Các Bệnh Nhiễm Trùng đường Không Khí Thường Gặp Nhất | Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh nhiễm trùng đường không khí là gì?
Bệnh nhiễm trùng đường không khí là những bệnh do vi sinh vật (virus hoặc vi khuẩn) gây ra, chúng dễ lây truyền từ người bệnh sang người lành qua hoạt động xuất tiết của người bệnh vào môi trường không khí. Cụ thể khi người bệnh ho, khạc nhổ, trò chuyện, hắt hơi, ca hát,... gây xuất tiết dịch chứa tác nhân gây bệnh hoặc những tiếp xúc gần khác.
Bệnh nhiễm trùng đường không khí rất dễ lây lan
Virus, vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường không khí tồn tại và lây truyền qua hạt khí dung, đây là những giọt nước kích thước siêu nhỏ dễ kết hợp với giọt bắn hô hấp từ người và động vật. Do kích thước nhỏ nên các hạt này dễ phân tán mạnh trong không khí, từ đó khiến tốc độ lây nhiễm vô cùng nhanh chóng.
Như vậy, bệnh nhiễm trùng đường không khí gồm rất nhiều bệnh lý với đặc điểm lây nhiễm chung qua hạt khí dung, những bệnh thường gặp bao gồm:
-
Bệnh nhiễm nấm Cryptococcus.
-
Bệnh do nấm Aspergillus, Blastomycosis.
-
Bệnh do phế cầu khuẩn.
-
Bệnh cúm.
-
Bệnh do Adenovirus, Enterovirus, Rhinovirus, Rotavirus,...
-
Bệnh thủy đậu.
-
Bệnh viêm màng não mô cầu.
-
Bệnh sởi.
-
Bệnh quai bị.
-
Bệnh lao.
-
Bệnh ho gà.
-
Bệnh đậu mùa.
-
Hội chứng hô hấp tính năng Sars.
Covid-19 là bệnh nhiễm trùng đường không khí đang tạo thành đại dịch toàn cầu
Ngày càng nhiều bệnh nhiễm trùng đường không khí xuất hiện mới và phát triển mạnh mẽ đe dọa đến sức khỏe của con người. Do vậy hiểu rõ đặc điểm bệnh để chủ động phòng ngừa là rất quan trọng để mỗi chúng ta tự bảo vệ mình và những người xung quanh.
2. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường không khí
Tùy từng bệnh nhiễm trùng đường không khí cụ thể mà người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau, song đặc điểm chung là tác nhân gây bệnh thường gây ảnh hưởng đến mũi, xoang, phổi hay cổ họng. Người bệnh gặp phản ứng viêm đường hô hấp dẫn đến hoạt động hô hấp khó khăn cùng các triệu chứng thường gặp như: đau họng, tắc nghẽn xoang, viêm đường hô hấp dưới,...
Trong thời gian khởi phát bệnh nhiễm trùng đường không khí, người bệnh dễ phát tán tác nhân gây bệnh qua giọt bắn nhất. Nhất là khi ho, hắt hơi, chảy nhiều dịch tiết mũi họng,... lây nhiễm cho những người xung quanh không may tiếp xúc với giọt bắn mang mầm bệnh này.
3. Điều trị bệnh nhiễm trùng đường không khí như thế nào?
Hầu hết bệnh nhiễm trùng đường không khí không quá nguy hiểm, triệu chứng cấp tính và có thể điều trị được nếu điều trị tích cực. Phương pháp điều trị với từng bệnh là khác nhau, song trước hết cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn thực phẩm tăng cường sức đề kháng.
Điều trị bệnh nhiễm trùng đường không khí còn tùy thuộc vào tác nhân và mức độ bệnh
Ngoài ra, bệnh nhân nên tự cách ly tại nhà hoặc có biện pháp bảo vệ, tránh gây phát tán nguồn bệnh. Triệu chứng bệnh nhiễm trùng đường không khí nặng có thể cải thiện và kiểm soát bằng thuốc kháng virus hay thuốc kháng sinh.
Nếu triệu chứng bệnh nặng, đặc biệt là xuất hiện dấu hiệu biến chứng bệnh nhiễm trùng đường không khí như hô hấp kém, khó thở, dị ứng nặng, sốc,... thì cần đưa người bệnh sớm đến cơ sở y tế. Người nhà cần thông báo về bệnh lý của người bệnh là bệnh nhiễm trùng đường không khí có khả năng lây nhiễm cao để có biện pháp cách ly ngay từ đầu.
4. Làm gì để phòng ngừa lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường không khí?
Đây là điều quan trọng mà mỗi chúng ta cần nắm rõ để phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường không khí lây nhiễm, nhất là khi ngày càng nhiều chủng virus gây bệnh mới phát triển, siêu lây nhiễm và dễ gây biến chứng nặng cho sức khỏe như Covid-19.
4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ lây truyền bệnh nhiễm trùng đường không khí
Trước khi tìm hiểu về biện pháp phòng ngừa, cần biết về con đường, tốc độ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lây truyền bệnh nhiễm trùng đường không khí.
Khoảng cách
Khoảng cách là yếu tố đầu tiên, khi khoảng cách giữa nguồn bệnh và các cá thể tăng lên, lượng giọt bắn mang nguồn bệnh giảm đi và khả năng lây truyền cũng kém hơn. Ngoài ra, sự lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường không khí còn phụ thuộc vào khả năng miễn dịch và thời gian tiếp xúc của người có nguy cơ cao.
Tiếp xúc với người bệnh ở khoảng cách gần có nguy cơ nhiễm bệnh nhiễm trùng đường không khí cao
Nhiệt độ
Nhiệt độ thấp thuận lợi hơn với sự phát triển của virus gây bệnh nhiễm trùng đường không khí, đặc biệt là bệnh cúm hay Covid-19 đang lây nhiễm mạnh mẽ trên toàn cầu. Ngược lại, khả năng lây nhiễm của mầm bệnh giảm khi nhiệt độ thấp, chúng ở trong trạng thái ngủ đông chờ điều kiện lây nhiễm tốt.
Ánh nắng mặt trời
Trong ánh nắng mặt trời có tia cực tím UV có tác dụng quan trọng với sự phát triển môi trường sống của trái đất. cụ thể là tia sáng này tiêu diệt virus và nhiều mầm bệnh truyền nhiễm, gây bệnh. Do vậy, những nơi có giờ nắng trung bình trong ngày cao thường ít bị lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường không khí hơn.
Độ ẩm
Tốc độ lây lan bệnh nhiễm trùng đường không khí cũng phụ thuộc vào tỉ lệ hơi nước trong không khí. Độ ẩm càng cao thì khí dung mang nguồn bệnh càng khó bị phá hủy, dễ di chuyển xa và gây lây nhiễm nguồn bệnh hơn.
Gió
Sự lưu thông của gió giúp hạt khí dung mang nguồn bệnh di chuyển xa hơn, tồn tại lâu hơn và vì thế khiến bệnh nhiễm trùng đường không khí dễ lây truyền hơn.
4.2. Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường không khí
Bệnh nhân đang điều trị, có nguy cơ lây nhiễm cao cần được hướng dẫn cách tự cách ly, kiểm soát lây nhiễm bệnh sang những người tiếp xúc xung quanh. Gia đình và những người xung quanh cũng cần nhận thức rõ, tuân thủ các hướng dẫn phòng ngừa bệnh.
Tùy vào từng bệnh mà người bệnh có thể tự cách ly và điều trị tại nhà hoặc nhập viện điều trị, cách ly y tế. Khu vực cách ly y tế cần thực hiện các kỹ thuật khử trùng, cách ly tiếp xúc với người dân xung quanh, nhân viên y tế phải đeo khẩu trang, thiết bị bảo hộ cá nhân và thường xuyên vệ sinh cơ thể, rửa tay với xà phòng sát khuẩn.
Như vậy, bệnh nhiễm trùng đường không khí là những bệnh do virus hoặc vi khuẩn, có khả năng lây lan nhanh qua các giọt bắn hô hấp từ người bệnh. Bên cạnh điều trị thì phòng ngừa lây nhiễm bệnh nhiễm trùng đường không khí cũng rất quan trọng.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Từ khóa » Có Lây Bệnh Gì Không
-
Những Bệnh Có Thể Lây Qua đường Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng
-
9 Bệnh Lây Qua đường Tình Dục Phổ Biến Nhất - Vinmec
-
Bệnh Lây Qua đường Tình Dục Là Gì? 11 Căn Bệnh Tình Dục Nguy Hiểm
-
Bệnh Lây Nhiễm
-
BỆNH LÝ LÂY TRUYỀN QUA QUAN HỆ TÌNH DỤC: LÀM SAO ĐỂ ...
-
Top 8 Bệnh Lây Truyền Qua đường Tình Dục Phổ Biến Nhất Hiện Nay
-
[PDF] Hãy Cùng Tìm Hiểu Bệnh Lây Truyền Qua đường Tình Dục
-
Hôn Có Thể Làm Lây Lan Những Bệnh Gì? - VnExpress Sức Khỏe
-
Người Nhiễm HIV Có Tải Lượng Vi Rút Dưới Ngưỡng Phát Hiện Không ...
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Lây Qua đường Tình Dục
-
Những Bệnh Xã Hội Có Thể Lây Qua Nụ Hôn - Suckhoe123
-
Tình Dục An Toàn Ngay Cả Khi Bạn Có HIV
-
Những Con đường Không Lây Truyền HIV - HCDC
-
Hỏi - đáp: COVID-19 Lây Truyền Như Thế Nào?