[Tìm Hiểu] Diệp Hạ Châu – Dược Liệu Dân Gian Tốt Cho Người Bệnh Gan

Diệp hạ châu là dược liệu nổi tiếng được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc và điều trị các bệnh về gan. Tuy nhiên, không ít người vẫn băn khoăn về tác dụng của dược liệu này. Liệu rằng những tin đồn về công dụng bảo vệ gan có thực sự đúng hay không? Tham khảo bài viết dưới đây để rõ hơn về vấn đề này.

5/5 - (18 bình chọn)
  1. 1. Diệp hạ châu là cây gì?
  2. 2. Đặc điểm dược liệu
  3. 3. Thành phần hóa học
  4. 4. Mùi vị
  5. 5. Thu hoạch và bảo quản
  6. 6. Diệp hạ châu có tác dụng gì? Xem ngay 10 lợi ích với sức khỏe
    1. 6.1. Lợi tiểu, điều trị sỏi thận, sỏi mật
    2. 6.2. Giải độc, diệt khuẩn, chống viêm
    3. 6.3. Cải thiện hệ thống miễn dịch
    4. 6.4. Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm loét dạ dày
    5. 6.5. Tác dụng giảm đau
    6. 6.6. Hạ đường huyết trong máu
    7. 6.7. Điều trị bệnh gout
    8. 6.8. Hỗ trợ chống ung thư
    9. 6.9. Điều hòa huyết áp
    10. 6.10. Bảo vệ gan
  7. 7. Thực hư Diệp hạ châu bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị bệnh gan?
    1. 7.1. Hỗ trợ điều trị viêm gan
    2. 7.2. Giải độc gan, bảo vệ và tăng cường chức năng gan
  8. 8. Các bài thuốc về Diệp hạ châu
    1. 8.1. Bài thuốc tiêu độc, giảm đau
    2. 8.2. Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu
    3. 8.3. Bài thuốc hoạt huyết
    4. 8.4. Chữa sốt rét
    5. 8.5. Điều trị viêm gan, vàng da
    6. 8.6. Chữa xơ gan cổ trướng
  9. 9. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng dược liệu
    1. 9.1. Tác dụng phụ
    2. 9.2. Tương tác thuốc
    3. 9.3. Đối tượng không nên dùng

1. Diệp hạ châu là cây gì?

Tên khoa học: Phyllanthus urinaria, thuộc chi Phyllanthus

Tên gọi khác: Cây chó đẻ răng cưa, cây chó đẻ, Diệp hạ châu đắng, cây cau trời…

Tên Hán Việt khác: Trân châu thảo, Nhật khai dạ bế, Diệp hậu châu.

Từ xa xưa, dân gian ta đã sử dụng dược liệu này trong giải độc và bảo vệ gan. Ngày nay, dưới ánh sáng khoa học, nhiều nghiên cứu đã chứng minh Diệp hạ châu có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan.

Tìm hiểu về Diệp hạ châu

Tìm hiểu về Diệp hạ châu

2. Đặc điểm dược liệu

Diệp hạ châu là cây thân thảo, sống hàng năm hoặc sống dai, có đặc điểm sau:

  • Cây thường mọc thẳng hoặc bò, có chiều cao trung bình 80cm.
  • Thân cứng, nhẵn, màu hồng, gần phần gốc thường có nhiều nhánh.
  • Lá xếp thành hai dãy so le, cuống ngắn, lá mỏng như giấy có hình bầu dục hoặc tam giác.
  • Hoa đực và hoa cái mọc riêng nhưng nằm trên cùng một cành. Những cụm hoa đực mọc ở nách gần ngọn, không có cuống hoặc cuống rất ngắn. Hoa cái thường mọc đơn độc ở dưới cùng.
  • Quả nang, không có cuống, hạt bên trong hình 3 cạnh.
  • Mùa hoa kéo dài từ tháng 4 – 6, mùa quả từ tháng 7 – 9.

Dược liệu này là cây mọc hoang, được phân bố khắp nơi, chúng được tìm thấy ở những nước có khí hậu nhiệt đới như:

  • Ấn Độ
  • Indonesia
  • Lào
  • Đài loan
  • Nepal
  • Nhật bản
  • Trung quốc
  • Việt nam (chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc và Trung)

3. Thành phần hóa học

Toàn bộ cây dược liệu đều có thể làm thuốc. Mỗi bộ phận lại có chứa thành phần hóa học khác nhau. Lá chứa lượng lớn hoạt chất đắng như Phyllathin và Hypophyllatin – hai hoạt chất có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về gan.

Thân cây có các hoạt chất như:

  • Nirtetralin
  • Niranthin
  • Flavonoid
  • Phylteralin
  • Lignin
  • Acid hữu cơ như: Geraniinic, acid ascorbid, acid amariinic…
  • Alcaloid

4. Mùi vị

Theo Đông y, Diệp hạ châu có vị hơi đắng, tính mát. Tác dụng vào Can và Phế.

5. Thu hoạch và bảo quản

  • Bộ phận dùng làm dược liệu là toàn bộ cây.
  • Thu hái: Có thể thu hoạch quanh năm.
  • Chế biến: Dược liệu sau khi thu hoạch, thái khúc, rửa sạch rồi phơi nắng cho đến khi gần khô. Sau đó, phơi trong bóng râm cho đến khi khô rồi bảo quản trong túi nilon dùng dần.
  • Nên để dược liệu nơi khô ráo, tránh ẩm mốc.

6. Diệp hạ châu có tác dụng gì? Xem ngay 10 lợi ích với sức khỏe

Theo Y học cổ truyền, Diệp hạ châu được sử dụng làm dược liệu hơn 2000 năm nay. Theo Trung Quốc Cao Đẳng Thực vật Đồ Giám Bản (1972), dược liệu này có tác dụng:

  • Lương huyết
  • Thẩm thấp
  • Thanh can
  • Minh mục
  • Lợi tiểu
  • Tán ứ
  • Tiêu viêm
  • Giải độc
  • Sát trùng

Theo nghiên cứu Y học hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện dược liệu này mang nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể:

6.1. Lợi tiểu, điều trị sỏi thận, sỏi mật

Một số bộ tộc thổ dân ở Nam Mỹ, những vị pháp sư đã sử dụng Diệp hạ châu để chữa sỏi mật, sỏi thận và đặt tên cho dược liệu này là cây tán sỏi. Trong cuốn sách “Witch Doctor’s Apprentice” được xuất bản năm 1961 đã viết về bí thuật chữa bệnh của những vị pháp sư người da đỏ ở rừng già Amazon.

Nghiên cứu của trường Đại học Dược Santa Catarina (Brazil) đã phát hiện hoạt chất alkaloid của Diệp hạ châu có tác dụng chống co thắt cơ vân, cơ trơn. Từ đó, hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi mật. Chính vì vậy, dược liệu này được xem là phương pháp chữa sỏi thận tiềm năng và được nhiều nơi gọi là “thuốc phá sỏi”.

Theo Heathline, trong một nghiên cứu ở 56 người bị sỏi thận uống 4,5gr Diệp hạ châu mỗi ngày, các nhà khoa học nhận thấy, các viên sỏi giảm kích thước và số lượng ở khoảng 2/3 số người tham gia.

6.2. Giải độc, diệt khuẩn, chống viêm

Không chỉ ở Việt Nam, người dân Trung Quốc, Ấn Độ cũng sử dụng dược liệu này nhằm mục đích điều trị mụn nhọt, rắn cắn, trị giun… ở Java, người dân còn biết sử dụng loại cây này để chữa bệnh lậu. Malaysia thì sử dụng chữa viêm âm đạo, giang mai, điều trị chứng viêm đường tiết niệu.

Năm 1987 – 2000, nghiên cứu của Viện Dược liệu ở Việt Nam đã chỉ ra, loại thảo mộc này có tác dụng chống viêm cấp trên chuột, thí nghiệm khi dùng 10 – 50g/kg.

6.3. Cải thiện hệ thống miễn dịch

Năm 1992, các nhà khoa học Nhật Bản đã nghiên cứu và phát hiện hoạt chất Phyllanthus niruri có tác dụng kìm hãm sự phát triển của virus gây HIV.

Năm 1996, Viện nghiên cứu Dược học Bris Myezs Squibb cũng cho kết quả tương tự về hoạt chất này trong Diệp hạ châu.

6.4. Đặc tính kháng khuẩn, chống viêm loét dạ dày

Nghiên cứu năm 2012, chiết xuất Diệp hạ châu có tác dụng kháng khuẩn, chống lại H.pylori – vi khuẩn có trong đường tiêu hóa.

Chưa dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu còn chỉ ra chiết xuất dược liệu này có thể tiêu diệt Helicobacter pylori (HP) – vi khuẩn gây viêm loét dạ dày được thực hiện trong các nghiên cứu ống nghiệm.

6.5. Tác dụng giảm đau

Các nhà khoa học Brazil đã nghiên cứu tác dụng giảm đau mạnh và bền vững của hoạt chất trong Diệp hạ châu. Tác dụng giảm đau của dược liệu này mạnh hơn indomethacin 4 lần và morphin 3 lần.

Nghiên cứu này đã được chứng minh là do sự hiện diện của acid gallic, ester ethyl và hỗn hợp steroid trong dược liệu.

6.6. Hạ đường huyết trong máu

Trong một vài nghiên cứu trên động vật, các chất chống oxy hóa trong Diệp hạ châu có tác dụng cải thiện lượng đường trong máu lúc đói, giúp kiểm soát đường huyết.

Năm 1995, nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh đường huyết giảm một cách đáng kể trên những mẫu bệnh nhân tiểu đường khi cho uống Diệp hạ châu trong 10 ngày.

6.7. Điều trị bệnh gout

Nghiên cứu y học đã chỉ ra, Phyllanthus urinaria có tác dụng lợi tiểu, trị phù thũng. Từ đó, giúp đào thải axit uric ra ngoài một cách dễ dàng và ngăn ngừa các cuộc tấn công của bệnh gout.

6.8. Hỗ trợ chống ung thư

Diệp hạ châu có thể ngăn ngừa một số dạng ung thư phổi, vú di căn. Nghiên cứu năm 2011 cho thấy, hoạt chất polyphenol trong thảo dược có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, di chuyển của các tế bào ung thư.

Ngoài ra, nghiên cứu năm 2012 cũng chỉ ra, việc sử dụng Diệp hạ châu giúp làm chậm sự phát triển của ung thư đại trực tràng và ung thư gan.

6.9. Điều hòa huyết áp

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra, Diệp hạ châu giúp thư giãn các mạch máu, hỗ trợ hạ huyết áp, điều hòa huyết áp.

6.10. Bảo vệ gan

Trong cuốn tài liệu Thực phẩm chức năng của Đỗ Huy Bích có nói về tác dụng bảo vệ gan của dược liệu Diệp hạ châu, cụ thể:

  • Phyllanthin và hypophyllanthin – 2 thành phần hóa học trong dược liệu có tác dụng bảo vệ tế bào gan chống lại tác động của các chất độc hại.
  • Triterpen triacontanol cũng có tác dụng bảo vệ gan trước tác hại của các hóa chất độc hại.
  • Geraniin phân lập từ lá cây Diệp hạ châu được chứng minh có tác dụng kháng virus viêm gan B.

7. Thực hư Diệp hạ châu bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị bệnh gan?

Diệp hạ châu được biết đến là thảo dược quý trong điều trị các bệnh về gan, khoa học đã nghiên cứu và chứng minh tác dụng của dược liệu này, cụ thể:

7.1. Hỗ trợ điều trị viêm gan

Diệp hạ châu có khả năng ức chế sự phát triển của virus gây viêm gan. Đồng thời, chất chống oxy hóa có tính năng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của viêm gan.

Năm 1982, Break Stone đã gây được sự chú ý trên toàn thế giới về tác dụng chống virus viêm gan B với Diệp hạ châu. Những thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em bị viêm gan truyền nhiễm bằng chế phẩm Diệp hạ châu của Ấn Độ đã cho nhiều kết quả tốt. Sau 30 ngày sử dụng dược liệu này (900mg/ngày), 50% những yếu tố lây truyền trong máu của viêm gan B đã mất đi. Bột Phyllanthus niruri cũng cho kết quả tốt với bệnh nhân bị viêm gan B khi sử dụng 900 – 2700mg trong 3 tháng liên tục.

Năm 1980, một nghiên cứu ở Nhật Bản và Ấn Độ đã xác định thành phần hóa học của Diệp hạ châu gồm: phyllathin, hypophythin và triacontanal có tác dụng điều trị bệnh gan.

Tại Việt Nam, cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về dược liệu này, có thể kể đến như nhóm nghiên cứu của Lê Võ Định Tường (Học viện Quân Y) năm 1990 – 1996 đã thành công với chế phẩm Hepamarin từ Phyllanthus amarus.

Diệp hạ châu - Dược liệu điều trị viêm gan virus, bảo vệ gan

Diệp hạ châu – Dược liệu điều trị viêm gan virus, bảo vệ gan

7.2. Giải độc gan, bảo vệ và tăng cường chức năng gan

Chất đắng trong Diệp hạ châu như: Phyllathin, hypophyllathin, triacontanal ngoài tác dụng điều trị viêm gan, chúng còn có khả năng giải độc, tăng cường chức năng gan, tốt cho người bị suy giảm chức năng gan.

Bên cạnh đó, các thành phần hóa học trong dược liệu này còn làm gia tăng lượng glutathione – chất bảo vệ gan thường bị thiếu trong những người lạm dụng rượu bia.

8. Các bài thuốc về Diệp hạ châu

Từ xa xưa, dân gian ta đã biết sử dụng dược liệu này để tạo ra các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả, có thể kể đến như:

8.1. Bài thuốc tiêu độc, giảm đau

Sử dụng Diệp hạ châu tươi rửa sạch, sau đó giã nát cùng với một chút muối. Dùng trực tiếp hỗn hợp này đắp lên vết thương hở hoặc mụn nhọt sẽ giúp giảm đau, tiêu viêm, tiêu độc.

8.2. Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Nguyên liệu: 1g Diệp hạ châu, 1g Xuyên tâm liên, 2g nhọ nồi.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó phơi khô dưới bóng dâm.
  • Khi đã khô, sắc với nước uống.

Bài thuốc này chỉ nên sắc với lượng nước đủ dùng trong ngày, nước không uống hết phải bỏ đi.

8.3. Bài thuốc hoạt huyết

Sử dụng lá, cành cây Diệp hạ châu giã nhỏ, thêm đồng tiện (nước tiểu bé trai) rồi vắt lấy nước uống. Phần bã được đắp và cột chặt lên vết thương. Nếu có thể, hãy hòa thêm bột Đại hoàng chừng 8-12g thì càng tốt.

8.4. Chữa sốt rét

Nguyên liệu: 8g Diệp hạ châu, dây Hà thủ tô, lá mãng cầu tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g; hạt cau, ô mai, dây cóc mỗi loại 4g.

Tất cả đem sắc với 600ml nước cho đến khi còn 100ml thì dừng lại, chia phần nước này thành 2, uống khi lên cơn sốt rét.

8.5. Điều trị viêm gan, vàng da

Bài 1: Diệp hạ châu 24g, Chi tử 8g, Nhân trần 12g, Hạ khô thảo và Sài hồ mỗi loại 12g. Sắc thuốc uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 3 tháng.

Bài 2: Diệp hạ châu 30g, Chi tử 12g, mã đề 20g. Sắc mỗi ngày một thang uống hết trong ngày.

8.6. Chữa xơ gan cổ trướng

Diệp hạ châu sao khô 100g sắc nước 3 lần, trộn chung nước sắc đó cùng 150g đường, đun cho cho tới khi đường tan. Chia nước thành nhiều lần uống trong ngày, liệu trình duy trì 30 – 40 ngày.

9. Lưu ý và thận trọng khi sử dụng dược liệu

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Diệp hạ châu mặc dù tốt cho sức khỏe, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan hiệu quả, tuy nhiên khi sử dụng người bệnh cần lưu ý:

9.1. Tác dụng phụ

Trong một vài nghiên cứu trên người, Diệp hạ châu có thể gây ra tác dụng phụ như:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Đi tiểu đau
  • Đầy bụng khó chịu
  • Buồn nôn

Ngoài ra, dược liệu này cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng nếu bạn đang điều trị huyết áp hoặc sử dụng thuốc hạ huyết áp.

Tác dụng phụ của Diệp hạ châu

Tác dụng phụ của Diệp hạ châu

9.2. Tương tác thuốc

Dược liệu có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hoặc dược liệu khác. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

9.3. Đối tượng không nên dùng

Không dùng thảo dược này cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 2 tuổi.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng nếu có biểu hiện bất thường, hãy thông báo ngay bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin bổ ích về công dụng, cách dùng của Diệp hạ châu. Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích về dược liệu và kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe gia đình.

Xem thêm:

  • Cà gai leo – Dược liệu dân gian giải độc gan hiệu quả
  • Giải độc gan dân gian – Những mẹo đơn giản bảo vệ lá gan của bạn
  • Thuốc giải độc gan, bảo vệ gan – Lựa chọn loại thuốc cho gan tốt nhất

Từ khóa » Hoa Diệp Hạ Châu