Các Bệnh Da đầu Thường Gặp Và Cách điều Trị - Phòng Khám Maia
Có thể bạn quan tâm
Nếu bỗng nhiên một ngày bạn thấy tóc mình rụng nhiều hơn bình thường, da đầu ngứa và gàu nhiều hoặc xuất hiện các nốt sưng tấy trên da đầu. Đừng mất bình tĩnh, vì đó có thể là báo hiệu cho tình trạng bệnh lý về da đầu và có thể điều trị được. Hãy cùng tìm hiểu về các bệnh da đầu thường gặp và phương hướng điều trị dưới đây.
Bệnh da đầu 1: Rụng tóc
Rụng tóc có thể là tình trạng kéo dài nhiều năm hoặc đột ngột phát sinh. Tương tự với đó, bệnh lý này cũng có thể điều trị được hoặc không, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra và tình trạng bệnh lý. Rụng tóc quá nhiều có thể cần đến các phương pháp điều trị để ngăn chặn sự rụng tóc, phục hồi tóc và kích thích tóc mọc trở lại.
Nguyên nhân gây ra rụng tóc thường do thay đổi nội tiết tố sau sinh, mãn kinh, rối loạn tuyến giáp, hóa trị, trầm cảm, ảnh hưởng của các bệnh tự miễn, viêm da đầu, di truyền…Tùy vào nguyên nhân mà các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc bôi, thuốc uống hay các biện pháp công nghệ cao. Trong đó phương pháp Meso đang được coi là cách điều trị tiên tiến và hiệu quả nhất.
Bệnh da đầu 2: Bệnh vẩy nến trên da đầu
Bệnh vảy nến bao gồm thể vảy, thể giọt, thể khớp, thể niêm mạc. Vảy nến có thể xuất hiện trên da đầu, khuỷu tay, đầu gối và lưng. Trên da đầu tỉ lệ xuất hiện vảy nến thể mảng thường cao hơn cả.
Biểu hiện của bệnh vảy nến là xuất hiện các mảng vảy trắng hoặc đỏ trên da đầu, khi cạo vảy đi sẽ thấy tình trạng da bị ửng đỏ. Vảy nến có thể gây ngứa, nếu cào gãi quá nhiều có thể dẫn tới chảy dịch, máu. Rụng tóc nhẹ cũng có thể xảy ra ở những vùng da bị vảy nến. Vảy nến là một rối loạn tự miễn cho nên các phương pháp điều trị chỉ có tác dụng kìm hãm sự phát triển của bệnh. Bệnh có thể tái phát lại nhiều lần trong suốt cuộc đời.
Vảy nến thường được điều trị theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Sử dụng các phương pháp điều trị tại chỗ hoặc phối hợp các phương pháp điều trị nhằm xóa thương tổn. Các loại thuốc bôi phổ biến gồm: Dithranol, anthralin, Calcipotriol kết hợp với corticoid, Vitamin A axit, Cyclosporin, Methotrexate. Các phương pháp khác gồm:Quang trị liệu (phototherapy), Sinh học trị liệu (biotherapy) hoặc tăng cường sức khỏe bằng các loại vitamin.
- Giai đoạn 2: Duy trì sự ổn định, giữ cho bệnh không bùng phát
Bệnh vảy nến nếu diễn biến lâu ngày có thể gây chàm hóa, lichen hóa, bội nhiễm hoặc ung thư da, đỏ da toàn thân, biến dạng khớp. Chưa có một phương pháp điều trị đặc hiệu nào có thể chữa dứt điểm bệnh vảy nến. Sử dụng các phương pháp điều trị có thể hạn chế được các đợt bùng phát, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.
Bệnh da đầu 3: Viêm da dầu
Viêm da dầu hay còn gọi là viêm da tiết bã có biểu hiện khá giống vảy nến. Viêm da dầu có hình thức là dát đỏ, giới hạn rõ ràng, trên có vảy mỡ, xuất hiện chủ yếu ở nơi có nhiều tuyến bã như da đầu, mặt, ngực, giữa hai bả vai và các vùng nếp gấp.
Gàu là biểu hiện đầu tiên của viêm da dầu. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng hơn, da đầu trở nên đỏ ở nang lông và lan rộng. Các vùng có thể liên kết với nhau và lan xuống vùng trán, sau tai, ống tai ngoài và gáy. Để phân biệt với các bệnh có biểu hiện tương tự, cần xét nghiệm và làm sinh thiết để chẩn đoán.
Tuy nguyên nhân chưa được xác định rõ nhưng tăng tiết chất bã trên da đầu là điều kiện để bệnh phát triển. Để điều trị viêm da dầu, hãy thường xuyên gội dầu bằng dầu gội chống nấm, kết hợp với các loại thuốc chống nấm như ketoconazol, bifonazol hay ciclopiroxolamin.Thuốc uống Isotretinoin cũng được sử dụng để làm giảm bài tiết chất bã. Bệnh da đầu này dễ tái phát thành từng đợt và bùng phát khi người bệnh căng thẳng hay bị stress. Viêm da dầu cũng có thể tiến triển thành đỏ da toàn thân.
Bệnh da đầu 4: Viêm nang lông (viêm nang tóc)
Viêm nang lông là loại bệnh da đầu có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do tụ cầu vàng và vi khuẩn mủ xanh, nấm, vi rút herpes, viêm nang lông Decalvans. Một số yếu tố có thể làm bệnh phát triển gồm: da đầu ẩm ướt, tăng tiết mồ hôi, gãi cào, nhổ tóc, dị ứng sản phẩm chăm sóc tóc, dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày. Những người suy giảm miễn dịch, suy thận, thiếu sắt cũng có thể là một phần nguyên nhân gây nên viêm nang lông mãn tính.
Biểu hiện của viêm nang lông trên da đầu là những mụn nhỏ ở nang lông, không có vảy, không đau. Tổn thương có thể nhiều hoặc ít và có thể tiến triển nặng lên nếu không vệ sinh sạch sẽ và điều trị kịp thời.
Để điều trị loại bệnh da đầu này, đầu tiên phải loại bỏ các yếu tố thuận lợi làm phát triển bệnh, tránh cào gãi kích thích thương tổn. Tiếp đó, tùy từng bệnh nhân cụ thể mà phương pháp điều trị có thể chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ hoặc kháng sinh toàn thân. Thời gian điều trị thường là 7-10 ngày, trường hợp viêm nang lông do nấm thì thời gian có thể lâu hơn tùy tình trạng bệnh cụ thể.
Bệnh da dầu 5: Nấm đầu
Nấm đầu có biểu hiện khá tương tự như viêm da đầu. Bệnh nặng có thể dẫn tới mụn mủ nặng kèm theo rụng tóc. Tóc ở vùng tổn thương có thể mọc lại , tuy nhiên khi tổn thương sâu có thể để lại sẹo và gây rụng tóc vĩnh viễn.
Lớp ngoài cùng của sợi tóc có thể bị phá hủy. Bên cạnh đó kèm theo bong vảy hoặc rụng tóc theo mảng kèm theo viêm từ nặng đến nhẹ.Bệnh tiến triển nặng có thể xuất hiện vảy màu vàng, dày và các mảng da chết. Nấm đầu có thể gây nên rụng tóc vĩnh viễn nếu không điều trị sớm.
Để điều trị bệnh da đầu này, cần cắt tóc ngắn để thuận tiện cho việc bôi thuốc, gội đầu bằng các sản phẩm có tính chất sát khuẩn và chống nấm, bên cạnh đó cần sử dụng thêm thuốc chống nấm và điều tị tình trạng nhiễm khuẩn. Các thuốc điều trị thông thường gồm: Fluconazol, Griseofulvin, Itraconazole, Terbinafine. Tùy loại thuốc sử dụng mà thời gian điều trị có thể kéo dài từ 2 đến 8 tuần.
Trong trường hợp nặng hoặc suy giảm miễn dịch, nấm có thể xâm nhập sâu và có thể gây nhiễm nấm máu hoặc nội tạng. Song song với điều trị, người bệnh cũng cần giữ vệ sinh da đầu, hạn chế gội đầu vào ban đêm, giữ tóc khô ráo…
Các bệnh da đầu thường xảy ra do vệ sinh kém, nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm hoặc chăm sóc tóc không đúng cách. Bất kể là do nguyên nhân gì thì cũng đều có cách điều trị hiệu quả như đã đề cập ở trên. Và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ da liễu trước khi thử một phương pháp điều trị nào nhé!
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Maia & Maia:
- Facebook: Phòng khám Chuyên khoa Da liễu Maia&Maia
- Hotline: 18004888 và 032.845.1188
- Hà Nội: 21&11 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội.
- Bắc Ninh: 197 Lê Thánh Tông, Võ Cường, Bắc Ninh.
Từ khóa » Các Loại Bệnh Về Da đầu
-
Các Bệnh Về Da đầu ở Nam Giới - 5 Bệnh Lý Phổ Biến Nhất
-
Các Loại Bệnh Về Da đầu Thường Gặp, Nhận Biết Sớm để điều Trị Kịp ...
-
8 Bệnh Da đầu Thường Gặp: Cách Nhận Biết Và điều Trị Dứt điểm
-
CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA ĐẦU - Stamford Skin Centre
-
Các Bệnh Về Da đầu ở Nam Giới: Nhận Diện Sớm, Ngăn Chặn Nhanh!
-
Các Bệnh Về Da đầu Thường Gặp - Số 3 Rất Khó Trị Và Nguy Hiểm
-
Các Bệnh Về Da Đầu Phổ Biến Cùng Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa
-
Các Bệnh Thường Gặp Về Da đầu: Cách Nhận Biết Và điều Trị
-
Làm Thế Nào Khi Bị Nấm Da đầu? | Vinmec
-
Kể Tên Các Loại Bệnh Thường Gặp Về Da đầu? Cách điều Trị
-
Bệnh Vảy Nến Da đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Dầu Gội Phù Hợp
-
Bạn Biết Gì Về Bệnh Da đầu?
-
Chàm Da đầu | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương