Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Cá Đĩa Và Cách Chữa Trị

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI CÁ ĐĨA

1. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH Bệnh là một quá trình suy yếu của cơ thể tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập. Bệnh có thể xảy ra bởi các tác nhân như: các yếu tố môi trường, nấm kí sinh, nhiễm vi khuẩn, bệnh cũng có thể do dinh dưỡng. Tác nhân gây bệnh là nhân tố quyết định một bệnh nào đó xảy ra trong hệ thống nuôi. Do vậy có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của tác nhân trong hệ thống nuôi. Do vậy có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để ngăn chặn và kìm hãm sự phát triển của tác nhân trong hệ thống nuôi.

2. QUÁ TRÌNH NHIỄM VÀ LÂY BỆNH Xảy ra khi mần bệnh được truyền từ cá thể bệnh sang cá thể khỏe. Khi cá đang bệnh, luôn bài tiết mầm bệnh ra khỏi cơ thể, được truyền thẳng sang cá khỏe hoặc ra môi trường nước rồi mới xâm nhập vào cơ thể cá khỏa. Đây là điều kiện để mần bệnh được duy trì, như vậy việc lây bệnh có điều kiện tiếp tục diễn ra.

3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH a. Phòng bệnh - Chọn con giống có chất lượng tốt, sạch bệnh. - Quản lý và xử lý tốt môi trường nuôi. - Quan sát và luôn kiểm tra tình tròng sức khỏe của vật nuôi. - Dùng chế phẩm sinh học, vitamin... để phòng bệnh và tăng cường đề kháng. - Diệt tác nhân gây bệnh

b. Trị bệnh - Xử lý môi trường nuôi: thay nước, dùng các biện pháp xử lý môi trường để diệt các tác nhân gây bệnh. - Tăng cường dinh dưỡng, để tăng sức đè kháng và phục hồi thể trạng. - Dùng thuoodc hoặc hóa chất để diệt mầm bệnh trong cơ thể cá.

c. Các phương pháp phòng trị bệnh - Phương pháp tắm: dùng thuốc với nồng độ cho phép để tắm cá trong thời gian ngấn phù hợp, thuận tiện cho những trại nuôi cá cảnh. - Phương pháp ngâm: với nồng độ cho phép, ngâm cá trong bồn, hồ với thời gian dài. Thường hạ thấp mực nước để lượng hóa chát, thuốc ngâm cá giảm bớt. Chú ý lượng nước sạch có thể cung cấp kịp thời khi cần.

d.Các biểu hiện của cá Dĩa khi bị bệnh Cá bị bệnh sẽ có màu sẫm đen, bơi lội lờ đờ, rất chậm và yếu hay ở sát đáy bể hoặc loi nhoi lên mặt nước, cờ trên và cờ dưới xếp lại, hay vây bơi không quạt, khép lại đứng một chỗ, đuôi bị ăn mòn. Cá bị bệnh rất biếng ăn. Mang cá hô hấp liên tục, cá hay cạ mình vào hồ, biểu hiện bề ngoài xuất hiện một lớp màu trắng trên thân cá hiện lên những mạch máu đỏ, đối với cá xanh sẽ thấy mình đen, nổi ghẻ, cá ốm, hay tách ra khỏi đàn.

4. CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁ ĐĨA a. Bệnh nấm thủy my (sapro-legnia, Achlya):

  • Triệu chứng: Rất nhiều loại cá nước ngọt, đặc biệt là loại trứng dính như trứng cá chép, cá ông tiên (Angelfish), cá Dĩa....bị bệnh nấm thủy my. Bệnh xuất hiện khi nhiệt độ thấp từ 18-25° C, môi trường nước bị nhiễm bẩn. Khi nấm mới bắt đầu kí sinh, mắt thường khó nhìn thấy, phần cuối của sợi nấm đâm sâu vào cơ thể cá, phần đầu của sợi nấm lơ lửng, có màu trắng trên thân cá.
  • Điều trị: + Cần quan tâm đến dinh dưỡng cho cá, duy trì và ổn định nhiệt độ. Định kỳ sát trùng hồ, bể nuôi cá với muối ăn NaCl, thuốc tím… + Tắm sát trùng cá bố mẹ, cá mới nhập về trại với NaCl – 3g/l nước. Dùng NaCl nồng độ 5g/l hoặc KmnO4 1 – 1.5mg/l tắm cá kết hợp thay nước sạch và nâng nhiệt độ nước lên 30 – 32°C. + Trứng cá khi ấp có thể dùng NaCl hoặc Xanh Metylen. Pha 4mg cho 1 lít nước sau đó dùng 40ml cho 100 lít đối với trứng, 50ml – 60ml/100 lít cho cá lớn.

b. Bệnh nấm trắng

  • Triệu chứng: Sẽ có những đốm trắng nổi trên lưng, tụ lại ở một góc hồ, kì vi xếp lại.
  • Điều trị: Sử dụng fomol, nếu 100ml dùng khoảng 2cc, khoảng từ 2 -3 ngày sữ giảm đốm trắng, hoặc thuốc thủy sản dạng dung dịch.

c. Bệnh sình bụng, phân trắng, đường ruột

  • Triệu chứng: Cá bỏ ăn, bụng to, có khi đi phân trắng, thường gặp ở cá 20 ngày đến 1 tháng tuổi, teo bụng sẽ chết chậm, cá trướng bụng và lồi mắt sẽ chết nhanh, gan có mủ, thường gặp trên lứa không đồng đều size, và trên cá bột size 7 -8cm.
  • Điều trị: Dùng metronidazol (250mg) 1 viên dùng 8 lít nước bỏ trực tiếp vào hồ hay trọng vào thức ăn.

d. Bệnh ký sinh trùng, sưng mang

  • Triệu chứng: + Xảy ra khi sử dụng nguồn nước sông, ao hồ. Sưng mang xảy ra khi nguồn nước dơ, phát sinh vi khuẩn bám trên mang làm cá thở gấp. + Gây ngứa, khó chịu, cá giật vây và cọ sát vào vật cứng.
  • Điều trị: + Fomol (nồng độ 37 – 40%) + muối (100ml thì dùng khoảng 200g muối 2-3cc fomol) + Hoặc dùng Malachitegreen 100g/10m3.

e. Bệnh đục đuôi

  • Triệu chứng: do thay nước.
  • Điều trị: ngâm muối, thuốc tím.

f. Tuột nhớt

  • Nguyên nhân: Do sóc nước, pH nhiệt độ cá ở trong môi trường nước không tốt, cá sẽ tiết nhớt để trung hòa với nước, nếu không cải thiện môi trường nước thì cá sẽ tiếp tục tiết nhớt dẫn đến cá chết.
  • Điều trị: Vớt cá sang môi trường khác (hồ đã qua xử lý). Ta có thể dùng tetra Nhật 1g cho 100 lít hay tetracyclin 2-3 viên 500mg/100 lít + 200g muối.

g. Bệnh lở loét mũi

  • Triệu chứng: Do một loại ký sinh xâm nhập vào mũi, từ đó ăn hết phần thịt của mũi tạo thành một lõm lớn lan rộng đến mắt và sau tới não, cá bị bệnh thường cọ mũi vào vật dụng để trong bể, vào thành bể, thường nghiêng đầu xuống khi bơi, biếng ăn hoặc bỏ ăn, phân trắng và loãng.
  • Điều trị: Có thể dùng Tetracyclin để trị bệnh cho cá chỉ giai đoạn đầu. Hoặc ampi 500mg 2 viên/100ml. Cá bị bệnh có thể lây bệnh sang những cá khác và gây chết cá, do đó nhất thiết phải chú ý giữ gìn vệ sinh trong bể nuôi.

h. Bệnh nổi ghẻ trên mình và đầu

  • Nguyên nhân: Có thể môi trường đã bị nhiễm vi sinh.
  • Triệu chứng: Loét một mục nhỏ ngay thân và từ từ lan rộng, ăn sâu vào trong, cá chết từ từ.
  • Điều trị: Đối với cá ghẻ lớn: lấy cây que nhỏ quấn bông gòn làm vệ sinh sạch, rồi cho tetra vào chỗ mủ. Cách 1: Cá bị thủng lỗ trên đầu + KmNO4 0.2g/l, chân 5, 10 và 15 ngày. + Sau 15 ngày, thay toàn độ nước, chuyển pH = 5. Tiếp tục làm như vậy đến khi làm vết thương.

Cách 2:

  • Phương pháp này nhanh và thường được sử dụng.
  • Trước khi bắt đầu xử lý, phải chọn hồ để chứa cá đã xử lý xong.
  • Dùng thuốc kháng sinh:
  • Tetracyclin HCL dạng paste.
  • Dụng cụ cần: + 1 máy khuấy dẹp + 1 khăn mềm + 1 hồ nhỏ + 1 vật để nạo nhỏ
  • Phải che mắt cá trước khi khi xử lý (tránh không cho mặt tiếp xúc với thuốc).
  • Dùng vật nạo rửa sạch vết thương nhanh.
  • Bôi thuốc vào chỗ vừa nạo.
  • Để yên khoảng 20 giây để thuốc thấm vào bên trong rồi cho cá vào nước. Chú ý: thời gian đóng vai trò chủ đạo trong phương pháp này. Mỗi lần chỉ làm 1 bên. Mỗi lần xử lý như vậy sẽ bỏ vào một hồ nước mới. Xử lý từng vết thương một. Sau cùng ngâm cá vào hồ có muối 2ppt và acriflavine 112 ngày, pH = 5.5.

Nguồn: Thức ăn cho Cá sưu tầm và biên soạn

Từ khóa » Cá Dĩa Bị Lủng đầu