Các Bài Toán Cơ Bản Về Ghép Tụ, Ghép Cuộn Cảm Nối Tiếp, Song Song ...
Có thể bạn quan tâm
CÁC BÀI TOÁN CƠ BẢN VỀ GHÉP TỤ, GHÉP CUỘN CẢM NỐI TIẾP, SONG SONG
1. DẠNG 1:BÀI TOÁN CƠ BẢN
Câu 1.Một mạch dao động LC đang thu được sóng trung. Để mạch có thể thu được sóng ngắn thì phải
A. mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp
B. mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp
C. mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp
D. mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp
Câu 2.Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung 0,1nF và cuộn cảm có độ tự cảm 30µH. Mạch dao động trên có thể bắt được sóng vô tuyến thuộc dải
A. sóng trung B. sóng dài
C. sóng ngắn D. sóng cực ngắn
Câu 3.Một máy thu thanh đang thu sóng ngắn. Để chuyển sang thu sóng trung, có thể thực hiện giải pháp nào sau đây trong mạch dao động anten
A. Giảm C và giảm L. B. Giữ nguyên C và giảm L.
C. Tăng L và tăng C. D. Giữ nguyên L và giảm C
Câu 4. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến điện gồm một tụ điện có điện dung thay đổi từ \(\frac{{10}}{\pi }pF\) đến \(\frac{{160}}{\pi }pF\) và cuộn dây có độ tự cảm \(\frac{{2,5}}{\pi }\mu F\). Mạch trên có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng nằm trong khoảng nào ?
A. \(2m \le \lambda \le 12m\) B. \(3m \le \lambda \le 12m\)
C. \(3m \le \lambda \le 15m\) D. \(2m \le \lambda \le 15m\)
Câu 5.Mạch dao động LC của một máy thu vô tuyến có L biến thiên từ 4mH đến 25mH, biến thiên từ 16pF tới 40pF . Máy này có thể bắt được các sóng vô tuyến có bước sóng từ:
A. 24m đến 60m B. 480m đến 1200m
C. 48m đến 120m D. 480m đến 1885m
Câu 6. Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn dây có độ tự cảm L = 2.10-6 H, điện trở thuần
R = 0. Để máy thu thanh chỉ có thể thu được các sóng điện từ có bước sóng từ 57m đến 753m, người ta mắc tụ điện trong mạch trên bằng một tụ điện có điện dung biến thiên. Hỏi tụ điện này phải có điện dung trong khoảng nào?
A. 2,05.10-7F ≤ C ≤ 14,36.10-7F B. 0,45.10-9F ≤ C ≤ 79,7.109F
C. 3,91.10-10F ≤ C ≤ 60,3.10-10F D. 0,12.10-8F ≤ C ≤ 26,4.10-8F
Câu 7. Mạch chọn sóng của một máy thu gồm một tụ điện có điện dung \(\frac{4}{{9{\pi ^2}}}pF\) và cuộn cảm có độ tụ cảm biến thiên. Để có thể bắt được sóng điện từ có bước sóng 100m thì độ tự cảm cuộn dây bằng bao nhiêu ?
A. 0,0645H B. 0,0625H
C. 0,0615H D. 0,0635H
Câu 8.Điện dung của tụ điện phải thay đổi trong khoảng nào để mạch có thể thu được sóng vô tuyến có tần số nắm trong khoảng từ f1 đến f2 ( f1 < f2 ). Chọn kết quả đúng:
A. \(\frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_1^2}} > C > \frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_2^2}}\) B. \(\frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_1^2}} < C < \frac{1}{{2{\pi ^2}Lf_2^2}}\) C. \(\frac{1}{{4{\pi ^2}Lf_1^2}} < C < \frac{1}{{4{\pi ^2}Lf_2^2}}\) D. \(\frac{1}{{4\pi Lf_1^2}} > C > \frac{{\rm{1}}}{{{\rm{4}}\pi {\rm{Lf}}_{\rm{2}}^{\rm{2}}}}\)
Câu 9.Một mạch chọn sóng gồm cuộn dây có hệ số tự cảm không đổi và một tụ điện có điện dung biến thiên. Khi điện dung của tụ là 20nF thì mạch thu được bước sóng 40m. Nếu muốn thu được bước sóng 60m thì phải điều chỉnh điện dung của tụ
A. Giảm 4nF B. Giảm 6nF
C. Tăng thêm 25nF D. Tăng thêm 45nF
Câu 10.Mạch chọn sóng của một máy thu sóng vô tuyến gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{{0,4}}{\pi }\)H và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh \(C = \frac{{10}}{{9\pi }}\)pF thì mạch này thu được sóng điện từ có bước sóng bằng
A. 300 m. B. 400 m.
C. 200 m. D. 100 m.
Câu 11.Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi và một tụ điện có thể thay đổi điện dung. Khi tụ điện có điện dung C1, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 100 m; khi tụ điện có điện dung C2, mạch thu được sóng điện từ có bước sóng 1 km. Tỉ số \(\frac{{{C_2}}}{{{C_1}}}\) là
A. 10. B. 1000. C. 100. D. 0,1.
Câu 12.Mạch thu sóng điện từ gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung biến đổi. Để thu được sóng có bước sóng 90 m, người ta phải điều chỉnh điện dung của tụ là 300 pF. Để thu được sóng 91 m thì phải
A. tăng điện dung của tụ thêm 303,3 pF.
B. tăng điện dung của tụ thêm 306,7 pF.
C. tăng điện dung của tụ thêm 3,3 pF.
D. tăng điện dung của tụ thêm 6,7 pF.
2. DẠNG 2:GHÉP TỤ ,GHÉP CUỘN CẢM NỐI TIẾP ,SONG SONG
Câu 1. Khi mắc tụ C1 vào mạch dao động thì mạch có f1 = 30kHz khi thay tụ C1 bằng tụ C2 thì mạch có
f2 = 40kHz. Vậy khi mắc song song hai tụ C1, C2 vào mạch thì mạch có f là:
A. 24(kHz) B. 50kHz
C. 70kHz D. 10(kHz)
Câu 2.Mạch dao động của máy thu sóng vô tuyến có tụ điện với điện dung C và cuộn cảm với độ tự cảm L, thu được sóng điện từ có bước sóng 20m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 40m, người ta phải mắc song song với tụ điện của mạch dao động trên một tụ điện có điện dung C’ bằng
A. 4C. B. C. C. 3C. D. 2C.
Câu 3.Một mạch dao động điện từ khi dùng tụ C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1= 3 MHz. Khi mắc thêm tụ C2 song song với C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f= 2,4MHz. Nếu mắc thêm tụ C2 nối tiếp với C1 thì tần số dao động riêng của mạch sẽ bằng
A. 0,6 MHz B. 5,0 MHz C. 5,4 MHz D. 4,0 MHz
Câu 4.Cho một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện C và một cuộn cảm L. Bỏ qua điện trở thuần của mạch. Nếu thay C bởi các tụ điện C1, C2 ( C1 > C2 ) mắc nối tiếp thì tần số dao động riêng của mạch là 12,5Hz, còn nếu thay bởi hai tụ mắc song song thì tần số dao động riêng của mạch là 6Hz. Xác định tần số dao động riêng của mạch khi thay C bởi C1 ?
A. 10MHz B. 9MHz C. 8MHz D. 7,5MHz
Câu 5.Một mạch dao động điện từ, tụ điện có điện dung 40nF, thì mạch có tần số 2.104 Hz. Để mạch có tần số 104Hz thì phải mắc thêm tụ điện có giá trị
A. 120nF nối tiếp với tụ điện trước. B. 120nF song song với tụ điện trước.
C. 40nF nối tiếp với tụ điện trước. D. 40nF song song với tụ điện trước.
Câu 6.Mạch dao động LC lý tưởng có độ tự cảm L không đổi. Khi tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1 = 75MHz. Khi ta thay tụ C1 bằng tụ C2 thì tần số dao động riêng của mạch là f2 = 100MHz. Nếu ta dùng C1 nối tiếp C2 thì tần số dao động riêng f của mạch là :
A. 175MHz B. 125MHz C. 87,5MHz D. 25MHz
Câu 7.Một mạch dao động điện từ có cuộn cảm không đổi L. Nếu thay tụ điện C bởi các tụ điện C1, C2.Nếu C1 nối tiếp C2, C1 song song C2 thì chu kì dao động riêng của mạch lần lượt là T1, T2, Tnt = 48µs , Tss = 10µs . Hãy xác định T1, biết T1 > T2 ?
A. 9µs B. 8µs C. 10µs D. 6µs
Câu 8.Trong mạch dao động điện từ LC lí tưởng, khi dùng cuộn cảm L1 thì tần số dao động điện từ trong mạch là f1 = 30 kHz, khi dùng cuộn cảm L2 thì tần số dao động điện từ trong mạch là f2 = 40kHz. Khi dùng cả hai cuộn cảm trên mắc nối tiếp thì tần số dao động điện từ là
A. 24 kHz B. 50 kHz
C. 35 kHz D. 38 kHz
Câu 9.Khi mắc tụ điện C1 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ1 = 60m; Khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng λ2 = 80m. Khi mắc C1 nối tiếp C2 với cuộn cảm L thì mạch thu được sóng có bước sóng là bao nhiêu ?
A. λ = 140m. B. λ = 100m
C. λ = 48m. D. λ = 70m.
Câu 10.Mạch dao động LC trong máy thu vô tuyến có điện dung C0 =8,00.10-8F và độ tự cảm L = 2.10-6 H, thu được sóng điện từ có bước sóng 240m. Để thu được sóng điện từ có bước sóng 18 m người ta phải mắc thêm vào mạch một tụ điện có điện dung C bằng bao nhiêu và mắc như thế nào ?
A. Mắc nối tiếp và C = 4,53.10-10F B. Mắc song song và C = 4,53.10-10F
C. Mắc song song và C = 4,53.10-8F D. Mắc nối tiếp và C = 4,53.10-8F
Câu 11.Một mạch dao động điện từ gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và hai tụ điện C1 và C2. Khi mắc cuộn dây riêng với từng tụ C1 và C2 thì chu kì dao động của mạch tương ứng là T1 = 3ms và
T2 = 4ms. Chu kì dao động của mạch khi mắc đồng thời cuộn dây với C1 song song C2 là
A. 11ms B. 5 ms
C. 7 ms D. 10 ms
...
---Để xem tiếp nội dung Các bài tập trắc nghiệm về ghép tụ, ghép cuộn cảm nối tiếp, song song, các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net để xem online hoặc tải về máy tính---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Các bài toán cơ bản về ghép tụ, ghép cuộn cảm nối tiếp, song song trong Mạch dao động. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Bài tập tìm công suất và hiệu điện thế tại nơi tiêu thụ và hiệu suất truyền tải điện
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !
Từ khóa » Ghép Cuộn Cảm
-
Bài Toán Ghép Tụ điện – Cuộn Cảm Nối Tiếp Và Song Song
-
Cuộn Cảm Ghép Nối Tiếp - Mobitool
-
Cuộn Cảm Mắc Song Song - Mobitool
-
Vật Lý 12.Công Thức Ghép Cuộn Cảm Song Song
-
Bài Toán Ghép Tụ điện - Ghép Cuộn Cảm Trong Mạch Dao động LC.
-
Mạch Dao động LC Và Cách Ghép Tụ điện - VẬT LÍ - HOCMAI Forum
-
Cuộn Cảm Mắc Nối Tiếp
-
Cuộn Cảm Ghép Nối Tiếp - Vĩnh Long Online
-
Mẹo Cho Cuộn Cảm Ghép Trong Các ứng Dụng Chuyển đổi DC / DC
-
Ghép Tụ điện, Cuộn Cảm - YouTube
-
Bài Toán Tụ Ghép
-
Công Thức Ghép Cuộn Cảm Song Song Là Gì ? - Vật Lý 24/7
-
Ghép Tụ Ghép Cuộn Cảm Nối Tiếp Song Song
-
Chứng Minh Rằng, Khi Hai Cuộn Cảm Thuần L1 Và L2 Mắc Nối Tiếp ...