Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ - Viện Dinh Dưỡng
- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Chức năng, nhiệm vụ
- Sơ đồ tổ chức
- Đội ngũ lãnh đạo
- Các đơn vị trong viện
- Hoạt động
- Tin tức
- Tin đấu thầu
- Hỏi đáp
- Liên hệ
Hoạt động chuyên môn
- Nghiên cứu khoa học
- Lĩnh vực nghiên cứu
- Các đề tài và xuất bản phẩm
- Đào tạo
- Giới thiệu trung tâm đào tạo
- Chương trình đào tạo
- Thư viện Giáo trình/Bài giảng
- Hoạt động Đào tạo
- Dành cho học viên
- Luận án của học viên
- Hợp tác quốc tế
- Lĩnh vực hợp tác
- Đối tác quốc tế
- Các hoạt động
- Chiến lược Dinh dưỡng
- Quản lý nhà nước
- Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu
- Thanh tra, kiểm tra về ATTP
Thông tin - giáo dục dinh dưỡng
- Thông tin, giáo dục truyền thông
- Dinh dưỡng phòng chống COVID-19
- Tài liệu truyền thông dinh dưỡng
- Tra cứu đề tài
- Số liệu thống kê
- Thư viện điện tử
Dịch vụ
- Kiểm nghiệm VSATTP
- Khám tư vấn dinh dưỡng
- Sản phẩm dinh dưỡng (NINFOOD)
- Công bố các sản phẩm thực phẩm
Phổ biến kiến thức chuyên môn
Nuôi con bằng sữa mẹ Cập nhật: 11/27/2014 - Lượt xem: 39007 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ1.1. Sữa mẹ:Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo, dễ hấp thu và sử dụng có hiệu quả cao. Trẻ bú mẹ sẽ lớn nhanh.Sữa mẹ có nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ bú mẹ ít mắc các bệnh tiêu chảy, viêm phổi và một số bệnh khác so với trẻ không được bú mẹ.Nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM) hoàn toàn trong 6 tháng đầu là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cho ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác kể cả nước chín, trừ các trường hợp phải uống bổ sung các vitamin, khoáng chất hoặc thuốc theo chỉ định của thầy thuốc.1.2. Những lợi ích của sữa mẹLợi ích đối với trẻ:- Là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu trẻ trong 6 tháng đầu.
- Thúc đẩy sự phát triển cơ thể trẻ.
- Kích thích sự phát triển của não.
- Phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp.
- Dễ tiêu hóa, sử dụng hiệu quả.
- Cung cấp đầy đủ nước cho trẻ trong 6 tháng đầu.
- Đảm bảo dinh dưỡng nhất là trong trường hợp khẩn cấp (bão lụt, chiến tranh).
- Sạch sẽ, luôn sẵn sàng và ở nhiệt độ phù hợp.
- Cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh giúp xổ rau và tránh mất máu cho mẹ.
- Trẻ bú mẹ kích thích co hồi tử cung tốt.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên kích thích tăng cường sản xuất sữa.
- Cho trẻ bú ngay và thường xuyên giúp phòng cương tức sữa cho mẹ.
- Bú mẹ có lợi ích kinh tế cao (tiết kiệm chi phí).
- Giúp tăng cường tình cảm mẹ con.
- Tốt cho sức khỏe của mẹ (giảm thiếu máu, phòng ung thư vú, cổ tử cung).
- Chậm có kinh trở lại, chậm có thai lại.
- Giảm nguy cơ bệnh tật.
- Giảm các chi phí y tế.
Ức chế tiết sữa: Trong sữa mẹ có một yếu tố phụ được gọi là chất ức chế tạo sữa. Khi một lượng sữa lớn đọng trong vú, chất ức chế sẽ tiết ra làm cho vú ngừng tạo sữa. Vì vậy muốn vú tạo nhiều sữa thì phải tạo cho vú luôn rỗng bằng cách cho trẻ bú thường xuyên hoặc vắt sữa ra.2.2. Thực hành cho con bú đúng cách2.2.1. Cho trẻ bú sớmBắt đầu cho trẻ bú ngay trong 1 giờ đầu sau khi sinh. Việc cho bú ngay sau sinh giúp trẻ được cung cấp chất dinh dưỡng cần nhất cho trẻ mới ra đời, giúp co hồi tử cung, tránh mất máu mẹ và giúp mẹ bài tiết sữa sớm. Không nên cho trẻ ăn những thức ăn hay đồ uống khác, đặc biệt là sữa ngoài (sữa bột) và không cho trẻ bú bình trong khi sữa chưa về. Nếu trẻ ăn các thức ăn hay đồ uống khác thay thế sữa mẹ sẽ làm mẹ giảm tiết sữa và làm cho bà mẹ không đủ sữa nuôi con, có thể trẻ cũng chọn sữa công thức mà không chịu bú mẹ . Nếu trẻ không bú mẹ hoặc khi sữa mới về thì bầu vú có thể căng tức sữa làm cho bà mẹ cảm thấy đau. Nếu cho trẻ bú thì bầu vú sẽ bớt căng và mẹ sẽ thấy hết đau. 2.2.2. Cho trẻ bú như thế nào Trong 6 tháng đầu, trẻ chỉ cần bú mẹ, không cần ăn bất kỳ thức ăn hay đồ uống nào khác, tiếp tục cho trẻ bú đến khi trẻ được 24 tháng. Trẻ cần được bú theo nhu cầu, thường xuyên như trẻ muốn, cả ngày lẫn đêm. Số lần bú khoảng 8-12 lần trong 24 giờ phụ thuộc vào kích cỡ dạ dày của trẻ. Kích cỡ dạ dày của trẻ: thể tích dạ dày của trẻ mới sinh như sau: 1-2 ngày: 5-7ml (quả nho); 3-4 ngày: 22-27ml (quả chanh) và 10 ngày: 60-80ml (quả trứng gà). Trẻ càng bú nhiều, mẹ càng tiết nhiều sữa. Bú hết một bên vú rồi mới chuyển sang bên kia để đảm bảo trẻ được bú cả sữa đầu và sữa cuối giàu dinh dưỡng. Dấu hiệu trẻ đòi bú mẹ:
- Xoay xở, không nằm yên.
- Há miệng và quay đầu sang hai bên.
- Đưa lưỡi ra vào.
- Mút ngón tay hoặc mút nắm tay.
Mỗi lần cho trẻ bú kéo dài chừng nào trẻ còn muốn bú cho đến khi trẻ tự nhả vú ra. Nếu một lần bú kéo dài hơn nửa tiếng hoặc các lần bú quá gần (các lần chỉ cách nhau 1-1,5 tiếng) là dấu hiệu trẻ không được ngậm bắt vú đúng và bú không có hiệu quả, cần kiểm tra đánh giá lại.Nếu trẻ đi tiểu ít nhất 6 lần trong vòng 24 giờ, đó là dấu hiệu của bú mẹ đủ (trong 2 ngày đầu khi bú sữa non thì chỉ làm ướt 1-2 tã/ngày). Nếu không, cần cho bú mẹ thêm hoặc kĩ thuật cho bú cần được xem xét lại có đúng hay không.Khi trẻ bị ốm (bệnh), vẫn tiếp tục cho trẻ bú, cần cho bú thường xuyên hơn và lâu hơn.Không nên cho trẻ bú bình. Nếu trẻ bú bình trước khi bú mẹ lần đầu thì trẻ khó có thể mút vú có hiệu quả. Thậm chí những trẻ đã bú mẹ trong vài tuần sau đẻ rồi bú bình, đến khi bú mẹ lại vẫn có thể bú không hiệu quả.2.2.3. Tư thế bú đúngTư thế:
- Tùy điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay ngồi nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế thoải mái, thư giãn.
- Đầu và thân trẻ phải nằm trên cùng một đường thẳng.
- Bụng trẻ áp sát vào bụng mẹ.
- Mặt trẻ quay vào vú mẹ và mũi trẻ đối diện với núm vú.
- Ngoài đỡ đầu và mông, cần phải đỡ mông trẻ nếu là trẻ sơ sinh.
Cách ngậm bắt vú đúng:
- Quầng vú ở phía trên miệng trẻ còn lại nhiều hơn quầng vú ở phía dưới.
- Miệng trẻ mở rộng.
- Môi dưới hướng ra ngoài.
- Cằm trẻ chạm vào vú mẹ.
Hậu quả ngậm bắt vú sai:
- Đau hay tổn thương núm vú (có thể nứt cổ gà).
- Cương tức vú, tắc tia sữa.
- Vú sẽ tạo ít sữa đi.
- Trẻ đòi bú liên tục, khóc nhiều và mỗi lần bú kéo dài hoặc từ chối bú mẹ.
- Trẻ tăng cân kém.
2.3. Vắt sữaCách vắt sữa: Vắt sữa có ích trong những trường hợp sau:
- Giảm bớt căng tức sữa hoặc tắc ống dẫn sữa
- Mẹ có núm vú tụt vào trong phải vắt sữa cho trẻ ăn trong khi trẻ đang tập bú
- Vắt sữa cho trẻ từ chối bú mẹ ăn trong khi tập bú trở lại.
- Vắt sữa cho trẻ ốm hoặc trẻ sơ sinh có cân nặng thấp khi trẻ không thể bú được.
- Duy trì sự tạo sữa khi mẹ phải đi làm xa hoặc mẹ bị ốm không trẻ bú được.
- Đề phòng núm vú bị khô nứt hoặc đau.
Kỹ thuật vắt sữa bằng tay: (nên để bà mẹ tự làm lấy)
- Rửa tay sạch
- Ngồi hoặc đứng ở tư thế thoải mái và giữ một cốc đựng sữa ở gần vú
- Đặt ngón tay cái ở phía trên quầng vú và núm vú, ngón tay trỏ đặt ở phía dưới quầng vú và núm vú đối diện với ngón tay cái, các ngón tay khác đỡ vú, ấn ngón cái và ngón trỏ một cách nhẹ nhàng về phía trong và vào thành ngực. Không nên ấn mạnh quá vì có thể làm tắc ống dẫn sữa. Ấn vào rồi bỏ ra, làm lại nhiều lần. Việc này không gây đau, nếu đau nghĩa là kỹ thuật làm sai. Xoay ngón tay vào quầng vú vùng bên cạnh để đảm bảo rằng sữa được vắt ra từ tất cả các khoang sữa.
- Tránh xoa bóp hoặc trượt các ngón tay dọc theo da, tránh ép vào núm vú vì ấn hoặc kéo núm vú không làm cho sữa chảy ra.
- Vắt mỗi bên vú tối thiểu 3-5 phút cho tới khi dòng sữa chảy chậm lại thì chuyển sang bên kia và sau đó lại vắt lại ở cả hai bên
- Không đủ sữa: Muốn tạo được nhiều sữa bà mẹ cần cho con bú sớm ngay sau khi đẻ, cho trẻ bú nhiều lần, bú đúng cách để kích thích phản xạ Prolactin và Oxytoxin. Nên cho trẻ bú nhiều vào ban đêm cũng là một cách để tăng cường sự tạo sữa. Nếu bà mẹ phải đi làm, không có điều kiện cho con bú thường xuyên thì bà mẹ phải vắt sữa thường xuyên để kích thích vú tạo sữa. Với nguyên tắc là vú phải luôn rỗng thì mới tạo được nhiều sữa.
- Nứt núm vú: Thường do nguyên nhân trẻ ngậm bắt vú sai. Nếu trẻ ngậm bắt vú sai, trẻ sẽ kéo núm vú vào và đẩy ra trong khi nó mút vú và chà sát da của núm vú lên miệng trẻ. Điều này làm cho bà mẹ rất đau, sau nhiều lần bú kiểu này, da ở núm vú sẽ bị tổn thương gây nứt núm vú. Điều trị bằng cách cải thiện sự ngậm bắt vú tốt, triệu chứng đau sẽ giảm đi.
- Cương tức vú: Nguyên nhân: Không cho bú sớm, không cho bú thường xuyên, ngậm bắt vú kém, hạn chế thời gian mỗi bữa bú. Phòng ngừa bằng cách cho trẻ bú sớm, bú thường xuyên và giúp trẻ ngậm bắt vú tốt. Điều trị: Nếu trẻ bú được thì phải cho trẻ bú thường xuyên, nếu trẻ không bú được thì phải vắt sữa bằng tay hoặc dùng bơm hút sữa. Trước khi cho bú dùng gạc ấm đắp lên vú. Sau khi cho bú thì dùng gạc lạnh để giảm phù nề.
- Tắc ống dẫn sữa và viêm vú: Khi ống dẫn sữa bị tắc làm sữa bị ứ trệ gây ra viêm vú, có thể viêm từ không nhiễm trùng đến viêm nhiễm trùng. Điều trị: trước hết phải cải thiện sự lưu thông ở ống dẫn sữa sau đó tìm nguyên nhân để xử trí nếu sau 24 giờ các triệu chứng không giảm phải điều trị thêm bằng thuốc kháng sinh, giảm đau và nghỉ ngơi hoàn toàn.
- Núm vú phẳng và bị tụt vào trong: Điều trị trước đẻ thường không có giá trị, ngay sau khi đẻ phải giúp bà mẹ tin tưởng rằng trẻ bú từ vú chứ không phải từ núm vú, giúp bà mẹ cho trẻ ngậm vú tốt, cố gắng cho trẻ bú ở những tư thế khác nhau. Giúp bà mẹ làm cho vú dài ra bằng cách sử dụng bơm hút đầu vú ra.
- Trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ, người mẹ cần có thêm năng lượng để tạo sữa, có thời gian để nghỉ ngơi, lao động vừa phải. Nếu chế độ ăn của bà mẹ quá nghèo nàn, không đủ chất dinh dưỡng, bổ sung thêm bà mẹ sẽ phải sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong các mô của cơ thể để tạo sữa, bà mẹ sẽ bị suy dinh dưỡng. Vì vậy, bà mẹ cần được ăn, uống nhiều hơn bình thường, không kiêng khem quá mức. Nên hạn chế ăn các thức ăn có nhiều gia vị, không uống rượu, cà phê, và hút thuốc lá.Sau sinh bà mẹ cần nghỉ ngơi và ăn uống đủ chất
3.2. Chế độ dinh dưỡng khi cho con bú
- Bà mẹ ăn uống đầy đủ, đủ chất sẽ có đủ sữa và chất lượng sữa tốt cho con bú.
- Chú ý ăn thêm các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như tôm, cua, cá, trứng, sữa, thịt, đậu đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
- Nên ăn nhiều bữa và ăn nhiều hơn bình thường.
- Uống nhiều nước (1.5 đến 2 lít/ngày) vì cơ thể cần nhiều nước cho sự tiết sữa. Không nên ăn các loại thức ăn nhiều gia vị (ớt, tiêu, hành tỏi).
- Chỉ dùng thuốc khi có sự hướng dẫn của cán bộ y tế.
- Sau 6 tháng tránh thai tự nhiên, người phụ nữ có thể sử dụng một biện pháp tránh thai, nhưng không nên sử dụng thuốc uống tránh thai có Estrogen. Thay vào đó, có thể sử dụng thuốc có Progestogen vì không ảnh hưởng tới quá trình tạo sữa.
TÓM LẠI: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu cho trẻ, bú mẹ có lợi cho cả mẹ và con. Trẻ cần được bú sữa non, bú ngay trong vòng một giờ đầu sau sinh. Trẻ cần được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục bú mẹ đến 24 tháng.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng
Tin liên quan
Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ bệnh Giun và tẩy giun Thiếu máu dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em Vitamin A Thiếu Vitamin A ở bà mẹ và trẻ em Thiếu vitamin D ở trẻ em Suy dinh dưỡng-Protein năng lượng Dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi- Trang chủ
- Giới thiệu
- Giới thiệu chung
- Chức năng, nhiệm vụ
- Sơ đồ tổ chức
- Đội ngũ lãnh đạo
- Các đơn vị trong viện
- Hoạt động
- Tin tức
- Tin đấu thầu
- Hỏi đáp
- Nghiên cứu khoa học
- Lĩnh vực nghiên cứu
- Các đề tài và xuất bản phẩm
- Đào tạo
- Giới thiệu trung tâm đào tạo
- Chương trình đào tạo
- Thư viện Giáo trình/Bài giảng
- Hoạt động Đào tạo
- Dành cho học viên
- Luận án của học viên
- Hợp tác quốc tế
- Lĩnh vực hợp tác
- Đối tác quốc tế
- Các hoạt động
- Chiến lược Dinh dưỡng
- Kiểm nghiệm VSATTP
- Khám tư vấn dinh dưỡng
- Chiến lược dinh dưỡng
- Chiến lược dinh dưỡng 2001-2010
- Chiến lược dinh dưỡng 2011-2020
- Liên hệ
- Giới thiệu dự án
- Hoạt động triển khai dự án
- Tình hình DD trẻ em
- Thông tin DD 2012
- Thông tin DD 2013
- Số liệu TK tình trạng DDTE
- Sổ tay chuyên trách DD
- Mẫu biểu thống kê - Báo cáo
- HD kỹ thuật triển khai cộng đồng
- HD sử dụng Tài liệu truyền thông
- Nghiệp vụ cán bộ chuyên trách DD
- Phổ biến kiến thức chuyên môn
- Video
- CLB chuyên trách dinh dưỡng
- Video trang chủ
- Tin tức - Sự kiện nổi bật
- Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm
- Khám tư vấn dinh dưỡng
- Sản phẩm dinh dưỡng (NINFOOD)
- Công bố các sản phẩm thực phẩm
- Menu chân trang
- Kiểm nghiệm VSATTP
- Khám tư vấn dinh dưỡng
- Hợp tác quốc tế
- Thư viện điện tử
- Thông tin, giáo dục truyền thông
- Dinh dưỡng phòng chống COVID-19
- Quản lý nhà nước
- Kiểm tra nhà nước về thực phẩm nhập khẩu
- Thanh tra, kiểm tra về ATTP
- Tài liệu truyền thông dinh dưỡng
- Tra cứu đề tài
- Số liệu thống kê
- Thư viện điện tử
Từ khóa » Bú Hoàn Toàn Bằng Sữa Mẹ
-
Hướng Dẫn Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ - Bệnh Viện Nhi Trung Ương
-
Vì Sao Bú Mẹ Hoàn Toàn Trong 6 Tháng đầu Là Khởi đầu Tốt Cho Trẻ?
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ đúng Cách Giúp Bé Phát Triển Tối ưu
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Hoàn Toàn Với 7 Bí Quyết Vàng Bạn Biết Chưa?
-
[TỪ A-Z] Cẩm Nang Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Chuẩn Nhất
-
Vì Sao Cần Cho Trẻ Bú Sữa Mẹ Hoàn Toàn Trong 6 Tháng đầu Và Kéo ...
-
Vì Sao Nên Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Hoàn Toàn Trong 6 Tháng đầu?
-
Các Bà Mẹ Nên Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Hoàn Toàn Trong 6 Tháng đầu.
-
Lợi ích Từ Việc Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ - Sở Y Tế Hà Giang
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ - Sự Khởi đầu Hoàn Hảo
-
Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ An Toàn Trong Mùa Dịch COVID-19 - UNICEF
-
Có đúng 'nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Là Tốt Nhất' Không? - BBC
-
Tại Sao Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ Là Tốt Nhất? - Nestle
-
Tư Vấn Hướng Dẫn Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ - Health Việt Nam