Các Bệnh Thường Gặp ở Vịt Bà Con Nên Nắm Kỹ

Các bệnh thường gặp ở Vịt bà con nên nắm kỹ
Các bệnh thường gặp ở Vịt bà con nên nắm kỹ
Nhấn vào đây để khởi tạo audio

Vịt hiện là sự lựa chọn chăn nuôi của nhiều bà con nông dân vì đây là loại thủy cầm phát triển nhanh, kiếm mồi giỏi và đem lại kinh tế cao qua việc cung cấp thịt, lông, trứng. Thế nhưng trong chăn nuôi, người dân nên chăm sóc vịt đúng cách để hạn chế những mầm bệnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả, năng suất. Sau đây là các bệnh thường gặp ở vịt bà con nên biết để phòng tránh, có biện pháp tốt nhất trong việc chăn nuôi của mình.

Nội dung chính

Bệnh tụ huyết trùng

Các bệnh thường gặp ở Vịt
Bệnh tụ huyết trùng – một loại bệnh thường gặp ở vịt

Đây là bệnh thường gặp ở vịt khá phổ biến ở vật nuôi không chỉ có ở vịt mà còn xuất hiện ở ngan, gà, trâu, bò… Ở miền Nam bệnh này còn được gọi là toi vịt. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa trong năm, xảy ra mọi lứa tuổi, lây lan nhanh và có độ nguy hiểm cao bà con nên chú ý. 

Triệu chứng: có nhiều triệu chứng tùy theo cấp độ của bệnh. 

– Thể mãn tính: Vịt gầy còn da bọc xương, cơ năng bị rối loạn. Khớp đùi và đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính, đôi khi có biểu hiện viêm màng não và có triệu chứng thần kinh.

– Thể cấp tính: Vịt có biểu hiện ủ rũ mệt mỏi, bỏ ăn, xù lông, hoạt động chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra chất nhớt, có hiện tượng sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ của bệnh vịt có thể ỉa chảy, phân loãng có màu đen xám, xanh hoặc vàng. Vịt bị khó thở, mặt tụ máu và không có triệu chứng thần kinh hay bại liệt. Vịt thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở. Đẻ trứng ra bị méo mó. 

– Thể quá cấp tính: Vịt bị chết ngay khi chưa phát hiện ra triệu chứng nên rất khó chữa trị kịp thời. Đàn vịt đang bình thường đột nhiên ủ rũ, nhiệt độ thân thể tăng cao và chết ngay

Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở vịt. 

– Đầu tiên phải kể đến do gia cầm có sẵn vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể, nếu chịu sự ảnh hưởng của ngoại cảnh hay khâu chăm sóc không kĩ lưỡng, vịt sẽ giảm sức đề kháng khiến mầm bệnh trong cơ thể sẽ tăng độc lực và gây ra bệnh. 

– Bệnh thường gặp ở vịt này lây lan nhanh nên có thể khi một con đang trong thời kì nung bệnh đã truyền cho những con khác. Chất thải như phân nước tiểu của vịt bị bệnh cũng là nguyên nhân để bệnh lây lan.

Con đường lây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da,…

Biện pháp: 

Do các loại bệnh thường gặp ở vịt lây lan với tốc độ nhanh nên một khi phát hiện đàn vịt có bệnh nên tiêm cho toàn đàn bằng một trong các loại thuốc như: BIO FLODOXY, GENTAMYCIN, LINSPEC 5/10… 

Tiêm liên tiếp 3 ngày, kết hợp cho uống thuốc hạ sốt và điện giải.

Sau đó cho uống một trong các loại sau từ 3-5 ngày để trị dứt điểm bệnh: BIO AMOXICILLIN 50%, BIO AMPI COLI MAX, HANFLOR 20 % ORAL… 

Bệnh dịch tả vịt 

Bệnh thường gặp ở vịt phổ biến nữa là dịch tả vịt
Bệnh dịch tả vịt – một loại bệnh thường gặp ở vịt

Bệnh thường gặp ở vịt phổ biến nữa là dịch tả vịt (Pestis Anatum, Duck Virus Enteritis), còn được gọi là bệnh viêm ruột siêu vi trùng ở vịt, hoặc bệnh Anatid alphaherpesvirus 1 (AnHV-1) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra trên vịt.

Triệu chứng:

Lúc đầu vịt kém linh hoạt, ăn ít hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, cánh xoã xuống đất, đi lại khó khăn, lười bơi lội. Ở vịt con có triệu chứng lúc đầu bị viêm giác mạc, mắt ướt và thấm ướt cả lông xung quanh mắt, sau đó sưng và dính mi mắt, vịt không thể mở mắt được; một thời gian sau võng mạc, thuỷ tinh thể bị biến đổi làm cho mù. Dịch bẩn chảy từ mũi, mỏ cắm xuống đất. 

Vịt bị xù lông, tiêu chảy, phân có màu vàng hoặc xanh nhạt, đôi khi có lẫn máu; quanh hậu môn dính đầy phân; bỏ ăn nhưng khát nước. Nhiều con xuất hiện triệu chứng thần kinh, mỏ cắm xuống đất. Tỉ lệ đẻ giảm rõ rệt, có khi chỉ còn 15-16%.

Sau 1-3 ngày mắc bệnh, vịt sẽ chết, chỉ có số ít là khỏi bệnh. 

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt do virus tên Herpesvirus gây ra. 

Biện pháp: Bệnh do virus gây ra nên chỉ có thể phòng ngừa là chủ yếu, chưa có thuốc đặc trị.

Tiêm phòng cho vịt mới nuôi bằng vắc xin dịch tả vịt lúc 2 tuần và tiêm lại khi 2 tháng tuổi. Vịt sinh sản thì tiêm vắc xin dịch tả nhắc lại 6 tháng một lần. Kết hợp với chăm sóc và dọn dẹp chuồng vịt định kì. 

Bệnh viêm gan virut ở vịt

bệnh viêm gan virut
Bệnh viêm gan virut – một loại bệnh thường gặp ở vịt

Một trong các bệnh thường gặp ở vịt phổ biến không kém nữa là bệnh viêm gan virut. Không chỉ xảy ra ở vịt mà còn xuất hiện trên các con vật khác như ngan, ngỗng, chim trĩ…có độ nguy hiểm rất cao bà con cần lưu ý. 

Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở vịt này có biểu hiện ủ rũ, kém ăn, nằm im 1 chỗ, đầu ngoẹo ra đằng sau hoặc về 1 bên, vịt chết ở tư thế Opisthotonus.

Nguyên nhân: Do virus thuộc nhóm Picornavirus gây nên.

Biện pháp: Vì không có thuốc đặc trị nên bệnh thường gặp ở vịt chỉ phòng ngừa bệnh là chủ yếu, tiêm phòng vắc xin cho vịt con và vịt trưởng thành, cách ly vịt con 1- 5 tuần tuổi tránh lây nhiễm.

Bệnh phó thương hàn

bệnh thường gặp gây nguy hiểm đến tính mạng của vịt
Bệnh phó thương hàn – một loại bệnh thường gặp ở vịt

Bệnh phó thương hàn vịt là bệnh thường gặp ở vịt do vi khuẩn gây ra, xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng hệnh thường gặp ở vịt này triệu chứng lâm sàng thường chỉ thấy ở vịt con dưới 3 tuần tuổi, vịt lớn mắc bệnh thường ở thể mãn tính. Đây là một trong các bệnh thường gặp gây nguy hiểm đến tính mạng của vịt. 

Triệu chứng:

– Vịt có biểu hiện ủ rũ, mắt bị nhem, xệ cánh, ít vận động.

– Tiêu chảy, phân loãng có màu xanh lá cây lẫn bọt khí.

– Bị bại liệt ở chân chân, thở khò khè.

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt do vi khuẩn Sallmonella gây ra. Vịt đẻ nhiễm bệnh sau đó lây cho trứng, khi vịt nở ra bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường thức ăn, nước uống và khi điều kiện ngoại cảnh bất lợi làm cho vịt yếu và phát bệnh. 

Biện pháp:

– Trộn một số kháng sinh, cho vịt ăn hoặc uống từ 3 – 5 ngày liên tục sau khi mua về và lặp lại sau 7 ngày. Các thuốc kháng sinh dùng phòng và trị bệnh có chứa NEOMYCIN, COLISTIN; FLUMEQUINE ;…và kèm theo thuốc bồi dưỡng VITAMINE, ELECTROLYTE, men tiêu hóa.

– Sử dụng thuốc cho bệnh thường gặp ở vịt này cần tuân thủ theo thời gian và khối lượng qui định.

Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI

Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI
Bệnh nhiễm khuẩn E.COLI – một loại bệnh thường gặp ở vịt

Bệnh thường gặp ở vịt xuất hiện ở vịt mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu khi vịt được 3-15 ngày tuổi, tỷ lệ chết trên 50%, còn những con sống sót thường còi cọc, chậm lớn và ăn kém.

Triệu chứng: Thời gian ủ bệnh từ 1- 10 ngày. Vật nuôi 3 ngày tuổi đã mắc bệnh, triệu chứng vịt bị xù lông, rút cổ, mắt lim dim buồn ngủ, có triệu chứng sổ mũi cảm cúm, khó thở, tiêu chảy phân có màu trắng xanh, chết sớm. Có triệu chứng thần kinh, vịt đẻ lai rai, vỏ trứng dính máu. 

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt do khuẩn E. Coli thường có sẵn ở ruột già của vịt khỏe mạnh, khi điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng không tốt, nhất là khi cho ăn không hợp lý sẽ tạo điều kiện cho E.Coli phát triển và gây bệnh.

Biện pháp:

– Thuốc tiêm: Hamcoli-S  hoặc Genorfcoli, Nofacoli, Enrotril-50 

– Thuốc uống : Hamcoli forte, Genta-costrim: 5g/ 2 lít nước hoặc có thể trộn với 1 kg thức ăn. Hay sử dụng Hantril -100, Hanflor -20 liều 2ml/ 1lít nước uống, dùng liên tục 3-5 ngày.

Bệnh tụ cầu trùng

Các bệnh thường gặp ở Vịt bà con nên nắm kỹ
Cần chăm sóc đàn vịt tốt nhất

Bệnh thường gặp ở vịt này xảy ra quanh năm và ở khắp các hộ nuôi và các trại chăn nuôi.  Triệu chứng: Vịt bị sưng khớp đặc biệt là khớp đầu gối, nóng kéo dài 2- 3 tuần. Trong ổ khớp bị viêm có chứa fibrin, mủ bã đậu. Ổ khớp viêm dễ dàng tróc ra, có khi viêm cả xương rồi què.

Ruột bị xung huyết, vịt tiêu chảy, vịt sinh sản giảm đẻ rồi ngưng đẻ. 

Nguyên nhân: Bệnh thường gặp ở vịt thể cấp ở manh tràng do Eimeria tenella. Thể cấp ở ruột non so E.Necatrix, E.Brunetti. Thể mãn tính do E.maxima, E.acervulina, E.Mivati và E.paraecox. 

Biện pháp: Tiêm kháng sinh thẳng vào khớp: Streptomycin hoặc Penicilline 

Bệnh nấm phổi

Các bệnh thường gặp ở vịt khi vịt sống trong chuồng trại kém thông thoáng, ẩm độ cao, truyền bệnh nhanh. 

Triệu chứng:

Bệnh nấm phổi
Triệu chứng Bệnh nấm phổi – một loại bệnh thường gặp ở vịt

Ban đầu vịt chết rất đột ngột trong khi có thể trạng bình thường, một thời gian sau đó một số có biểu hiện như kém ăn, thở khó. 

Vịt bị khô chân, khô mỏ, bị tiêu chảy, một số có triệu chứng co giật, vịt gầy dần rồi chết. 

Nguyên nhân: Do nấm Aspergillus Fumigatus và Mucoraceae gây ra.

Biện pháp: Bệnh thường gặp ở vịt dùng các loại thuốc sau để điều trị cho vịt mắc bệnh: Nistatin, Mycostatin, nếu thuốc thú y thì nên dùng liều theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Bổ sung thêm vitamin, thuốc trợ sức cho vịt.

Lưu ý khi vịt bị bệnh

– Không vứt xác tránh làm lây lan dịch bệnh cho động vật, cho người.

– Vận chuyển trái phép động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm từ địa phương này đến địa phương khác.

– Vận chuyển động vật hay sản phẩm động vật từ vùng có dịch, vùng bị dịch ra các vùng khác.

Trên đây là các bệnh thường gặp ở vịt, nuôi vịt tuy đem lại lợi nhuận cao nhưng nếu không chăm sóc kỹ sẽ tạo điều kiện cho xác mầm bệnh xâm nhập. Nhất là trong mô hình nuôi vịt có mật độ vịt nhiều, bệnh thường gặp ở vịt tốc độ lây lan càng nhanh, thất thoát càng lớn.

Chính vì vậy, bà con nên để ý kỹ sức khoẻ của đàn vịt. Tiêm vắc xin cho vịt khi mới nuôi kết hợp thăm nom, kiểm tra sức khoẻ, vệ sinh chuồng trại tạo điều kiện tốt nhất cho vịt sinh sống. 

Từ khóa » Vịt Bị Xệ Cánh