CÁC BÀI THƠ NÔM ĐẦU TIÊN TRONG VĂN HỌC CHỮ NÔM

Giải nghĩa: Vương Tường là tên tự, tức Chiêu Quân, cung phi đời Hán Nguyên Đế. Ngày xưa, khi một người con gái được tuyển vào cung làm cung nữ, có người thợ vẽ vẽ hình cung nữ để dâng lên vua xem vì cung nữ đông lắm, vua không sao gặp hết. Đời Hán Nguyên Đế, người thợ vẽ tên là Mao Diên Thọ ăn hối lộ. Cung nữ nào đút tiền lo lót cho ông ta, ông mới vẽ cho đẹp để được vua vời tới. Vương Tường nghĩ mình đẹp, không cần hối lộ cho thợ vẽ. Mao Diên Thọ trả thù bèn chấm vào dưới mắt Vương Tường một nút ruồi; tướng số thường gọi là “Thương phu trích lệ” (Thương có nghĩa là chết yểu). Người nào có tướng như thế nầy đàn ông không nên liên quan tới vì có thể bị chết non. Khi chúa Thuyền Vu xứ Hung Nô, phía Bắc Trung Hoa, cầu hòa và đòi vua nhà Hán gả cho ông ta một người con gái đẹp Trung Quốc, vua bèn chọn Vương Tường. Có phải vua Hán cũng muốn cho chúa Thuyền Vu lấy nhằm một người có số “Thương phu trích lệ” mà chết cho sớm để nước Tàu được yên. Trước khi lên đường lên phía Bắc, Vương Tường diện kiến vua Hán. Vua Hán thấy Vương Tường đẹp quá mà lại không có nốt ruồi “Thương phu trích lệ” như trong hình vẽ, bèn ngần ngại không muốn gả cho chúa Hung Nô. Triều thần khuyên can, vua Hán mới cho đi. Trước khi Vương Tường bái biệt, nhà vua làm bài thơ nầy để dụ Vương Tường. Tuy nhiên, khi tới biên giới Trung Hoa và Hung Nô, Chiêu Quân đánh một khúc đàn tỳ bà rồi nhảy xuống sông tự vẫn. Chiêu quân có tài đàn tỳ bà rất hay, ngày sau còn nhiều người nhắc tới. Truyện Kiều có câu: “Quá quan này khúc Chiêu quân, Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia” là lấy tích “Chiêu Quân cống Hồ”.

Sự tích:

Tám câu thơ trên là tóm tắt ý của nhà vua nói với Vương Tường: Hai nước Hán, Hồ (Hung Nô) muốn vẹn trăm đường (hòa hoản, không có chiến tranh), chớ nhà vua không có ý phụ lòng Vương Tường.

Đất phía Bắc tuy thuộc Hồ nhưng cũng là thuộc biên cương nhà Hán.

Ở đây có nhiều người đẹp (hạnh thắm) nên sắc đẹp của Vương Tường không nổi bật lên (mai nhạt). Về Hồ, con gái xứ ấy không đẹp như ở Hán (Sen tàn) thì Vương Tường lạ lùng và hơn người (lỗi cỏ hương – lỗi có nghĩa là lỗi lạc). Cỏ hương tiếng Hán là phương thảo, nghĩa bóng là cái đức tốt của người quân tử. Bài Tựa Truyện Kiều của Chu Mạnh Trinh có câu: “Ta cũng nòi tình, thương người đồng điệu, mượn chùm phương thảo, hú vía thuyền quyên”.

Hai câu kết nhà vua khuyên Vương Tường thôi đừng ai oán than trách nhà vua, số phận nữa, chờ ngày kia sau khi qua làm hoàng hậu xứ Hung Nô rồi, sẽ mặc áo gấm trở về (Về trong vinh quang).

Các nhà phê bình thường khen hai câu luận ý tưởng sâu sắc và ví von rất hay:

Ở đây hạnh thắm nên mai nhạt Về đấy sen tàn lổi cỏ hương

Theo Dương Quảng Hàm, sở dĩ có sự xuất hiện của bài thơ nầy là vì bấy giờ có việc Huyền Trân Công Chúa bị đem gả cho vua Chiêm là Chế Mân. Vua Hán gả Vương Tường cho chúa Thuyền Vu để có hòa bình với rợ Hung Nô ở phía Bắc Trung Hoa. Vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công Chúa để mở rộng thêm đất đai ở phía Nam (thu nhận thêm hai châu Ô và Rí). Nhiều khi bọn đàn ông bất lực, không đem vũ khí mà dẹp yên trăm họ hay mở mang bờ cõi mà phải mượn tới tay người đàn bà, nhưng trong đời sống thực tế thì lại “Trọng nam khinh nữ”, “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Đem Vương Tường gả cho chúa Thuyền Vu để cầu hòa, không biết vua nhà Hán có thấy xấu hổ vì sự bất lực của bọn đàn ông hay không?!

Đời nhà Trần, cách đây 7, 8 trăm năm mà viết được như thế thì văn Nôm thời ấy đã đạt tới mức độ cao lắm.

. Bài thứ Hai:

Từ khóa » Bài Thơ Nôm đầu Tiên