Một Số Lưu ý Khi Nuôi Và Chọn Mua Cá đĩa - Bạc Liêu
Có thể bạn quan tâm
Cá đĩa là loại cá cảnh khó nuôi nhất trong cá cảnh nước ngọt nhiệt đới bởi vì cá đĩa có rất nhiều điểm khác biệt về nhu cầu sinh thái, đặc điểm sinh học so với họ hàng cá Rô phi của chúng nói riêng và các loài cá cảnh nước ngọt nhiệt đới nói chung. Do đó trong điều kiện nuôi, cần chú ýđặc điểm sau: Cá đĩa là loài cá nhạy cảm nhất, đặc biệt nhạy cảm với tiếng ồn, chấn động nhẹ, ánh sáng mạnh, các loài cá năng động sống chung, tác nhân gây bệnh (nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn, virut). Các thay đổi của môi trường: nhiệt độ, độ pH, độ cứng của nước.
Cá đĩa.Ảnh minh họa
Để mua được cá đĩa khỏe mạnh từ tiệm bán cá cảnh cần chú ý một số yếu tố sau:
* Cá được chứa ở các hồ riêng biệt.
* Cá có màu sắc tươi sáng, cơ thể cân đối, không có các biểu hiện bệnh lý.
* Kiểm tra xem hồ nuôi có được bỏ thuốc hay không (xanh, vàng, có mùi thuốc). Nếu có, đấy là dấu hiệu hồ cá đang được điều trị và không nên mua cá.: dấu hiệu của bệnh ký sinh, mãn tính (chẳng hạn như lao cá) dẫn đến bỏ ăn và suy dinh dưỡng.
* Các biểu hiện trên cá:
- Cá đĩa bị đen mình: dấu hiệu cá bị căng thẳng, tương tự như hiện tượng xuất mồ hôi ở người. Cá bị nhiễm ký sinh thường đen mình vì tiết nhiều nhớt. Cá đang sinh sản hay nuôi con cũng đen mình nhưng mạnh khỏe, lanh lợi chứ không lờ đờ. Đôi khi đen mình không phải bệnh mà là phản ứng của cá đối với sự thay đổi đột ngột của môi trường, thường là nhiệt độ (trên 5 độ). Cá thường có biểu hiện đen mình sau khi thay nước.
- Cá đĩa bị sưng mắt: dấu hiệu của bệnh lao cá.
- Cá đĩa chúi đầu: chưa rõ nguyên nhân, có thể do nhiễm khuẩn hay các chất hóa học tác động lên cơ quan kiểm soát thăng bằng như tai trong.
- Cá đĩa treo đầu trên mặt nước: thường đi đôi với các triệu chứng khác như thở chậm và lờ đờ. Đây là dấu hiệu của bệnh siêu vi (virus) tác động lên mang và những bộ phận khác. Nếu kèm dấu hiệu đen mình thì đó có thể là bệnh ký sinh.
- Cá đĩa bị rụng vảy: từng mảng vảy lớn bị rụng phô bày lớp da hư hại bên dưới. Đây là bệnh nhiễm khuẩn, rất nguy hiểm với cá non và trứng. Cá ủ bệnh có vảy không đều và tiết nhiều nhớt.
- Cá đĩa bị tóp đầu, màu nhợt nhạt, lủng đầu, tuột nhớt, bị thối, cháy vây, chuyển động giật cục, cọ mình vào các vật thể, thành hồ, sình bụng, đi phân trắng, bị đốm trắng (với các đốm trắng li ti nổi toàn thân), nấm lụa (với lớp bụi vàng như lụa phủ toàn thân và nắp mang.), lở loét, nấm thủy mi (fungus): xuất hiện dưới dạng bông, sợi và vệt trắng do khuẩn thuộc lớp Oomycetes (họ Saprolegniales). Các biểu hiện trên là dấu hiệu của bệnh nhiễm khuẩn, nấm hay ký sinh
- Cá đĩa chóp vây lưng dài: là điều bình thường ở cá dĩa, tuy nhiên chóp vây lưng quá dài một cách bất thường, dù ở cá đực hay cá cái, có thể là hậu quả của việc ngâm testosterone trong một thời gian dài. Cá có thể bị sình bụng và vô sinh.
Từ chối mua bất kỳ con cá nào từ hồ cá có các biểu hiện này.
Ngô Quốc Hùng
Từ khóa » Cá Dĩa Bị Lủng đầu
-
Làm ơn Chỉ Giúp Cách Chữa Bệnh Thủng đầu ở Cá đĩa
-
Hướng Dẫn Trị Bệnh Lủng Đầu Ở Cá | Cá Rồng Hoàng Lam
-
Bệnh Thủng đầu ở Cá đĩa JBL Spirohexol Plus 250
-
Các Bệnh Thường Gặp Khi Nuôi Cá Đĩa Và Cách Chữa Trị
-
Cách Phòng Và Trị Bệnh Lở , Loét đầu Thân ở Cá Cảnh
-
Cách Chữa Trị Cho Cá đĩa Bị Loét Thân - Cá Cảnh Thái Hòa
-
Cz-Aquavietnam - Cá Bị Lủng đầu Và Lủng Mặt Thì Làm Sao... | Facebook
-
Cá La Hán: Các Bệnh Thường Gặp P.3: Bệnh Lủng đầu - TaiLieu.VN
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Cá Dĩa Bị Rách Vây
-
8 Bệnh Cá Dĩa Thường Gặp Và Cách Chữa Trị
-
Bệnh Thường Gặp ở Cá La Hán Và Cách Chữa Trị - Bể Cá Cảnh
-
Cá Rồng Bị Thủng Lỗ Trên đầu JBL Spirohexol Plus 250
-
Chữa Cá La Hán Bị Lủng Đầu / TOP #10 Xem Nhiều Nhất & Mới ...