Các Bài Văn Mẫu Phân Tích Tác Phẩm "Chiếc Lược Ngà" Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Dàn ý chi tiết, cùng các bài văn mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc lược ngà” được quý thầy cô trường THPT Chất lượng cao Quốc Trí tổng hợp và biên soạn từ bài làm hay nhất của học sinh trên cả nước. Đề tài phân tích tác phẩm “Chiếc lược ngà” là một đề tài rất hay khi nội dung khai thác vào đề tài tình cảm gia đình. Tham khảo ngay để biết nhé
Nội dung bài viết
- Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”
- Dàn ý chi tiết số 1
- Mở bài
- Thân bài
- Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:
- Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà
- Khi bé Thu nhận cha:
- Kết bài
- Dàn ý chi tiết số 2
- Mở bài
- Thân bài
- Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh
- Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt
- Kết bài
- Dàn ý chi tiết số 1
- Các bài văn mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc lược ngà”
Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”
Nhân vật bé Thu chắc hẳn là một nhân vật không ai là không biết đến khi nhắc đến tác phẩm “Chiếc lược ngà”. Một nhân vật đầy cảm xúc và có thể khai thác từ nhiều khía cạnh để tạo nên một bài văn hay
Sau đây sẽ là một dàn ý phân tích nhân vật bé Thu để mọi người cùng tham khảo
Dàn ý chi tiết số 1
Mở bài
– Giới thiệu về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà
Ví dụ: Tình yêu trong văn học được biểu hiện rất sâu sắc và chân thành. Có những tình cảm rất thiêng liêng và sâu sắc như tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu năm nữ, tình bà cháu, tình mẹ con,… và một thứ tình cảm rất thiêng liêng nữa ấy là tình cha con. Tình cảm cha con được biểu hiện rõ ràng nhất qua tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua tác phẩm hình ảnh bé Thu được thể hiện rất sâu sắc, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Thân bài
– Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong Chiếc lược ngà”
Hình ảnh bé Thu trong những ngày đầu gặp ba:
- Khi ba về, người ba mà mình xem trong hình không giống như ở ngoài thực
- Thu tròn mắt, ngạc nhiên và không chấp nhận sự thật
- Khi thấy ba e chạy vụt vào trong nhà và gọi má
- Sự hồn nhiên, ngây thơ hòa chút sợ hãi
Hình ảnh bé Thu trong khoảng thời gian ông Sáu ở nhà
- Khi ba muốn gần gũi và vỗ về thì bé Thu xô ra
- Cứ xem ông Sáu như người lạ, không chấp nhận là ba của mình
- Không chịu gọi một tiếng ba, nó nói trổng với má
- Nó tỏ ra không thân thiện với ông Sáu
- Ông Sáu gắp trứng cho Thu nhưng nó hất ra
- Qua những hình ảnh ấy thể hiện thu là một cô gái bướng bỉnh, ngang ngạnh
Khi bé Thu nhận cha:
- Nhận nhìn ra cha mình, cảm thấy có lỗi vô cùng và hối hận
- Không còn bướng bỉnh và lạnh lùng như trước
- Hôn cha, ôm cha và không cho cha đi
- Lòng yêu thương cha vô bờ bến
Kết bài
– Nêu cảm nhận của em về nhân vật bé Thu
Ví dụ: Nhân vật bé Thu là biểu tượng cho tình yêu thương cha. Thể hiện sự hồn nhiên, ngây thơ và ngang ngạnh của một đứa con nít.
Dàn ý chi tiết số 2
Mở bài
– Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà”
Vd: Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.
– Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá
Thân bài
Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người Ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.
Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, ương ngạnh
– Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.
– Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:
- Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
- Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trổng
- Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy ráy chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba
- Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại
– Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha
Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt
– Trước lúc ông Sáu lên đường
- Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
- Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu. Con bé lăn lộn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
– Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
- Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
- Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
- “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
- Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quặp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
– Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ
Kết bài
– Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.
– Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.
Các bài văn mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc lược ngà”
Nhằm hỗ trợ cho các bạn học sinh đạt được nhiều thành tích cao trong đợt thi xét tuyển sắp tới. Các thầy cô giáo viên trường THPT chất lượng cao Quốc Trí đã tham khảo và tổng hợp được 14 bài văn mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
>> THAM KHẢO 14 BÀI VĂN MẪU TẠI ĐÂY!
Với các bài văn mẫu phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” này. Hy vọng sẽ giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều tư liệu tham khảo, đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
Đọc thêm các bài viết thú vị tại đây:
Đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2021
Những bài văn mẫu phân tích tác phẩm tiểu đội xe không kính hay nhất
Các bài văn mẫu phân tích tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
—————
– Trường Chất Lượng Cao Quốc Trí, thành lập năm 2009 (13 năm). Với đội ngũ giáo viên có chuyên môn giỏi, nhiều kinh nghiệm giảng dạy và tâm huyết.
– Trường đào tạo IELTS đầu ra tốt nhất TP HCM
– Trường đào tạo học sinh Hai buổi – Bán Trú – Nội trú
– Trường THPT duy nhất tại HCM tham gia chương trình “Thay đổi vì một trường học hạnh phúc” của Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7
– Nhiều học sinh thành đạt của trường hiện là chủ nhiều công ty sản xuất nhỏ và lớn tại Bình Dương, Biên Hoà, Bình Phước, Tiền Giang… Điển hình có cựu học sinh là chủ công ty nón bảo hiểm Đức Huy, cựu học sinh là giám đốc chi nhánh Honda tại Vũng Tàu…
————
Địa chỉ: 313 Nguyễn Văn Luông, Quận 6, TP HCM
Hotline: 0868472168 – 0981061561
Website www.quoctri.edu.vn.
Facebook https://www.facebook.com/
Từ khóa » Tả Bài Văn Chiếc Lược Ngà
-
TOP 8 Bài Phân Tích Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà - Văn 9
-
Cảm Nhận Của Em Về đoạn Trích Chiếc Lược Ngà (17 Mẫu) - Văn 9
-
Phân Tích Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang Sáng
-
Top 12 Bài Văn Phân Tích Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang Sáng ...
-
[Sách Giải] Văn Mẫu: Chiếc Lược Ngà
-
Phân Tích Chiếc Lược Ngà ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay Nhất
-
Phân Tích Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang Sáng
-
Chiếc Lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng - Ngữ Văn 9 - Hoc247
-
5 Bài Văn Mẫu Chọn Lọc Về Văn Bản Chiếc Lược Ngà
-
Văn Mẫu Lớp 9 Tập 1: Phân Tích Truyện Ngắn "Chiếc Lược Ngà" Của ...
-
Các Bài Văn Mẫu: Nghị Luận Về Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà Lớp 9
-
Phân Tích Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang Sáng
-
Cảm Nhận Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà Của Nguyễn Quang Sáng
-
Top 5 Nghị Luận Về Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà Hay Chọn Lọc
-
Phân Tích Truyện Ngắn Chiếc Lược Ngà (Nguyễn Quang Sáng)
-
Top 9 Bài Văn Mẫu Bài Viết Số 1 Lớp 10 đề 2 Nêu Cảm Nghĩ Sâu Sắc ...
-
Bài Văn Mẫu - CHIẾC LƯỢC NGÀ - 123doc
-
Tuyển Chọn Bài Văn Mẫu Lớp 9 Hay Nhất (phần 3)
-
Các Dạng đề Bài Chiếc Lược Ngà Chọn Lọc - Ngữ Văn Lớp 9 - Haylamdo