Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Phòng Trị Các Bệnh Thường Gặp Trên Vịt

Một số bệnh ở vịt, ngan khi đã bột phát sẽ nhanh chóng lây lan cho cả đàn, cả vùng rộng lớn và kéo dài trong một thời gian mới có thể dập tắt được như bệnh dịch tả vịt, bệnh phó thương hàn, bệnh tụ huyết trùng và gần đây là bệnh cúm gia cầm... Chính vì vậy, những hiểu biết cơ bản về vệ sinh thú y và phòng bệnh ban đầu là cần thiết và hỗ trợ đắc lực cho người chăn nuôi, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị các bệnh thường gặp trên vịt

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị các bệnh thường gặp trên vịt

Có rất nhiều ý kiến thắc mắc về các bệnh thường gặp của vịt và các biện pháp phòng tránh và điều trị từ người chăn nuôi vịt.

"Vịt xiêm tôi được 1,5 tháng tuổi tiêu chảy phân xanh, phân nhớt hồng, chân bị sưng, Vịt còn bị ho, sạ cánh, xù lông, chân lạnh, bỏ ăn và có lây lan. Vịt bị bệnh đã 3 ngày nay, tôi dùng thuốc Ampicoli gum, xin hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?" - Chị Hoà cho biết"Vịt nhà tôi đang mọc lông măng nhưng tự nhiên vịt cứ mổ lông của nhau làm trụi hết lông. Tôi mong nhận được tư vấn về cách khắc phục." - Anh Tâm cho biết

Chia sẻ kinh nghiệm phòng trị bệnh cho vịt từ Farmvia: "Chăn nuôi vịt cần phòng trị bệnh hiệu quả"

Chăn nuôi vịt khó tránh khỏi những lúc trái gió trở trời, vịt lâm bệnh gây ảnh hưởng không tốt đến công việc chăn nuôi của bà con.

1/ Bệnh giun chỉ

Bệnh giun chỉ ở vịt hay còn gọi là giun bìu, thường khiến vịt chậm phát triển, tiêu tốn thức ăn, phẩm chất thịt không đẹp mắt, giá thành sản phẩm thấp … Chúng giống như những sợi chỉ nhỏ dài khoảng 1,2 – 8cm, ngang khoảng 0.08 – 0.15mm, đằng trước và đằng sau thu nhỏ. Ký sinh trùng ký sinh ở vịt đẻ từ 3-8 tuần tuổi. Tỷ lệ vịt nhiễm ở độ tuổi này có khi chiếm 60-80%. Bệnh thường gặp ở vịt vào mùa hè, ở những vùng có nhiệt độ nóng bức.

Triệu chứng

Giun chỉ ký sinh trong mô dưới da, tập trung ở vùng dưới hai hàm của vịt và gây viêm tạo thành các tổ chức với các mô xung quanh thành thực quản và dày lên như một khối u. Với mắt cũng có thể quan sát thấy từ xa hoặc dùng tay nắn khu vực vùng giữa giữa hai hàm dưới của vịt ta cũng có thể thấy cục cứng, có khi chúng chiếm hết cả vùng hàm dưới xuống đến cổ. Nếu mổ khối u này ra, có thể thấy nhiều con giun quấn lại với nhau thành từng búi, màu trắng hồng. Dùng tay có thể bóc tách loãi bỏ cả tổ chức ký sinh trùng. Bệnh gây tử vong cho vịt khoảng 10%, nhưng phần lớn là gây chèn ép vùng họng, khiến vịt ăn uống kém, khó tìm kiếm thức ăn, thiếu màu và những con bị bệnh sẽ chậm lớn hơn hẳn so với con cùng đàn.

Trị bệnh

Cách chữa bệnh giun chỉ ở vịt rất đơn giản mà hiệu quả lại cao là tiêm vào ổ ký sinh trùng mỗi con 2ml dung dịch thuốc tím KmnO4 0,5%; dung dịch Iodine 1% hoặc dung dịch Natri Chloride NaCl 5%. Ký sinh trùng sẽ chết và nốt sưng sẽ biến mất sau 7-10 ngày. Có thể chữa bằng các loại thuốc tẩy giun tròn thông thường khác n hư Mebendzol 10% dùng với liều 1g thuốc dùng cho 2kg thể trọng. Levamysol 7,5% tiêm dưới da 1ml/2kg thể trọng. Chích xung quanh túi giun hoặc tiêm thẳng vào ổ ký sinh trùng 1-2ml/con. Cách chữa trị theo kinh nghiệm dân gian là mổ loại bỏ khối u và bóc tách hết tất cả ký sinh trùng, sau đó sát trùng tốt vết thương bằng các loại thuốc sát trùng và bột kháng sinh.

2/ Bệnh nấm phổi

Bệnh nấm phổi ở vịt gây ra bởi nấm Aspergillus flavus. Bệnh chỉ nhiễm qua đường hô hấp và biểu hiện cục bộ trong đường hô hấp, túi khí. Chuồng trại kém thông thoáng, độ ẩm cao là điều kiện thích hợp cho các bào tử nấm phát triển mạnh hoặc do thức ăn bị nhiễm nấm. Bệnh có thể truyền ngay từ trong khi ấp do trứng hoặc không đảm bảo vệ sinh, qua không khí bào tử nấm xâm nhập vào phổi và túi khí gia cầm. Bệnh thường phát ra trên vịt con, tỷ lệ chết cao đến 50%.

Triệu chứng

Đối với vịt con bệnh thường biểu hiện ở thể quá cấp tính và cấp tính với những triệu chứng như: kém ăn, thở khó và nhanh, khi thở vịt vươn cổ dài, mũi chảy nước. Thân nhiệt tăng, con vật bơ phờ, ỉa phân rất hôi thối, vịt suy nhược nhanh và một số trường hợp vịt con có triệu chứng co giật. Một số con khác thì bị rối loạn tiêu hoá do độc tố của nấm tiết ra gây viêm ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy, bại liệt.

Vịt lớn thường biểu hiện ở thể mạn tính, cơ thể suy yếu dần với triệu chứng: thở khó, thở nhanh, vịt biến ăn, khát nước dữ dội, thân nhiệt tăng, tiêu chảy. Vịt ủ rũ, thường túm tụm lại thành nhóm và nằm chồng lên nhau.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh:

Không sử dụng thức ăn đã hỏng, củ, nhiễm nấm mốc. Cho vịt ăn khẩu phần cân đối các chất dinh dưỡng và vitamin. Chuồng trại phải luôn đảm bảo độ thông thoáng, khô ráo, sạch sẽ, chất độn chuồng phải định kỳ thay đổi. Nên sát trùng kho đựng trứng, chuồng, trại nuôi định kỳ bằng các loại thuốc sát trùng sau:+ Vimekon: 100g/20l nước, phun xịt khắp chuồng và vật nuôi.+ Vime – Iodine: 15ml/4l nước (đối với sát trùng chuồng, phương tiện vận chuyển, lò giết mổ) và 10ml/10 lít nước (sát trùng trứng).+ Vime – Protex: sát trùng chuồng trại là tốt nhất với liều 10ml/20l nước.

Trị bệnh:

Khi chăn nuôi vịt, cách ly vịt bị bệnh với vịt khoẻ, đồng thời bổ sung vitamin A vào thức ăn cho vịt. Khi vịt chưa bị bệnh thì dùng thuốc Vimetadin – 56 trộn vào thức ăn thường xuyên để phòng bệnh với liều lượng: 1g/kg thức ăn. Khi vịt bệnh trộn 2g/kg thức ăn. Kết hợp pha Vime – Iodine vào nước sạch cho vịt uống với liều 10ml/20; nước, dung dịch pha xong cho vịt uống trong vòng 24 giờ.

3/ Bệnh cúm ở vịt con

Nguyên nhân

Bệnh gây ra do một loại virus cúm. Bệnh liên quan đến sức đề kháng của vịt, thường gặp ở những chuồng lạnh, ẩm, không được vệ sinh sạch sẽ, thức ăn có chất lượng kém. Vịt dễ mắc bệnh nhất là giai đoạn từ 1-25 ngày tuổi. Bệnh lây qua thức ăn, nước uống hay qua không khí ô nhiễm.

Triệu chứng

Vịt có biểu hiện hắt hơi, chảy nước mũi, nước mũi lúc đầu trong sau đục đóng ở khoé mũi, thở khó. Kém ăn, gầy yếu, có những cơn co giật.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh:

Biện pháp phòng bệnh khi chăn nuôi vịt tốt nhất là thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, tránh gió lùa, mưa tạt vào chuồng. Cho vịt ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, nhất là đạm và thức ăn xanh (vitamin A)

Trị bệnh:

Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Đối với vịt con 5-15 ngày, khi mắc bệnh có thể dùng terramycine trộn vào thức ăn với liều 5-10mg/con cho ăn liên tục từ 5-15 ngày làm giảm được tỷ lệ hao hụt và vịt khỏi bệnh tăng trưởng tốt hơn. Bổ sung vitamin A vào trong khẩu phần thức ăn.

4/ Bệnh dịch tả hay phù

Bệnh do virus Herpes gây ra, bệnh thường xảy ra ở vịt từ 15 ngày tuổi trở lên.

Triệu chứng:

Vịt con: Biểu hiện thường thấy là lờ đờ, không muốn xuống nước, ăn kém hơn mọi ngày.Vịt lớn: Chân bị liệt, thân nhiệt cao 43-44 độ C.Biểu hiện chung là vịt ủ rũ, đứng 1 chân, đầu rút vào cánh, mí mắt sưng. Vịt khó thở, chảy nước mũi, đầu sưng to, ỉa chảy, phân loãng màu trắng xanh, cánh xệ xuống sau khi mắc bệnh từ 5-6 ngày. Vịt chết đột ngột trong tư thế còn khoẻ, đặc biệt vịt trống chết thì dương vật bị lòi ra ngoài.

Phòng bệnh:

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh một cách hữu hiệu. Nhưng trong trường hợp đàn vịt đang phát bệnh thì cần được thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế thiệt hại.Giết bỏ ngay các vịt đang bệnh, chôn xác vịt chung với vôi sống.Chuyển đàn vịt nuôi sang khu vực khác, tiến hàng sát trùng, tẩy uế các vật dụng chăn nuôi và chuồng trại.Cho vịt uống kháng sinh và bổ sung các vitamin vào nước uống để ngăn ngừa phụ nhiễm vi trùng.Cách phòng bệnh hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng vắc xind ịch tả cho vịt theo lịch tiêm chủng. Lần thứ 1 lúc 3 ngày tuổi, lần thứ 2 lúc 21 ngày tuổi (đối với vịt thịt), lần thứ 3 lúc 9 tuần tuổi, lần thứ 4 lúc 5 tháng tuổi (đối với vịt để làm vịt đẻ).

5/ Bệnh tụ huyết trùng

Bệnh do vi trùng Pasteurella multocida gây ra, với nhiều type huyết thanh khác nhau. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường xuất hiện ở vịt trên 15 ngày tuổi.

Triệu chứng:

Bệnh thường xảy ra ở 2 thể biểu hiện:+ Thể cấp tính: Sốt cao, chảy nước mũi làm vịt khó thở. Vịt chết đột ngột, xác chết tụ máu tím bầm. Phổi, gan, ruột đều bị viêm và xuất huyết. + Thể mạn tính: Thường những vịt còn sống sót sau thời gian ở thể cấp tính. Ở thể này, vịt có những biểu hiện sau: chảy nước mũi, khó thở, vịt gầy ốm dần, sưng khớp làm vịt bị liệt, viêm màng não làm vịt bị ngoẹo cổ.

Phòng và trị bệnh

Cho vịt ăn uống đầy đủ nhất là vào mùa mưa và khi trời trở lạnh. Nhốt riêng vịt bị bệnh và đưa đàn vịt không mạnh đi nơi khác, chôn sâu vịt bệnh chết.Dùng vôi bột để tẩy uế chuồng và toàn bộ khu vực chăn nuôi vịt.Khi xung quanh có dịch xảy ra hay vào lúc giao mùa, nên dùng Tetramycine hay Chloramphenicol và Sulfamide trộn vào thức ăn hay nước uống cho vịt.Chữa bệnh: Nếu vịt bị bệnh nặng thì có thể tiêm và cho uống các loại kháng sinh sau:Tiêm: sử dụng Bio-Anfio 1ml/5kg thể trọng, hoặc Erysultrim 1ml/10kg thể trọng.Uống, ăn: Sử dụng Genta-Ampicol 2g/lít hay 4g/kg thức ăn hoặc Cogenr 2g/lít hay 4g/kg thức ăn.Chú ý: Trong thời gian điều trị, phải chú ý cung cấp đầy đủ các chất điện giải và các loại vitamin tổng hợp cho cả đàn.

6/ Bệnh E. coli

Bệnh này khá phổ biến, gây thiệt hại rất nặng cho vịt đàn, đặc biệt là vịt con. Vi trùng E.coli thường xâm nhập vào trứng, xuyên qua vỏ trứng nhiễm vào phôi và xâm nhập từ đường lây qua các dụng cụ chăn nuôi, nguồn nước, nguồn thức ăn.

Triệu chúng:

Có 3 thể nhiễm:- Thể nhiễm trùng hô hấp – nhiễm trùng máu: E.coli xâm nhập qua đường miệng, vào hệ thống hô hấp, định vị trực tiếp tại túi khí, làm túi khí trở nên đầy và đục. Sau vài ngày, vi trùng E.coli xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng máu, từ máu E.coli đi đến nhiều nơi, gây tổn thương nhiều cơ quan khác làm viêm màng bao tim, màng bao quanh gan, khớp và thận, lá lách.

- Thể viêm ruột: Thường làm vịt ỉa chảy với nhiều nước, xuất huyết phần trên ruột non.

- Thể viêm rốn: Thường thấy ở gà, vịt mới nở, E.coli nhiễm vào cuống rốn do người nuôi vệ sinh, sát trùng máy ấp không tốt. E.coli làm bụng sưng to, nếu vịt sống được hơn 4-5 ngày thì E.coli có thời gian để vào máu gây viêm màng ngoài tim, màng bao quanh gan, viêm túi tỷ lệ chết rất cao.

Phòng và trị bệnh:

Phòng bệnh:

Làm tốt khâu vệ sinh trứng kể cả máy ấp trứng, dụng cụ ấp.Tiến hành sát trùng dụng cụ nuôi, chuồng trại theo định kỳ.Dùng kháng sinh với E.coli qua nước uống và trộn vào thức ăn cho vịt ăn uống ngay trong giai đoạn vịt mới nở.Tiêm phòng vắc xin E.coli cho vịt.

Trị bệnh:

Khi phát hiện bệnh cần tiến hành điều trị ngay bằng kháng sinh trong 4-5 ngày liên tục. Có thể dùng các loại kháng sinh sau:Norfloxacin 200: 1cc/3-4 lít nước.Enro-haneocol: 1g/lít nước hoặc 3g/kg thức ănEnro-trimecol: 1g/1,5 lít nước hoặc 1,5g/kg thức ăn.Trường hợp bệnh nặng quá, có thể dùng kháng sinh Bio-anflox 50:1ml/5kg thể trọng, tiêm trong 4-5 ngày liên tục.

>> Xem thêm: Kỹ thuật chọn giống vịt đẻ

  1. Trang chủ
  2. Con giống
  3. Vịt giống
  4. Bệnh thường gặp
Share Share Tweet Share Pin 0 Tumblr

Dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị các bệnh thường gặp trên vịt Con giống, Vịt giống, Bệnh thường gặp

Đăng bởi Mai Tâm Tags: bệnh thường gặp trên vịt, biện pháp phòng trị bệnh cho vịt, cách phòng bệnh cho vịt, kinh nghiệm phòng trị bệnh cho vịt

Các bài viết liên quan đến Dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị các bệnh thường gặp trên vịt, Con giống, Vịt giống, Bệnh thường gặp

  • Kỹ thuật nuôi gà Tàu Vàng 22496
  • Xây dựng khẩu phần thức ăn trong chăn nuôi gà thịt 58395
  • Kỹ thuật nuôi gà thịt nhanh lớn, thịt ngon, ít bệnh 71864
  • Biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở dê 6467
  • Làm giàu từ chăn nuôi heo 5948
  • Kỹ thuật chọn cá giống thả cá giống đạt tỉ lệ sống cao 12659
  • Cách chọn lựa dê giống tốt nhất 5726
  • Một số bệnh thường gặp ở cá và biện pháp phòng trị 12034
  • Kỹ thuật chọn bò giống sinh sản và cách phối giống cho bò 28955
  • Phòng và trị các bệnh thường gặp ở trâu bò 3553

Từ khóa » Vịt Bị Xệ Cánh