Tổng Hợp Các Loại Bệnh Dưa Leo Và Cách điều Trị Tận Gốc
Có thể bạn quan tâm
Dưa leo mặc dù là cây trồng có kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản tuy nhiên chúng là loại thực vật có khá nhiều các loại sâu bệnh phát sinh làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và năng suất của dưa leo. Lisado giới thiệu đến bạn đọc bài viết tổng hợp toàn bộ các loại bệnh dưa leo và cách điều trị tận gốc chúng để bạn có thể trang bị đầy đủ các kiến thức về vấn đề này. mn
Tổng hợp các loại bệnh dưa leo và cách điều trị tận gốc
Đặc tính của cây dưa leo
Nội dung chính:
- Đặc tính của cây dưa leo
- Bệnh thối gốc rễ
- Bệnh sương mai
- Bệnh phấn trắng
- Bệnh thán thư
- Bệnh thối trái non
Dưa leo hay dưa chuột là một cây trồng phổ biến trong họ bầu bí (Cucurbitaceae). Chúng được xem là loại rau ăn quả thương mại quan trọng và được trồng lâu đời trên thế giới dần trở thành thực phẩm của nhiều nước. Dưa leo là cây ưa thời tiết nắng ấm, nhiệt độ thích hợp nhất cho dưa chuột phát triển là vào khoảng 20 – 30 độ C. Những nước dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng suất bao gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Lan, Ai Cập và Tây Ban Nha.
Dưa leo là cây có bộ rễ phát triển kém chúng chỉ mọc cách mặt đất khoảng 30 – 40cm. Thân cây dây leo dài trung bình từ 1-3m có nhiều tua cuốn bám lên các giá thể để định hình và phát triển, lá đơn to mọc cách trên thân, rìa lá có nhiều răng cưa.
Hoa đơn tính hoặc lưỡng tính, hoa cái thường mọc ở nách lá thành đôi hay riêng biệt, hoa đực mọc thành chùm từ 5 – 7 hoa và thường tự thụ phấn bằng côn trùng hay gió.
Quả dưa leo lúc còn non có gai xù xì nhưng khi trái lớn gai từ từ mất đi thay vào đó là vẻ bề ngoài căng mọng nước. Tùy theo từng giống dưa mà trái của chúng cũng có màu sắc khác nhau. Thông thường khi còn xanh chúng có màu xanh đậm, xanh nhạt, có hay không có hoa văn sau khi chín trái chuyển dần sang màu vàng sậm, nâu hay trắng xanh. Trái tăng trưởng rất nhanh, tùy theo giống, có thể thu trái từ 8 – 10 ngày sau khi hoa nở.
Tổng hợp các loại bệnh của dưa leo và cách điều trị tận gốc
Bệnh thối gốc rễ
Biểu hiện
Bệnh thối gốc rễ cây dưa leo là loại bệnh rất khó quan sát trong thời kỳ đầu. Ban đầu chúng xuất hiện các đốm nhỏ màu đen sau đó lan dần ra cả gốc rễ sau khoảng 1 tuần cây sẽ héo rũ và chết. Bệnh này là loại bệnh khá phổ biến trên cây dưa leo khi chúng còn non.
Nguyên nhân
Bệnh thối gốc rễ dưa leo do một số loại nấm gây ra như nấm Fusarium solani f.s. phasceli, Rhizoctonia solani Kuhn và Thielaviopsis,… Bệnh thối gốc rễ đặc biệt phát triển mạnh trong điều kiện mưa nhiều, độ ẩm cao hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường.
Cách điều trị
- Làm đất thật kỹ, có thể khử trùng đất bằng vôi, giữ mật độ cây trồng ở khoảng cách vừa phải.
- Giữ cho đất trồng luôn thông thoáng bằng cách đào các rãnh quanh luống trồng hoặc đục các lỗ trên các công cụ trồng cây để tránh cây ngập, úng nước sinh bệnh.
- Khi phát hiện tình trạng bệnh mau chóng dùng một số sản phẩm như Ridomil MZ72 WP, Rovral 50% hoặc Topsin M (50-70 WP) để phun cho cây để tránh bệnh lây lan trên diện rộng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng dưa leo.
Bệnh sương mai
Biểu hiện
Bệnh sương mai xuất hiện với các chấm nhỏ với đủ hình thái có thể không màu hoặc xanh rồi chuyển dần sang màu vàng hoặc nâu nhạt rải rác khắp các vị trí trên lá cây dưa leo. Trong đó mặt dưới lá chỗ vị trí có vết bệnh sẽ xuất hiện một lớp nấm mốc màu xám trắng khi chúng xuất hiện quá nhiều khiến lá cây bị biến dạng, lá rách, cây không thể thực hiện chứng năng quang hợp lâu dần khiến cây chết do tình trạng thiếu chất dinh dưỡng.
Nguyên nhân
Bệnh sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Chúng không chỉ tấn công lá mà tất cả các bộ phận khác đều có thể bị tấn công tuy nhiên lá cây chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ loại bệnh này.
Cách điều trị
Khi phát hiện các đốm sương mai trên là bạn có thể sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật như Daconil 500SC, Genol 1.2SL, Antracol 70WP, Kasugacin 3SL, Treppach Bul 607SL hoặc một số chế phẩm sinh học đặc trị bệnh sương mai được bán tại các cơ sở vật tư nông nghiệp.
Bệnh phấn trắng
Biểu hiện
Bệnh xuất hiện ban đầu với những đốm nhỏ màu trắng như bột phấn trên lá sau đó lá chuyển sang màu vàng, khô đi và dễ rụng và dần dần lan sang các lá và các bộ phận khác. Bệnh nặng nhất khi lớp phấn trắng lan xuống cả thân, cành, hoa làm cho hoa khô, rụng không đậu được thành quả làm cây dưa leo yếu dần rồi chết đi hoặc không thì cũng ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng của dưa leo.
Nguyên nhân
Bệnh phấn trắng xuất hiện trên cây dưa leo do nấm Erysiphe cichoarcearum gây ra.
Cách điều trị
Để an toàn nhất bạn có thể sử dụng chế phẩm sinh học như BS02 tika, Fitosporin, Topaz…hoặc một số thuốc hóa học bảo vệ thực vật tương tự như bệnh sương mai phòng trừ nấm trên cây dưa leo.
Bệnh thán thư
Biểu hiện
Đây là loại bệnh hại tất cả các bộ phận của dưa leo từ quả, thân đến lá hay hóa. Chúng xuất hiện với những đốm ngậm nước màu vàng sau đó lan ra và chuyển sang màu nâu đậm. Bệnh nặng nhất khi lá khô từng phần, rất giòn, và dễ rụng. Bệnh lan ra rất nhanh nhất là trong tình trạng thời tiết thất thường. Cây sẽ bị xâm nhập tất cả các bộ phận rồi suy yếu dần dần và chết đi.
Đặc biệt khi vi khuẩn thán thư xâm nhập vào trái dưa leo ban đầu chỉ là các đốm hình tròn, hơi lõm vào, giữa vết bệnh nứt ra nhưng lâu dần các vết bệnh trên liên kết lại thành mảng lớn gây thối nhũn trái. Các trái nhiễm bệnh có vị đắng, bé nhỏ còi cọc khiến quả dưa leo gần như mất hoàn toàn giá trị.
Nguyên nhân
Đây là một loại bệnh rất phổ biến ở cây dưa leo do nấm Colletotrichum orbiculare gây nên.
Cách điều trị
Ngoài các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật đặc trị nấm như đã nêu ở trên thì bệnh còn có thể sử dụng các chế phẩm sinh học Chubeca 1.8SL, Kamsu 2SL, Melody duo 66.75WP…
Hiện nay các chế phẩm sinh học đang được ưu tiên sử dụng bởi chúng an toàn với sức khỏe người trồng và người dùng bên cạnh đó cũng không ảnh hưởng đến chất lượng trái dưa leo.
Bệnh thối trái non
Biểu hiện
Bệnh thối trái non có dấu hiệu là quả non bị úng nước chuyển sang màu đen và thối nhũn. Ngoài ra chúng còn tấn công trên cả lá, thân hay hoa tuy nhiên quả là đối tượng chính là chứa lượng nước lớn. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cây cho ra hoa và thụ phấn, bệnh tấn công ở lá, hoa và trái non, trong thời điểm 5 – 7 ngày hoa cho ra trái, bệnh gây hại khiến trái bị thối đen, trái non bị rụng hoặc bị teo lại khiến cây yếu dần và chết.
Loại bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng đặc biệt trong thời kỳ ra quả, chúng thường phát triển mạnh nhất trong điều kiện thời tiết thất thường.
Nguyên nhân
Bệnh thối trái non do nấm Choanephora cucurbitarum hay nấm Phytophthora sp gây ra.
Cách điều trị
Bệnh thối trái non được đánh giá phát triển mạnh khi trời mưa chính vì thế bạn nên đào các rãnh khá cao để tránh tình trạng ngập úng tạo điều kiện cho nấm phát triển.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng một số sản phẩm như Aliette, Curzate, Manzate hoặc Ridomil lên cây 7 – 10 ngày một lần để điều trị cho cây dưa leo hoặc một số chế phẩm sinh học khác nhằm đảm bảo an toàn.
Ngoài các biện pháp đã nêu trong quá trình canh tác dưa leo bạn có thể chú ý một số vấn đề sau nhằm hạn chế sâu bệnh tối đa cho cây trồng:
- Luân canh cây trồng để hạn chế bệnh hại trên cùng một diện tích đất
- Sử dụng các loại giống chất lượng có khả năng chống chịu sâu bệnh giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh
- Thường xuyên cắt tỉa các lá bị sâu bệnh giúp cây thông thoáng và tránh sự lây lan của sâu bệnh trên diện rộng
- Tưới nước đầy đủ và tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học hỗ trợ quá trình phát triển và phòng ngừa sâu bệnh. Hạn chế tối đa tình trạng cây bị bệnh mới tìm biện pháp xử lý.
Lisado Việt Nam luôn cam kết đem lại những giá trị đích thực cho dịch vụ, sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu về dưa leo baby thương mại, thực phẩm sạch của khách hàng: với chi phí thấp nhất, các công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp nhất bên cạnh dịch vụ chăm sóc khách hàng 24/7 nhiệt tình và tận tâm hướng đến khách hàng, không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ đảm bảo thỏa mãn nhu cầu cao nhất từ phía khách hàng.
Rate this postTừ khóa » Các Bệnh Của Cây Dưa Chuột
-
Bệnh Thường Gặp ở Cây Dưa Leo
-
Top 6 Loại Bệnh Hại Trên Cây Dưa Chuột Thường Gặp Nhất
-
Các Bệnh Thường Gặp Khi Trồng Dưa Leo
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Leo (dưa Chuột) - Cẩm Nang Cây Trồng
-
Cách Nhận Biết Và Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Dưa Leo Hiệu Quả
-
Cách Phòng Bệnh Thường Gặp Trên Cây Dưa Chuột Ai Cũng Nên Biết ...
-
Sâu Bệnh Hại Cây Dưa Chuột (Dưa Leo) Theo Giai Đoạn Sinh ...
-
Bệnh Trên Cây Dưa Leo
-
Sâu Bệnh Hại Trên Cây Dưa Chuột Và Biện Pháp Phòng Trừ - 2lua
-
Phòng Trừ Bệnh đốm ở Cây Dưa Leo - Trung Tâm Chế Phẩm Sinh Học
-
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN DƯA LEO
-
BỆNH THÁN THƯ TRÊN DƯA LEO DO NẤM VÀ BIỆN PHÁP ...
-
Trồng Dưa Leo - Kỹ Thuật Chăm Sóc Dưa Leo (dưa Chuột) Hiệu Quả Nhất
-
Giải Thích Hiện Tượng Cây Dưa Leo Bị Bệnh Do Vi Khuẩn | VTC16