Các Bệnh Thường Gặp Khi Trồng Dưa Leo
Có thể bạn quan tâm
Các bệnh thường gặp khi trồng dưa chuột và cách phòng trừ
Dưa chuột ngày càng phát triển tăng diện tích và sản lượng trên các địa bàn nuôi trồng. Tuy nhiên một nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng đến diện tích, năng suất phẩm chất của dưa là sự phá hoại nghiêm trọng của một số đối tượng sâu bệnh hại chính.
Để giúp bà con nông dân, chủ nông trang nhận biết đúng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn hiệu quả, Nuvisrael sẽ giới thiệu một số sâu bệnh chính thường gặp và cách phòng trừ hiệu quả như sau:
1. Thối gốc, lở cổ rễ
Triệu chứng bệnh:
Biểu hiện đặc trưng nhất của triệu chứng bệnh là: rễ, cổ rễ và gốc thân sát mặt đất bị thâm đen, thối mục, cây bệnh héo chết, đổ gục trên ruộng. Lúc đầu vết bệnh chỉ là một chấm nhỏ màu đen ở gốc thân, cổ rễ sau đó lan rộng ra rất nhanh bao bọc quanh cổ rễ. Bộ phận bị bệnh thối mục, có màu nâu đen ủng nước hoặc hơi khô, cổ rễ teo tóp, bộ phận lá thân héo rũ, tuy vẫn còn màu xanh. Sau 5-6 ngày bị héo rũ cây bệnh đổ gục chết lụi hàng loạt trên ruộng. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh bệnh:
Bệnh thối gốc và lở cổ rễ do một tập hợp nấm cùng phá hoại hoặc môt trong những loại nấm đó gây ra: Fusarium solani f.s. phasceli,Rhizoctonia solani Kuhn, hoặc Thielaviopsis,… Bệnh thối gốc, lở cổ rễ phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều, đất ẩm, nhiệt độ thấp 18 – 25oC, hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường. Biện pháp phòng trừ:
Có thể dùng một trong những loại thuốc sau để phòng trừ: + Ridomil MZ72 WP với lượng dùng 2.5 - 3.5 kg/ha + Topsin M (50-70 WP): 50 - 100 g thuốc bột/100 lít nước + Rovral 50% dạng bột thấm nước với nồng độ 0.1 - 0.2 % hoặc chế phẩm sinh học (Trichoderma)
2. Bệnh khảm dưa chuột
Triệu chứng bệnh:
Cây dưa chuột con rất dễ bị nhiễm bệnh. Vết bệnh đầu tiên là các vết khảm đốm xen kẽ các vết loang lổ chỗ xanh đậm, lồi. Thùy lá ngừng phát triển, nhỏ, hẹp, xoăn cong. Cây nhỏ, thân cong mảnh. Vết bệnh trên quả là các vết loang lổ chỗ xanh đậm, xanh nhạt xen kẽ nhau. Khi bị nhiễm bệnh, ngọn cây dưa không vươn dài, mà co rút lại thành một cục giống như cái đầu lân và giật ngược lên trời.
Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh bệnh:
Do virus Cucumber Mosaic gây ra. Bệnh này do con bọ trĩ Thrips palmi (bù lạch hay rầy lửa) là môi giới truyền bệnh. Cơ thể con bọ trĩ rất nhỏ, con trưởng thành dài khoảng hơn 1 mm, mầu vàng nâu, di chuyển rất nhanh. Con ấu trùng mầu xanh lục, nhỏ hơn con trưởng thành một chút. Cả trưởng thành và ấu trùng đều tập trung chích hút nhựa của đọt non, lá non, làm cho ngọn cây dưa bị thui chột, không phát triển được, nếu nặng bông sẽ không đậu trái, nếu đậu thì trái cũng còi cọc, chậm lớn, sần sùi và rụng sớm. Ngoài gây hại trực tiếp, bọ trĩ còn là môi giới truyền bệnh khảm cho cây dưa, bằng cách khi chích hút dịch của cây dưa đã bị bệnh bọ trĩ sẽ lưu giữ virus trong tuyến nước bọt, khi chích hút cây khoẻ chúng sẽ truyền virus gây bệnh cho cây này, từ đó bệnh sẽ lây lan rất nhanh.
Biện pháp phòng trừ:
Với những cây đã bị bệnh nặng, nên nhổ bỏ rồi đưa ra khỏi ruộng tiêu hủy để tránh bệnh lây lan sang những cây khác thông qua môi giới là bọ trĩ. Kiểm tra ruộng dưa thường xuyên (chú ý quan sát kỹ các đọt non và mặt dưới của những lá non), nếu thấy có nhiều bọ trĩ thì có thể sử dụng luân phiên một trong các thuốc như: Vibamec 1.8EC hoặc 3.6EC, Cyperan 5EC hoặc 10EC, Vifast 5ND hoặc 10SC, Confidor 100SL, Regent 800WG, Polytrin 440EC, Selecron 500EC... (liều lượng và cách sử dụng đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất có in trên vỏ bao bì). Do bọ trĩ nằm sâu bên trong đọt nên dùng bình xịt có áp suất mạnh và xịt trực tiếp lên các đọt non thì hiệu quả mới cao
3. Bệnh sương mai giả dưa chuột
Triệu chứng bệnh:
Bệnh hại các bộ phận lá, thân cành, thậm chí cả quả nhưng hại lá là chủ yếu. Trên lá vết bệnh lúc đầu chỉ là những chấm nhỏ không màu hoặc màu xanh nhạt sau đó chuyển sang màu xanh vàng đến nâu nhạt, hình tròn, đa giác hoặc hình bất định. Vết bệnh thường nằm rải rác trên lá hoặc nằm dọc các gân lá, vết bệnh có góc cạnh không định hình. Mặt dưới lá chỗ vết bệnh thường hình thành một lớp nấm mốc màu trắng xám đó là các cành và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. Khi bệnh nặng, nhiều vết hợp lại thành vết lớn, gây rách nứt các mô tế bào bị bệnh, thậm chí làm lá biến dạng, cây phát triển yếu và chết.
Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh bệnh:
Nguyên nhân gây bệnh là nấm Pseudoperonospora cubensis Rostovtzev.
Đây là loại nấm ký sinh chuyên tính (ngoại ký sinh), hình thành bào tử phân sinh và rất dễ lây lan truyền bệnh nhờ gió, nước mưa, nước tưới trong điều kiện có ẩm độ cao (mưa phùn, mưa nhỏ, gió, sương) và có nhiệt độ tương đối thấp thích hợp. Nấm gây bệnh tồn tại chủ yếu ở dạng sợi nấm và bào tử. Bệnh phát triển phá hại nặng trên những ruộng dưa chuột quá ẩm ướt, bón phân NPK không cân đối, đặc biệt trong điều kiện thiếu dinh dưỡng vi lượng, kém chăm sóc, không chú ý vệ sinh đồng ruộng trong thời gian cây đang sinh trưởng và sau khi thu hoạch. Biện pháp phòng trừ: Dọn sạch tàn dư thân, cành, lá, cây bị nhiễm bệnh (ngắt bỏ những lá bị bệnh nặng trong thời kỳ sinh trưởng và vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch). Khi bệnh sương mai giả xuất hiện trên lá dưa chuột, cần kịp thời phun thuốc Nativo 750WG (liều lượng 120g/ha) phun kết hợp hoặc luân phiên với thuốc Antracol 70WP (liều lượng 3kg/ha) cũng có thể thay thế hoặc luân phiên 2 loại thuốc trên bằng thuốc Aliette 800WG (liều lượng 1,5kg/ha) hoặc thuốc Melody DUO 66,75WP (liều lượng 1,5g/ha). Thuốc Nativo 750 WG và Antracol 70WP không chỉ có tác dụng phòng trừ tốt bệnh sương mai giả mà còn có tác dụng ngăn ngừa và diệt trừ tốt các bệnh nấm hại khác trên cây dưa chuột.
Từ khóa » Các Bệnh Của Cây Dưa Chuột
-
Bệnh Thường Gặp ở Cây Dưa Leo
-
Top 6 Loại Bệnh Hại Trên Cây Dưa Chuột Thường Gặp Nhất
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Leo (dưa Chuột) - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Dưa Leo Hiệu Quả
-
Cách Phòng Bệnh Thường Gặp Trên Cây Dưa Chuột Ai Cũng Nên Biết ...
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Chuột (Dưa Leo) Theo Giai Đoạn Sinh ...
-
Tổng Hợp Các Loại Bệnh Dưa Leo Và Cách điều Trị Tận Gốc
-
Bệnh Trên Cây Dưa Leo
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây Dưa Chuột Và Biện Pháp Phòng Trừ - 2lua
-
Phòng Trừ Bệnh đốm ở Cây Dưa Leo - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LEO
-
BỆNH THÁN THƯ TRÊN DƯA LEO DO NẤM VÀ BIỆN PHÁP ...
-
Trồng Dưa Leo - Kỹ Thuật Chăm Sóc Dưa Leo (dưa Chuột) Hiệu Quả Nhất
-
Giải Thích Hiện Tượng Cây Dưa Leo Bị Bệnh Do Vi Khuẩn | VTC16