Các Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả Từ Diệp Hạ Châu
Có thể bạn quan tâm
Chữa xơ gan cổ trướng: Lấy 100g dược liệu sắc với nước. Sắc 4 lần, lần 1 với 3 bát nước đến cạn còn 1 bát, lần 2, 3, 4 sắc với 2 bát nước và gạn lấy 1 bát thuốc. Trộn chung thuốc đã sắc trong 4 lần cùng nhau rồi cho thêm 100g đường, đun sôi. Chia thuốc 6 lần rồi uống hết trong ngày. Sử dụng đều đặn khoảng 30- 40 ngày.
Hỗ trợ điều trị suy gan: Lấy 200g diệp hạ châu, 20g cam thảo đất. Sắc với nước, chia thành 3 lần uống hết trong ngày.
Chữa viêm gan do vi rút: Lấy 10g diệp hạ châu cùng 5g nghệ vàng, sắc với nước 3 lần. Lần 1 với 3 bát nước đến cạn còn 1 bát, lần 2, 3 sắc với 2 bát nước và gạn lấy 1/2 bát thuốc. Trộn phần thuốc lại, thêm 50g đường, đun sôi. Chia làm 4 phần, uống 4 lần hết trong ngày.
Chữa mụn nhọt, viêm da: Sử dụng diệp hạ châu trị mụn là một mẹo hay được áp dụng trong dân gian. Chỉ cần lấy một nắm lá cây thuốc cùng một ít muối đem giã thật nhỏ. Thêm nước vào để đun sôi uống. Lấy bã đắp lên chỗ bị mụn nhọt, viêm ngứa.
Chữa sỏi mật, sỏi thận: Lấy 24g dược liệu sắc với nước uống hàng ngày. Các trường hợp bị đau bụng nên thêm miếng gừng sống hoặc hậu phác vào sắc cùng. Để hạn chế sỏi tái phát lại, thỉnh thoảng nên dùng nước thuốc diệp hạ châu sắc, liều khoảng 8 đến 10g mỗi ngày.
Chữa bệnh sốt rét: Lấy 8g diệp hạ châu dược liệu, dây hà thủ ô 10g, lá cây mãng cầu tươi 10g, thảo quả 10g, thường sơn 10g, dây gớm 10g, hạt cau 4g, dây cóc 4g, ô mai 4g. Sắc với 600ml nước. Thuốc sau khi sắc chia làm 2 phần, uống trước cơn sốt rét 2h. Cho thêm 10g xài hổ nếu dùng chưa hết cơn sốt rét.
Trị nổi mề đay: Dùng bôi ngoài : Khi bị nổi mề đay, dùng cây tươi rửa sạch, giã nát và đắp lên nốt mề đay.
Dùng uống trong: lấy cây thuốc phơi khô rồi sắc nước uống. Mỗi ngày uống từ 10-15g.
Trị ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt: Lấy 1g diệp hạ châu, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g, rồi phơi khô tất cả các vị trong bóng râm. Sau đó tán bột. Sắc bột thuốc và chia làm 3 lần, uống hết trong ngày.
Giảm cân từ diệp hạ châu: Lấy 100g diệp hạ châu khô sắc với 2 lít nước. Uống duy trì trong khoảng 20- 30 ngày.
Chú ý:
-Người tỳ vị hư hàn với biểu hiện lạnh bụng, hay đại tiện lỏng, đầy bụng khó tiêu. Vị thuốc này có tính mát, sẽ làm nặng hơn tình trạng này của người dùng. Những người mắc bệnh huyết áp thấp không nên sử dụng, dễ dẫn đến tình trạng nôn mửa, chóng mặt,…
-Trẻ em không nên dùng vì có thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
-Phụ nữ có thai: Tuyệt đối không nên bởi vì sẽ gây ra sảy thai, cực kỳ nguy hiểm./.
Những bài thuốc dân gian từ cây địa hoàngTừ khóa » Hoa Diệp Hạ Châu
-
Diệp Hạ Châu Có Tác Dụng Gì? | Vinmec
-
Diệp Hạ Châu - Hello Bacsi
-
10 Tác Dụng Không Ngờ Của Diệp Hạ Châu
-
Diệp Hạ Châu (cây Chó đẻ): Thảo Dược Có Tác Dụng Bảo Vệ Lá Gan
-
Diệp Hạ Châu: Dược Liệu Có Nhiều Công Dụng
-
Diệp Hạ Châu-Công Dụng Và Cách Sử Dụng đúng
-
Diệp Hạ Châu Có Tác Dụng Gì? Và Cách Sử Dụng Như Thế Nào?
-
Diệp Hạ Châu Dược Liệu Có Công Dụng Gì? Cách Sử Dụng Và Liều Lượng
-
Loài Phyllanthus Amarus Schum. Et Thonn. (Cây Diệp Hạ Châu Đắng)
-
[Tìm Hiểu] Diệp Hạ Châu – Dược Liệu Dân Gian Tốt Cho Người Bệnh Gan
-
Một Số Tác Dụng Của Cây Diệp Hạ Châu đắng Mới được Nghiên Cứu
-
Diệp Hạ Châu - Hỗ Trợ điều Trị Viêm Gan, Suy Giảm Chức Năng
-
Các Sản Phẩm Chứa Diệp Hạ Châu Tốt Trên Thị Trường