Các Bài Tập Về Lượng Chất Dư Hóa Học 8

Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8Bài toán về lượng chất dư Hóa 8 có đáp ánNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Bài toán về lượng chất dư Hóa 8 có đáp án

  • A. Đề ôn thi học kì 1 Hóa 8 năm 2022
  • B.  Đề ôn học kì 2 hóa 8 Các năm
  • C. Tài liệu ôn tập hóa 8 
  • D. Dạng bài tập có lượng chất dư
    • 1. Dạng bài có lượng chất dư
    • 2. Phương pháp giải bài tập lượng chất dư
    • 3. Ví dụ minh họa
    • 4. Bài tập vận dụng liên quan
    • 5. Bài tập vận dụng tự luyện

Mời các bạn tham khảo tài liệu Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8 do VnDoc biên soạn và đăng tải sau đây. Bài toán nằm trong dạng bài tập Hóa học 8, cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành.

A. Đề ôn thi học kì 1 Hóa 8 năm 2022 - 2023

  • Bộ 15 đề thi học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm học 2022 - 2023 Có đáp án
  • Đề thi học kì 1 môn hóa học lớp 8 năm học 2023 Đề 8
  • Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2023 Đề 7
  • Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2023 Đề 5
  • Đề thi học kì 1 hóa 8 năm học 2023 Đề 3
  • Bộ đề thi hóa 8 học kì 1 năm 2023 có đáp án
  • Đề cương hóa 8 học kì 1 có đáp án năm 2023

B.  Đề ôn học kì 2 hóa 8 Các năm

  • Đề thi Hóa 8 học kì 2 Đề 1
  • Đề thi Hóa 8 học kì 2 Đề 2
  • Đề thi Hóa 8 học kì 2 Đề 3

C. Tài liệu ôn tập hóa 8 

  • Đề cương ôn tập học kì 2 môn Hóa học lớp 8
  • 20 Bộ đề thi Hóa 8 học kì 2 Có đáp án
  • Các dạng bài tập Hóa 8 đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao
  • Bài tập hóa 8 Chương 3: Mol và Tính toán hóa học
  • Bài tập Hóa 8 Chương 4: Oxi - Không khí
  • Tổng hợp công thức Hóa học 8 cần nhớ
  • Tóm tắt kiến thức Hóa học 8

D. Dạng bài tập có lượng chất dư

Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại

1. Dạng bài có lượng chất dư

Bài toán cho biết lượng của hai chất tham gia và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai chất tham gia phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết, chất kia có thể phản ứng hết hoặc dư.

Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng hết, do vậy trước khi làm bài cần phải tìm xem trong hai chất đã cho, chất nào phản ứng hết.

2. Phương pháp giải bài tập lượng chất dư

Giả sử có phản ứng hóa học: aA + bB ------- > cC + dD.

Cho nA là số mol chất A, và nB là số mol chất B

\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} = \frac{{{n_B}}}{b}\) => A và B là 2 chất phản ứng hết (vừa đủ)

\frac{{{n_A}}}{a}  \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} > \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A còn dư và B đã phản ứng hết

\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\(\frac{{{n_A}}}{a} < \frac{{{n_B}}}{b}\) => Sau phản ứng thì A phản ứng hết và B còn dư

Tính lượng các chất theo chất phản ứng hết.

3. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho 6,5 gam kẽm tác dụng với 3,65 g dung dịch HCl. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

{n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol\({n_{Zn}} = \frac{{6,5}}{{65}} = 0,1mol\)

{n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol\({n_{HCl}} = \frac{{3,65}}{{36,5}} = 0,1mol\)

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Theo phương trình: 1 mol  2 mol     1 mol

Theo đầu bài :        0,1 mol 0,1 mol  0,05 mol

Xét tỉ lệ:\frac{{0,1}}{1}  \frac{{0,1}}{2}\(\frac{{0,1}}{1} > \frac{{0,1}}{2}\)

=> Zn dư, Khối lượng các chất tính theo lượng HCl

{m_{ZnC{l_2}}} = 0,05 \times 136 = 6,8gam\({m_{ZnC{l_2}}} = 0,05 \times 136 = 6,8gam\)

Ví dụ 2. Khi cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch HCl có chứa 0,2 mol thì sinh ra 1,12 lít khí hidro (đktc).

a. Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b. Axit clohidric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Lưu ý: Các lượng chất được tính theo lượng của sản phẩm

Phương trình phản ứng hóa học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Theo phương trình:                     2 mol  6 mol     3 mol

Theo đầu bài:                                         0,2 mol  0,05 mol

x mol   y mol     0,05 mol

x = {n_{Al}}^{} = \frac{{2 \times 0,05}}{3}, {m_{Al}} = \frac{{0,1}}{3} \times 27 = 0,9g\(x = {n_{Al}}^{} = \frac{{2 \times 0,05}}{3}, {m_{Al}} = \frac{{0,1}}{3} \times 27 = 0,9g\)

y = {n_{HCl}}^{} = \frac{{6 \times 0,05}}{3} = 0,1mol\(y = {n_{HCl}}^{} = \frac{{6 \times 0,05}}{3} = 0,1mol\)

Số mol HCl dư = Số mol HCl ban đầu - Số mol HCl phản ứng = 0,2 - 0,1 = 0,1 mol

=> Khối lượng HCl dư là: 0,1 x 36,5 = 3,65g

Ví dụ 3: Cho 13 gam Kẽm tác dụng vứi 24,5 gam H2SO4, sau phản ứng thu được muối ZnSO4, khí hidro (đktc) và chất còn dư 

a) Viết phương trình phản ứng hóa học 

b) Tính thể tích (đktc) khí hidro sinh ra.

c) Tính khối lượng các chất còn lại sau phản ứng 

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

b) nZn = \frac{13}{65}\(\frac{13}{65}\) = 0,2 mol

nH2SO4 = \frac{24,5}{98}\(\frac{24,5}{98}\) = 0,25 mol

Phương trình phản ứng hóa học: Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2

Theo phương trình:                      1 mol     1 mol                               1 mol

Theo đầu bài:                               0,2 mol   0,25 mol

Xét tỉ lệ: \frac{0,2}{1}<\frac{0,25}{1}\(\frac{0,2}{1}<\frac{0,25}{1}\)

Zn phản ứng hết, H2SO4 dư, phản ứng tính theo số mol Zn

Số mol của khí H2 phản ứng là: nZn = nH2 = 0,2 mol

Thể tích khí H2 bằng: VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 lít

c) Chất còn lượng sau phản ứng là ZnSO4 và H2SO4 dư

Số mol của ZnSO4 bằng: nZnSO4 = nZn = 0,2 mol

Khối lượng của ZnSO4 bằng: mZnSO4 = 0,2 . 161 = 32,2 gam

Số mol của H2SO4 dư = Số mol của H2SO4 ban đầu - Số mol của H2SO4 phản ứng = 0,25 - 0,2 = 0,05 mol

Khối lương H2SO4 dư = 0,05 . 98 = 4,9 gam

Ví dụ 4. Sắt tác dụng với dung dịch CuSO4 theo phương trình: 

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Nếu cho 11,2 g sắt vào 40 g CuSO4. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nFe = mFe/MFe = 11,2/56 = 0,2 (mol)

nCuSO4 = mCuSO4/MCuSO4 = 40/160 = 0,25 (mol)

Phương trình hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Theo phương trình:     1         1                 1         1

Theo đầu bài:              0,2       0,25

Phản ứng:                   0,2       0,2           0,2       0,2

Sau phản ứng CuSO4 dư, Fe phản ứng hết.

mCu = nCu.MCu = 0,2.64 = 12,8 (gam)

Ví dụ 5. Cho sắt tác dụng với dd axit H2SO4 theo sơ đồ sau:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Có 22,4 g sắt tác dụng với 24,5 g H2SO4. Tính:

a) Thể tích khí H2 thu được ở đktc.

b) Khối lượng các chất còn lại sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nFe = 22,4/56 = 0,4 (mol)

nH2SO4 = mH2SO4/MH2SO4 = 24,5/9 = 0,25 (mol)

Phương trình phản ứng: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo phương trình:         1        1              1              1

Theo phản ứng:             0,4       0,25

Theo đầu bài:               0,25      0,25         0,25       0,25

Sau phản ứng:            0,15        0

a) VH2 = nH2.22,4 = 0,25.22,4 = 5,6 lít

b) Các chất còn lại sau phản ứng là

mCuSO4 = nCuSO4.MCuSO4 = 0,25.152 = 38 (gam)

mFe dư = nFe. MFe = 0,15.56 = 8,4 (gam)

Ví dụ 6. Cho miếng nhôm tan hết vào dung dịch có chứa 0,25 mol HCl thì thu được muối AlCl3 và 1,68 lít khí hiđro (đktc).

a) Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

b) Axit clohiđric còn dư hay không? Nếu còn dư thì khối lượng dư là bao nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nH2 = 1,68/22,4 = 0,075 mol

a) Phương trình hóa học:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑

2  ← 3 mol

0,05 ← 0,075 (mol)

Khối lượng miếng nhôm đã phản ứng là:

mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam

b) Theo phương trình, nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,075.2 = 0,15 mol

nHCl dư = nHCl ban đầu - nHCl phản ứng = 0,25 - 0,15 = 0,1 mol

Khối lượng HCl dư = 0,1 . 36,5 = 3,65 gam

Ví dụ 7. Trộn 1,12 lít H2 và 2,24 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học

2H2 + O2 → 2H2O

nH2 = V/22,4 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

nO2 = V/22,4 = 2,24/ 22,4 = 0,1 mol

Lập tỉ lệ ta có :nH2/2 < nO2/1 (0,05/2 < 0,1/1) ⇒ O2 dư, tính theo H2

nO2 tham gia = nH2/2 = 0,05/2 = 0,025 mol

nO2 dư = 0,1 − 0,025 = 0,075 mol

VO2 dư = n.22,4 = 0,075.22,4 = 1,68 lít

nH2O = nH2 = 0,05 mol

mH2O = n.M = 0,05.18 = 0,9 gam

Ví dụ 8. Cho 23,2 gam Fe3O4 tác dụng hoàn toàn với 200 gam dung dịch HCl 3,65%

a) Tính khối lượng chất dư.

b) Tính khối lượng muối sau phản ứng.

c) Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch sau phản ứng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Phương trình hóa học

Fe3O4 + HCl → FeCl3 + H2O

nFe3O4 = 23,2/232 = 0,1 (mol)

nHCl = 200.3,65%/36,5 = 0,2 (mol)

Xét tỉ lệ: 0,2/8 < 0,1/1⇒ HCl phản ứng hết, Fe3O4 còn dư

nFe3O4 (pư)= 0,025 (mol)

nFe3O4 (dư) = 0,07 mol

b) Theo phương trình phản ứng ta có:

nFeCl2 = 1/8 nHCl = 0,025 mol => mFeCl2 = 0,025.127 = 3,175 (gam)

nFeCl3 = 1/4. nHCl =0,05 mol => mFeCl3 = 0,05.162,5 = 8,125 gam

c) mdd = mFe3O4 + mdd HCl − mFe3O4 (dư)= 23,2 + 200 − 17,4 = 205,8 (g)

C%FeCl2 = 3,175/205,8.100 ≈ 1,54%

C%FeCl3 = 8,125/205,8.100 ≈ 3,95%

Ví dụ 9. Khi cho miếng Al tan hết vào dung dịch có chứa 11,2 lít HCl thì thu được muối AlCl3 và 3,36 lít khí hiđro (đktc).

a. Viết phương trình phản ứng xảy ra

b.Tính khối lượng miếng nhôm đã phản ứng

C. Axit clohiđric còn dư hay không? Tính khối lượng axit clohidric nếu dư

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nHCl = 0,5 mol

nH2 = = 0,15 mol

a) Phương trìnhphản ứng hóa học: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑ (1)

Theo phương trình phản ứng: 2 ← 3 mol

Phản ứng:                              0,1 ← 0,15 (mol)

Khối lượng miếng nhôm đã phản ứng là:

mAl = nAl.MAl = 0,1.27 = 2,7 gam

c. Theo phương trình (1) ta có:

nHCl phản ứng = 2nH2 = 0,15.2 = 0,3 mol

nHCl dư = nHCl ban đầu - nHCl phản ứng = 0,5 - 0,3 = 0,2 mol

Khối lượng HCl dư = 0,2 . 36,5 = 7,3 gam

Ví dụ 10. Hòa tan hết 2,8 gam kim loại Fe vào cốc đựng 60 gam dung dịch HCl 7,3% thu được khí H2 và dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối sắt (II) clorua trong dung dịch sau phản ứng là bao biêu nhiêu?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nFe = 0,05 mol;

mHCl = 60.7,3/100 = 4,38 gam

=> nHCl = 0,12 mol

PHương trình hóa học

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Xét tỉ lệ:

nFe/1= 0,05/1 <nHCl/2 = 0,12/2 = 0,06

=> Fe phản ứng hết, HCl dư

=> phản ứng tính theo Fe

Ta có: nH2 = nFeCl2 = nFe

Vì phản ứng tạo khí H2 => mdd sau pứ = mdd trước pứ - mH2 = 2,8 + 60 – 0,05.2 = 62,7 gam

=>C%FeCl2 = 0,05.127/62,7.100% = 10,13%

4. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1. Cho 8,1g nhôm vào cốc đựng dung dịch loãng chứa 29,4 gam H2SO4.

a) Sau phản ứng nhôm hay axit còn dư?

b) Tính thể tích H2 thu được ở đktc?

c) Tính khối lượng các chất còn lại trong cốc?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học 

Phương trình phản ứng:

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑

nAl = 8,1/27 = 0,3mol

nH2SO4 = 29,4/98 = 0,3mol

Lập tỉ lệ 0,3/2 > 0,3/3

⇒ Al dư.

b. Theo pt: nH2 = nH2SO4 = 0,3 mol

⇒ VH2 = 0,3.22,4 = 6,72 l

c.

nAl(dư) = 0,3−0,3.2/3 = 0,1 mol.

⇒ mAl(dư) = 0,1.27 = 2,7 gam

Theo pt: nAl2(SO4)3 = 1/3nH2SO4 = 0,1mol

⇒mAl2(SO4)3 = 0,1.342 = 34,2 gam.

Câu 2. Cho một lá nhôm nặng 0,81g dung dịch chứa 2,19g HCl

a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu gam

b) Tính khối lượng các chất thu được sau phản ứng là?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nAl = 0.81/27 = 0,03 (mol)

nHCl = 2.19/36.5 = 0,06 (mol)

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

Ban đầu: 0,03 : 0,06

P/ứ :        0,02 ← 0,06 → 0,02 → 0,03

Sau p/ứ: 0,01       0         0,02      0,03

mAl dư = 0,01.27 = 0.27 (g)

mAlCl3 = 0,02.133.5 =2.67 (g)

(Đáp án: a) Al dư, b) m AlCl3 =2,67g, m Al dư = 0,27g)

Câu 3. Trộn 2,24 lít H2 và 4,48 lít khí O2 (đktc) rồi đốt cháy. Hỏi sau phản ứng khí nào dư, dư bao nhiêu lít? Tính khối lượng nước tạo thành?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

2H2 + O2 → 2H2O

nH2 = V/22,4 = 2,24/22,4 =0,1mol

nO2 = V/22,4 = 4,48/ 22,4 = 0,2mol

Lập tỉ lệ ta có :nH2/2 < nO2/1 (0,12<0,21) ⇒ O2dư, tính theo H2

nO2 tham gia = nH2/2 = 0,1/2 = 0,05 mol

nO2 dư = 0,2−0,05 = 0,15mol

VO2 dư = n×22,4 = 0,15×22,4 = 3,36l

nH2O = nH2=0,1mol

mH2O= n×M = 0,1×18 = 1,8g

(Đáp án: O2 dư và dư 3,36 lít, m H2O =1,8g)

Câu 4. Đốt chát 6,2 g photpho trong bình chưa 6,72 lít khí O2 (đktc)

a) Chất nào còn dư, và dư bao nhiêu?

b) Tính khối lượng sản phẩm thu được?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Số mol theo đề bài

nP = 6,2/31 = 0,2 (mol)

nO2 = 6,72/22,4 =0,3 (mol)

Phương trình phản ứng

4P + 5O2 → 2P2O5

Theo đề bài:  0,2   0,3

Phản ứng   :  0,2 0,25             0,1

Sau phản ứng: 0 0,05            0,1

=> Sau phản ứng oxi dư, các chất tính theo chất hết

mO2 dư = 0,05 x 32 =1,6 (g)

b) P2O5 là chất tạo thành

mP2O5 = 0,1 x 142 = 14,2 (g)

(Đáp án: a) O dư, 1,6g, b) m P2O5 = 14,2g)

Câu 5. Đốt 4,6 g Na trong bình chứa 4,48 lít O2 (đktc)

a) Sau phản ứng chất nào dư, dư bao nhiêu gam?

b) Tính khối lượng chất tạo thành?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a, Phương trình hóa học

4Na + O2 \overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\(\overset{t^{\circ } }{\rightarrow}\) 2Na2O

Số mol theo đề bài

nNa = 4,6/23 = 0,2 mol.

nO2 = 4,48/22,4 =  0,2 mol.

Lập tỉ lệ: 0,2/4 < 0,2/1⇒ O2 dư.

nO2(dư) = 0,2 − 0,2.1/4 = 0,15 mol.

⇒ mO2(dư) = 0,15.32 = 4,8 g.

b,

Theo phương trình ta có:  nNa2O = 1/2nNa = 0,1 mol.

⇒ mNa2O = 0,2.62 = 6,2 g.

(Đáp án: a) Oxi dư, 4,8g, b) m Na2O =6,2g)

Câu 6. Cho 5,6 Fe vào bình dung dịch chưa 14,7g H2SO4

a) Tính thể tích H2 tối ta thu được (đktc)

b) Tính khối lượng FeSO4 tạo thành

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

nFe = 5,6/56 = 0,1 (mol)

nH2SO4 =14,7/98 =0,15(mol)

Phương trình:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo phương trình:  0,1  0,15           0          0 mol

Phản ứng:                0,1  0,1             0,1        0,1 mol

Sau phản ứng:          0     0,05           0,1       0,1 mol

a) VH2(đktc) = 0,1.22,4 = 2,24 (l)

b) mFeSO4 = 0,1.152 = 15,2 (g)

(Đáp án: a) 2,24l, b) m FeSO4 =15,2g)

Câu 7. Cho 10g CaCO3 vào dung dịch chứa 3,65 g HCl

a) Sau phản ứng chất nào dư và dư bao nhiêu gam?

b) Tính thể tích CO2 thu được ở đktc?

c) Muốn phản ứng xảy ra vừa đủ, cân phải thêm chất nào và thêm vào bao nhiêu gam?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a)

Phương trình hóa học

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2 ↑

nCaCO3 = 10/100 = 0,1 mol.

nHCl = 3,65/36,5 = 0,1 mol.

Lập tỉ lệ: 0,1/1>0,1/2 ⇒ CaCO3 dư.

⇒ nCaCO3(dư) = 0,1−0,1.12 = 0,05 mol.

⇒ mCaCO3(dư) = 0,05.100 = 5 g.

b) Theo phương trình

nCO2 = 1/2nHCl = 0,05 mol.

⇒VCO2 = 0,05.22,4 = 1,12 lít.

c) Thêm HCl

nHCl(đủ) = 2nCaCO3 = 0,2 mol.

⇒ nHCl(thêm) = 0,2−0,1 = 0,1 mol.

⇒ mHCl(thêm) = 0,1.36,5 = 3,65 g.

(Đáp án: a) CaCO3 dư, 5g, b) 1,12 lít, c) Thêm HCl, 3,65g)

Câu 8. Cho sơ đồ phản ứng sau:

NaOH + FeCl3 → NaCl + Fe(OH)3

Biết có 6 gam NaOH đã được cho vào dung dịch chứa 32,5 gam FeCl3, khuấy đều

a) Chất nào còn dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam?

b) Tính khối lượng kết tủa thu được

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học

3NaOH + FeCl3  → Fe(OH)3 + 3NaCl

nNaOH = 6/40 = 0,15 (mol)

nFeCl3 = 0,2 mol

Xét tỉ lệ số mol

nNaOH/3 < nFeCl3/1. Sau phản ứng FeCl3 dư, lượng chất của bài tính theo chất hết NaOH

a)

Theo phương trình hóa học

Số mol FeCl3 phản ứng là

nFeCl3 = nNaOH/3 = 0,15/3 = 0,05 (mol)

=> mFeCl3 = 162,5.0,05 = 8,125 gam

Số gam FeCl3 dư là:  32,5 - 8,125 = 24,375 gam

b) Sau phản ứng kết tủa thu được chính là Fe(OH)3

Số mol Fe(OH)3 = 1/3nNaOH = 0,05 mol

=> mFe(OH)3 = 5,35 gam

(Đáp án: a) FeCl3 dư, 24,375g, b) m Fe(OH)3 = 5,35g)

Câu 9. Hoà tan 20,4g Al2O3 vào dung dịch chứa 17,64 g H2SO4. Tính khối lượng Al2(SO4)3D

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

nAl2O3 = m/M = 20,4/102 = 0,2 mol

nH2SO4 = m/M=17,64/98 = 0,18 mol

Lập tỉ lệ: nAl2O3/1 >n H2SO4/3(0,21 > 0,183)

⇒ Al2O3 dư tính theo H2SO4

nAl2(SO4)3 = nH2SO4/3 = 0,183 = 0,06 mol

mAl2(SO4)3 = 0,06.342 = 20,52 gam

(Đáp án: m Al2(SO4)3 =30,78g)

Câu 10. Nhôm tác dụng với axit sunfuric H2SO4 theo sơ đồ sau:

Nhôm + axit sunfuric → nhôm sunfat + khí hidro

Cho 8,1 g Al vào dung dịch H2SO4 thì thể khí Hidro thu được là 6,72 lít khí hidro

a) Tính khối lượng muối thu được

b) Al dư hay hết, nếu dư thì dư bao nhiêu gam?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Phương trình hóa học xảy ra 

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

a) 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

Theo phương trình, nH2 = nH2SO4 = 0,3 (mol)

nAl = 8,1/27 = 0,3 (mol)

Phương trình: 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2

Theo ptr:         0,3       0,3             (mol)

Phản ứng:     0,2 ← 0,3 0,1 0,3 (mol)

Sau phản ứng:  0,1 0 0,1 0,3 (mol)

=> mAl2(SO4)3 = 0,1.342 = 34,2 (g)

b) Al dư

mAl dư = 0,1.27 = 2,7 (g)

(Đáp án: a) Al2(SO4)3 =  34,2 g, b) Al dư và dư 2,7g)

5. Bài tập vận dụng tự luyện

Câu 1. Dẫn 3,36 lít khí H2 (dktc) qua ống sứ chưa 1,6 gam CuO nung nóng. Chờ cho phản ứng kết thúc

a) CuO có bị khử hết không?

b) tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng

Câu 2. Hòa 10,2 gam Al2O3 vào dung dịch chứa 8,82 gam H2SO4. Sau phản ứng:

a) Chất nào dư, dư bao nhiêu g

b) Tính khối lượng Al2(SO4)3 thu được

Câu 3. Một dung dịch chứa 7,665 gam HCl. Cho 16 gam CuO vào đó và khuấy đều

a) Sau phản ứng chất nào dư, dư bao nhiêu g

b) Tính khối lượng CuCl2 thu được

Câu 4. Cho 10 gam CaCO3 vào dung dịch chứa 5,475 gam HCl.

a) Sau phản ứng, chất nào dư, dư bao nhiêu g

b) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc

c) Muốn phản ứng xảy ra vừa đủ, cần phải thêm chất nào, thêm bao nhiêu g

Câu 5. Cho sơ đồ phản ứng sau:

NaOH + FeCl3 → NaCl + Fe(OH)3

Biết có 6 gam NaOH đã được cho vào dung dịch chứa 32,5 g FeCl3, khuấy đều

a) Chất nào dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam

b) Tính khối lượng kết tủa thu được?

Câu 6. Cho 22,4 gam sắt tác dụng với dung dịch chứa 24,5 gam H2SO4. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc biết sắt tác dụng với dung dịch axit H2SO4.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra

b) Chất dư sau phản ứng, dư bao nhiêu gam

Câu 7. Cho 0,075 mol Al2O3 tác dụng với dung dịch chứa 0,2 mol H2SO4, sản phẩm của phản ứng là Al2(SO4)3 và H2O.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra

b) Tính khối lượng Al2(SO4)3 thu được

Câu 8. Cho 1,6 gam đồng (II) oxit tác dụng với 100 gam dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.

a. Viết phương trình hóa học.

b. Tính nồng độ phần trăm của các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.

Câu 10. Hòa tan 2,4 gam Mg và 11,2 gam sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 2M thì tách ra chất rắn A và nhận được dung dịch B. Thêm NaOH dư vào dung dịch B rồi lọc kết tủa tách ra nung đến lượng không đổi trong không khí thu được a gam chất rắn D. Viết phương trình hóa học, tính lượng chất rắn A và lượng chất rắn D.

Câu 11. Cho 0,411 gam hỗn hợp kim loại sắt và nhôm vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,12M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn A cân nặng 3,324 gam và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng dần dần hóa nâu.

a. Viết tất cả các phản ứng có thể xảy ra.

b. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong 0,411 gam hỗn hợp đầu.

Câu 12. 1,36 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe được hòa tan trong 100 ml dung dịch CuSO4. Sau phản ứng nhận được dung dịch A và 1,84 gam chất rắn B gồm hai kim loại. Thêm NaOH dư vào A rồi lọc kết tủa tách ra nung nóng trong không khí đến lượng không đổi nhận được chất rắn D gồm MgO và Fe2O3 nặng 1,2 gam. Tính lượng Fe, Mg ban đầu.

.......................................

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Các bài tập về lượng chất dư Hóa học 8. Hy vọng thông qua tài liệu trên, các bạn học sinh sẽ nắm vững lý thuyết cũng như vận dụng vào làm bài tập dễ dàng hơn.

Để có kết quả học tập tốt và hiệu quả hơn, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Hóa học 8; Chuyên đề Hóa học 8; Trắc nghiệm Hóa Học 8 online mà VnDoc tổng hợp biên soạn và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 8. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Tham khảo thêm

  • Các kí hiệu trong Hóa học 8 Chi tiết đầy đủ

  • 100 Bài tập ôn tập Hóa Học 8

  • Hóa học 8: Bài tập viết công thức hóa học

  • Cách viết phương trình hóa học lớp 8

  • Công thức tính số mol

  • Nguyên tử khối là gì? Bảng nguyên tử khối Hóa học

  • Đề thi học sinh giỏi môn Hóa học lớp 8 phòng GD& ĐT Thanh Oai

  • Đề thi lớp 8 cuối kì 2 năm 2020 môn Tiếng Anh - Đề 5

  • Hóa trị là gì? Cách xác định hóa trị, quy tắc hóa trị?

  • Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 8 môn Ngữ văn năm học 2019 - 2020

Từ khóa » Tính Số Mol Của 13 Gam Zn 5 4 Gam Al