Top 8 Bệnh Lây Truyền Qua đường Tình Dục Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Có thể bạn quan tâm
1. Bệnh lây truyền qua đường tình dục là gì?
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (hay còn gọi là bệnh xã hội) là một nhóm bệnh lây truyền từ người này qua người khác thông qua các hoạt động quan hệ tình dục, gồm hình thức quan hệ qua ngả âm đạo, miệng hoặc hậu môn.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục không phải lúc nào cũng biểu hiện triệu chứng hoặc có thể chỉ có triệu chứng nhẹ. Do đó, có nhiều người mắc bệnh mà không biết là mình có bệnh. Đó là lý do tại sao nên tầm soát nhóm bệnh lý này ở người đã quan hệ tình dục và có nguy cơ.
2. Ai và khi nào nên tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục?
- Bất kỳ ai có yếu tố nguy cơ, gồm: quan hệ tình dục với người lạ, có bạn tình mới, có nhiều bạn tình, bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đều nên được tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Người đã và đang quan hệ tình dục nên ít nhất 1 lần tầm soát bệnh HIV.
- Tất cả phụ nữ đang hoạt động tình dục ở độ tuổi dưới 25 nên tầm soát bệnh lậu và Chlamydia ít nhất mỗi năm 1 lần. Phụ nữ lớn hơn 25 tuổi có yếu tố nguy cơ như có bạn tình mới, có nhiều bạn tình hoặc bạn tình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng nên tầm soát lậu và Chlamydia mỗi năm một lần.
- Phụ nữ mang thai nên tầm soát giang mai, HIV, viêm gan B sớm trong thai kỳ. Phụ nữ có yếu tố nguy cơ (như đã nói ở trên) nên tầm soát lậu và Chlamydia sớm trong thai kỳ.
- Nam đồng tính (gay) hoặc lưỡng tính (bisexual) nên tầm soát ít nhất mỗi năm 1 lần các bệnh: giang mai, lậu, Chlamydia. Người có nhiều bạn tình hoặc bạn tình là người lạ nên tầm soát thường xuyên hơn (mỗi 3-6 tháng).
- Bất kỳ ai, bất kể giới tính hoặc xu hướng tình dục, nếu có quan hệ tình dục không an toàn hoặc dùng chung dụng cụ tiêm nên kiểm tra HIV ít nhất mỗi năm 1 lần.
3. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp
3.1. Chlamydia
- Nguyên nhân: là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra.
- Cách thức lây truyền
- Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm Chlamydia nếu quan hệ tình dục (qua ngả âm đạo, hậu môn, miệng) với người đang nhiễm Chlamydia.
- Nếu bạn tình của bạn là nam, bạn có thể bị lây nhiễm kể cả khi người đó không xuất tinh.
- Nếu từng nhiễm Chlamydia và đã điều trị khỏi trong quá khứ, bạn vẫn có thể tái nhiễm nếu quan hệ không an toàn với người đang nhiễm Chlamydia.
- Phụ nữ có thai nhiễm Chlamydia có thể truyền bệnh cho bào thai.
- Triệu chứng
Ở phụ nữ
- 70% phụ nữ nhiễm Chlamydia không triệu chứng.
- Các triệu chứng nếu có: dịch âm đạo bất thường, đau rát khi đi tiểu, chảy máu âm đạo hoặc ra máu vào khoảng giữa hai kì kinh nguyệt, ra máu sau khi quan hệ, đau hoặc khó chịu bụng dưới.
Ở nam giới
- 50% nam giới nhiễm Chlamydia không triệu chứng.
- Các triệu chứng nếu có: đau buốt khi đi tiểu, dịch tiết ở lỗ tiểu bất thường, đau hoặc khó chịu ở đầu dương vật.
- Biến chứng
Nếu không điều trị, các biến chứng có thể xảy ra của bệnh Chlamydia là:
- Viêm tử cung và vòi trứng ở nữ. Biến chứng này có thể xảy ra ở 10 – 40% phụ nữ nhiễm Chlamydia và xảy ra âm thầm, có thể hằng năm sau khi nhiễm bệnh mà không hề có triệu chứng gì trước đó
- Đau vùng chậu mạn tính
- Tăng nguy cơ vô sinh (cả nam và nữ)
- Thai ngoài tử cung
- Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc chết lưu ở phụ nữ mang thai nhiễm Chlamydia không điều trị
- Trẻ em sinh ra từ mẹ nhiễm Chlamydia có thể mắc viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt do Chlamydia
- Viêm khớp phản ứng do lậu
3.2. Lậu
- Nguyên nhân: là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae (hay còn gọi là vi khuẩn lậu) gây ra, gây bệnh chủ yếu ở vùng sinh dục. Ngoài ra, vi khuẩn lậu còn có thể gây bệnh ở họng và mắt.
- Cách thức lây truyền: bất kỳ ai cũng có thể nhiễm lậu nếu quan hệ tình dục (qua ngả âm đạo, hậu môn, miệng) với người đang nhiễm lậu.
- Triệu chứng
Ở phụ nữ
- 50% phụ nữ nhiễm lậu không có triệu chứng
- Ở những phụ nữ có triệu chứng:
- 50% có tăng tiết hoặc thay đổi bất thường dịch âm đạo
- 25% đau bụng
- Đau khi đi tiểu dễ nhầm với nhiễm trùng tiểu thông thường
- Đau khi quan hệ tình dục
- Hiếm hơn: chảy máu ở khoảng giữa hai kì kinh nguyệt, kinh nguyệt bất thường.
- Triệu chứng ở vùng khác: ngứa hậu môn hoặc đau rát họng nếu có tiếp xúc sinh dục ở vùng này với người nhiễm lậu.
Ở nam giới: 90% nam giới mắc lậu có triệu chứng. Viêm niệu đạo là triệu chứng bệnh lậu điển hình ở nam giới, thường xuất hiện 5-7 ngày sau khi quan hệ không an toàn với người nhiễm lậu. Dấu hiệu thường là:
- Dịch tiết dương vật bất thường. Xảy ra ở ít nhất 8/10 nam giới nhiễm lậu
- Đau rát khi đi tiểu
- Tiểu rắt (cảm giác mót tiểu thường xuyên)
- Đỏ vùng miệng sáo (lỗ tiểu)
- Nhiễm trùng vùng hậu môn và họng có thể xảy ra nếu có tiếp xúc sinh dục ở vùng này. Triệu chứng ở những vùng này thường là ngứa, đau họng
- Biến chứng
Ở phụ nữ
- Viêm tử cung, buồng trứng
- Vô sinh
- Thai ngoài tử cung
- Sảy thai, sinh non
- Nhiễm trùng vùng chậu nặng lên có thể lan đến gan
- Áp xe tuyến Bartholin
- Trẻ em sinh qua ngả âm đạo từ người mẹ nhiễm lậu có thể nhiễm trùng mắt do lậu
Ở nam giới
- Lậu có thể lan từ niệu đạo đến tuyến tiền liệt, có thể gây nhiễm trùng tinh hoàn hoặc mào tinh
- Nam quan hệ đồng giới có thể nhiễm lậu ở hậu môn hoặc họng
3.3. Viêm gan B, C
Theo số liệu thống kê từ WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, tại Việt Nam hiện đang có 7.8 triệu người mắc viêm gan B và 1 triệu người mắc viêm gan C. Viêm gan B và C gây ra gần 80.000 ca ung thư gan và 40.000 ca tử vong mỗi năm. Một nghiên cứu cho thấy gần 90% người ung thư gan đã hoặc đang nhiễm vi rút viêm gan B và /hoặc C.
- Nguyên nhân: Do virus Hepatitis B và Hepatitis C gây ra.
- Cách thức lây truyền
- Mẹ sang con
- Qua đường máu
- Qua dịch cơ thể: như tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo. Quan hệ tình dục (kể cả quan hệ đường miệng) không an toàn là con đường lây truyền virus viêm gan B và C.
- Triệu chứng
Giai đoạn cấp: chỉ khoảng 50% ca nhiễm virus viêm gan có triệu chứng. Sau khi nhiễm khoảng 1-6 tháng, người nhiễm bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, sốt, vàng da, nước tiểu đậm màu, phân nhạt màu. Các triệu chứng này sẽ mất sau vài tuần kể cả không điều trị gì.
Giai đoạn mạn:
- 70% người nhiễm virus không có triệu chứng, gọi là người lành mang bệnh và có thể lây bệnh cho người khác. Khoảng 20% người lành mang bệnh có thể tự đào thải virus ra khỏi cơ thể mà không cần điều trị.
- Một số người mang virus tiến triển thành viêm gan, gọi là viêm gan virus mạn tính. Triệu chứng có thể là vàng da, mỏi cơ, ăn kém ngon, đau vùng gan,… với mức độ tùy người.
- Một số tiến triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
- Hiện nay đã có vaccine phòng ngừa Viêm gan virus B.
3.4. Herpes sinh dục
- Bệnh do Herpes Simplex Virus gây ra. 80% người nhiễm virus herpes ở sinh dục không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng nhưng thoáng qua hoặc rất nhẹ. Ở những người này, virus sẽ cư trú ở dạng không hoạt động trong rễ thần kinh vùng sinh dục, không gây bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, những người không có triệu chứng vẫn có thể có virus ở vùng sinh dục, và do đó có khả năng truyền bệnh qua đường tình dục.
- Triệu chứng
Triệu chứng ở lần phát bệnh đầu tiên:
- Mệt mỏi, sốt nhẹ
- Mụn nước mọc thành chùm ở vùng sinh dục, hậu môn. Có thể mọc từng đợt trong 1-2 tuần. Các mụn nước sau đó vỡ để lại các vết trợt nông.
- Các hạch vùng bẹn có thể nổi.
- Ở phụ nữ: có thể thấy dịch tiết âm đạo bất thường, mụn nước có thể khó quan sát nếu mọc ở cổ tử cung hoặc các túi cùng âm đạo.
Lưu ý: đôi khi triệu chứng phát ra đầu tiên có thể xuất hiện rất lâu (hằng tháng hoặc hằng năm) sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Đó là lý do bạn có thể xuất hiện triệu chứng kể cả khi bạn quan hệ an toàn hoặc quan hệ với người không nhiễm bệnh. Bạn có thể mắc bệnh từ bạn tình trước đó nhưng không biết người đó mắc bệnh.
Tái phát (lần thứ 2 trở đi): vì một lý do nào đó virus có thể trở nên hoạt động. Các triệu chứng nhìn chung nhẹ nhàng hơn và ngắn hơn so với lần đầu có triệu chứng.
- Cảm giác châm chích và ngứa vùng sinh dục.
- Mụn nước mọc thành chùm với các tính chất tương tự trong lần phát bệnh đầu tiên.
Lưu ý: các mụn nước chứa nhiều virus và rất lây. Do đó, trong giai đoạn có mụn nước, hạn chế quan hệ tình dục. Nếu có quan hệ tình dục, dùng bao cao su có thể sẽ không bảo vệ được hoàn toàn do mụn nước hoặc các vết trợt có thể có mặt ở những vùng không được bao cao su che phủ.
*** Hiện tại, xét nghiệm sàng lọc HSV-1 và HSV-2 không được khuyến cáo là xét nghiệm thường quy
3.5. HIV
- Human Immunodeficiency Viruses (HIV) có thể gây Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) nếu không điều trị. HIV tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể, với đích nhắm là tế bào CD4, một tế bào giúp hệ miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng hoặc các ung thư liên quan đến nhiễm trùng. Nếu được điều trị bằng các liệu pháp ức chế virus, HIV có thể được kiểm soát, người nhiễm HIV có thể sẽ sống lâu dài, khỏe mạnh.
- HIV lây chủ yếu qua các loại dịch tiết cơ thể như máu, tinh dịch, dịch nhầy trước khi xuất tinh, dịch hậu môn, dịch âm đạo, sữa của người mắc HIV. Những dịch tiết này có thể tiếp xúc với niêm mạc/da bị tổn thương hoặc tiêm trực tiếp vào mạch máu. HIV không lây qua nước bọt. Cách thức lây truyền chủ yếu của HIV là: quan hệ tình dục không an toàn (trong đó quan hệ qua đường hậu môn có nguy cơ cao nhất), sử dụng chung kim tiêm với người mắc HIV, truyền từ mẹ sang con (nguy cơ này giảm ở người mẹ có điều trị).
- Triệu chứng
Trong vòng 2-4 tuần sau nhiễm, người mắc có thể cảm thấy mệt mỏi và có các triệu chứng như nhiễm cúm, kéo dài trong vài tuần rồi biến mất. Giai đoạn tiếp theo diễn ra âm thầm và hầu như không có triệu chứng. Khi không điều trị, tải lượng virus bắt đầu tăng lên và số lượng tế bào CD4+ giảm dần. Giai đoạn nặng nhất của người mắc HIV là giai đoạn AIDS, khi CD4+ giảm xuống dưới 200 tế bào/mm. Người bệnh AIDS có thể sống được 3 năm nếu không điều trị.
3.6. Mụn cóc sinh dục (sùi mào gà)
- Mụn cóc sinh dục hay còn gọi là sùi mào gà gây ra bởi human papillomavirus (HPV). Có khoảng hơn 100 type HPV đã được định danh, trong đó tác nhân chủ yếu gây bệnh sùi mào gà là HPV type 6 và type 11. HPV type 16, 18, 31, 33 gây ung thư cổ tử cung (có thể gây ung thư ở vùng tiếp xúc sinh dục khác như dương vật, hậu môn, âm hộ, âm đạo). Mụn cóc thông thường do các type khác của HPV gây ra và không phải là bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Sùi mào gà lây qua đường sinh dục. HPV lây truyền qua đường tiếp xúc, phần lớn là trực tiếp (da chạm da), hoặc ít hơn, lây gián tiếp (vùng sinh dục cùng tiếp xúc với đồ vật).
- Triệu chứng: thường là một hoặc một vài sẩn nhỏ ở vùng sinh dục, hơi gồ lên khỏi bề mặt da, phẳng hoặc hơi sùi nhẹ.
- Nếu không điều trị, sùi mào gà có thể tự hết, hoặc tồn tại dai dẳng. Ở người suy giảm miễn dịch, sùi mào gà có thể tăng kích thước, số lượng.
Lưu ý:
- Hiện tại không có xét nghiệm HPV ở nam giới
- Đối với nữ giới, nếu có mụn cóc sinh dục thì đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có thể mắc virus HPV, do đó phần khám phụ khoa sẽ nhằm mục đích để bác sĩ phụ khoa đánh giá xem bệnh nhân có cần tầm soát ung thư cổ tử cung không (vì HPV có nhiều chủng, có chủng gây mụn cóc sinh dục, có chủng gây ung thư cổ tử cung như đã nói ở trên). Nếu có thì bệnh nhân cần đăng kí thêm gói tầm soát ung thư cổ tử cung nữa.
3.7. Giang mai
- Bệnh Giang mai do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra, là bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Ước tính có khoảng 10.6 triệu ca giang mai nhiễm mới mỗi năm.
- Triệu chứng đầu tiên của giang mai thường là một vết loét tròn hoặc bầu dục ở ngay vùng nhiễm của vi khuẩn (đầu dương vật, miệng, họng, cổ tử cung… là những vùng hay gặp). Những vết loét này thường không đau, tự hết sau khoảng 2-6 tuần kể cả không điều trị. Giai đoạn này thường có nổi hạch ở gần vùng có vết loét.
Nếu không điều trị, vi khuẩn giang mai sẽ đi vào máu, liên tiếp sinh sôi và gây ra hàng loạt các triệu chứng tại da, niêm mạc. Nếu tiếp tục không được điều trị, bệnh sẽ bước vào giai đoạn muộn với hàng loạt các biến chứng ở cơ xương, hệ thần kinh, mạch máu.
Phụ nữ mang thai mắc giang mai nếu không điều trị sẽ có khả năng sảy thai, thai chết lưu, trẻ chết hoặc mắc nhiều dị tật sau sinh.
3.8. Viêm âm đạo do Trichomonas
- Viêm âm đạo do Trichomonas là bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục khá phổ biến ở phụ nữ.
- Triệu chứng thường gặp là dịch tiết âm đạo bất thường. Dịch tiết thường loãng, số lượng nhiều, có bọt, màu vàng xanh và có mùi hôi. Các triệu chứng khác có thể gặp: ngứa âm hộ, đi tiểu khó, đau bụng dưới hoặc đau khi quan hệ.
3.9. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (ít phổ biến hơn): hạ cam mềm, bệnh hạt xoài, Mycoplasma, rận mu, ghẻ.
4. Khám tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại CarePlus
CarePlus là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, 100% vốn đầu tư nước ngoài và là thành viên của Singapore Medical Group. CarePlus cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú chất lượng cao với giá cả phải chăng và trang thiết bị hiện đại.
4.1. Vì sao nên khám tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại CarePlus?
-
CarePlus cam kết mang đến cho khách hàng những trải nghiệm nhẹ nhàng, thoải mái nhất.
-
Gói khám tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục được thiết kế chuyên sâu cho từng đối tượng.
-
Các hạng mục khám chi tiết, đầy đủ, kết quả chính xác, gồm: khám lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và các xét nghiệm.
-
Chi phí minh bạch, rõ ràng trên website, fanpage, trực tiếp tại phòng khám.
-
Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau như: thanh toán qua bảo hiểm, thẻ trả trước Easycare, trả góp, thanh toán qua thẻ.
-
Đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Tư vấn tận tình, giúp khách hàng giảm bớt tâm lý lo lắng khi đến khám chữa bệnh.
Tại TPHCM, khách hàng có thể đến khám tầm soát các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo các địa chỉ sau:
-
Phòng khám CarePlus Tân Bình: 107 Tân Hải, P.13, Q. Tân Bình, TP.HCM. (Cạnh tòa nhà Etown)
-
Phòng khám CarePlus Quận 7: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Q.7, TP. HCM. (Cạnh Hồ Bán Nguyệt)
Giờ làm việc:
-
Thứ 2 - Thứ 6: 8h - 20h.
-
Thứ 7: 8h - 17h.
Tầm soát sớm và định kì các bệnh LTQĐTD để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, Đăng Ký:
-
Gói Tầm soát các bệnh Lây truyền qua đường tình dục cho NAM TẠI ĐÂY
-
Gói Tầm soát các bệnh Lây truyền qua đường tình dục cho NỮ TẠI ĐÂY
Từ khóa » Có Lây Bệnh Gì Không
-
Những Bệnh Có Thể Lây Qua đường Quan Hệ Tình Dục Bằng Miệng
-
9 Bệnh Lây Qua đường Tình Dục Phổ Biến Nhất - Vinmec
-
Bệnh Lây Qua đường Tình Dục Là Gì? 11 Căn Bệnh Tình Dục Nguy Hiểm
-
Bệnh Lây Nhiễm
-
BỆNH LÝ LÂY TRUYỀN QUA QUAN HỆ TÌNH DỤC: LÀM SAO ĐỂ ...
-
[PDF] Hãy Cùng Tìm Hiểu Bệnh Lây Truyền Qua đường Tình Dục
-
Hôn Có Thể Làm Lây Lan Những Bệnh Gì? - VnExpress Sức Khỏe
-
Người Nhiễm HIV Có Tải Lượng Vi Rút Dưới Ngưỡng Phát Hiện Không ...
-
Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Lây Qua đường Tình Dục
-
Những Bệnh Xã Hội Có Thể Lây Qua Nụ Hôn - Suckhoe123
-
Tình Dục An Toàn Ngay Cả Khi Bạn Có HIV
-
Các Bệnh Nhiễm Trùng đường Không Khí Thường Gặp Nhất | Medlatec
-
Những Con đường Không Lây Truyền HIV - HCDC
-
Hỏi - đáp: COVID-19 Lây Truyền Như Thế Nào?