút cũng còn rất yếu. Sau này, khi trẻ đã lớn hơn, trẻ có thể chỉ cần hơn 10 phút là đã no bụng. Trong cữ bú của trẻ, cần chú ý cho trẻ bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại. - Không chia cữ bú cứng nhắc: Trung bình trẻ sơ sinh cần bú mẹ khoảng 3 tiếng một lần, nhưng nếu thấy trẻ tóp tép miệng đòi ăn, mẹ hoàn toàn có thể cho trẻ bú ngay cả khi chưa đến giờ. Đừng bắt trẻ ăn theo giờ cứng nhắc của mẹ, bởi nếu như để bé quá đói, bé sẽ mệt, cáu gắt và không chịu bú mẹ nữa. Trong trường hợp trẻ ngủ li bì trên 3 tiếng, mẹ cần nhẹ nhàng đánh thức trẻ và cho trẻ bú. Nếu mẹ không làm điều này, trẻ có thể bị chậm lớn do sữa bú không đủ, lượng sữa tiết ra của mẹ cũng ít dần do nhu cầu của con giảm xuống. - Đừng vội vàng cho trẻ dùng sữa công thức: Trên thực tế, nhiều bà mẹ thấy con nhà người ta dùng sữa bột mập mạp hơn hoặc cho rằng sữa của mình không đủ nên đã cuống cuồng cho con dặm thêm sữa công thức ngay từ khi lọt lòng. Đây là hành động hoàn toàn sai lầm bởi trên thế giới này, chẳng có sản phẩm nào sánh bằng sữa mẹ. - Vắt hút sữa đều đặn: Cho con bú mẹ trực tiếp luôn là tốt nhất, nhưng trong một số trường hợp, mẹ cần phải thực hiện vắt hút sữa. Đó là khi mẹ nhiều sữa con bú không hết, là khi mẹ bị ốm phải cách ly với con hoặc mẹ phải đi làm không thể cho con bú đều đặn như trước. Vắt hút sữa thường xuyên theo cữ không chỉ giúp mẹ tránh được tình trạng tắc sữa mà còn có tác dụng kích thích tuyến sữa tiết ra nhiều sữa hơn, bởi sữa được giải phóng càng nhiều thì tuyến sữa càng hoạt động tích cực. - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi: Tuyến sữa cần rất nhiều năng lượng và dinh dưỡng để hoạt động. Mọi dưỡng chất sau khi đi vào cơ thể đều được ưu tiên vào sữa mẹ trước, sau đó mới đến các cơ quan còn lại. Chế độ ăn uống không đảm bảo có thể khiến mẹ bị ít sữa hoặc sữa không đủ dinh dưỡng, con bú mẹ chậm lớn, chậm tăng cân. Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ, các bậc cha mẹ hãy cho trẻ tiếp cận sớm với nguồn sữa mẹ quý giá, nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng./.. Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG

Số lượt xem: 6265

Tin đã đưa
  • Trung tâm y tế Đông Hải: Hưởng ứng Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa mẹ 01-07/8/2020. (17/08/2020)
  • Hưởng ứng tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. (18/06/2020)
  • Ngày Vi chất dinh dưỡng 01-02/6/2020: Toàn tỉnh Bạc Liêu đồng loạt triển khai khám sàng lọc suy dinh dưỡng và tổ chức bữa ăn dinh dưỡng. (17/06/2020)
  • Hưởng ứng chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng. (17/06/2020)
  • Hưởng ứng Ngày vi chất dinh dưỡng 1-2/6/2020: Tăng cường vi chất dinh dưỡng trong phòng chống dịch bệnh. (29/05/2020)
  • Virus nCoV - Cập nhật mới nhất, liên tục (18/05/2020)
  • Tiêm chủng trong tình hình dịch bệnh COVID-19. (29/04/2020)
  • Những điều cần bết về bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút corona mới. (27/03/2020)
  • Hướng dẫn sử dụng khẩu trang tại cộng đồng phòng chống COVID-19 (26/03/2020)
  • Bộ Y tế ban hành Sổ tay Hướng dẫn tổ chức thực hiện cách ly y tế vùng có dịch Covid-19 (20/03/2020)
Tin đọc nhiều nhất
Cách thức phân loại trường hợp nghi mắc COVID-19 phải cách ly: F1 bắt buộc cách ly tập trung; F2, F3, F4... có thể cách ly tại nhà dưới sự theo dõi chặt chẽ của cán bộ y tế.
Bệnh đái tháo đường và dấu hiệu nhận biết sớm bệnh đái tháo đường.
Phòng ngừa bệnh bại liệt: Uống đủ 03 liều vắc xin bại liệt (OPV) trẻ vẫn cần tiêm nhắc lại 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV).
Tất tần tật từ [A-Z] về nước ion kiềm giàu hydro tốt cho sức khỏe
10 lợi ích và thủ thuật ăn ớt khỏe mạnh
Bệnh Eczema: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa
Hãy kiểm soát đường huyết tốt ở người bệnh đái tháo đường.
Hãy yêu thương và hết lòng giúp đỡ người khuyết tật!
Vai trò của truyền thông giáo dục sức khỏe trong thay đổi hành vi
Viêm hang vị dạ dày không nên ăn gì?
Ảnh hoạt động Trước Sau Thư viện video
  • Video clip: Những điều cần biết sau khi tiêm vắc xin phòng COVID (dành cho người đi tiêm) - do Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam phối hợp thực hiện.
  • Video clip: Những điều cần biết trước khi tiêm vắc xin phòng COVID (dành cho người đi tiêm) - Bộ Y tế và UNICEF Việt Nam phối hợp thực hiện.
  • Học tập và làm theo Bác Chuyên đề 2019_Phần 1
© SỞ Y TẾ BẠC LIÊU Chịu trách nhiệm chính: ông Phạm Văn Tùng - Phó Giám đốc Sở Y tế Địa chỉ: Số 07, đường Nguyễn Tất Thành, phường 1, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Điện thoại: 0291.3.824206. Fax: 0291.3.824206 Email: syt@baclieu.gov.vn
  • Trở về đầu trang
  • |
  • Trang chủ
  • |
  • Liên hệ
  • |
  • Góp ý
  • |
  • Sơ đồ Site
  • |
  • Đăng nhập
  • |
  • Thống kê
  • |
  • ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang

Từ khóa » Bú Hoàn Toàn Bằng Sữa Mẹ