Các Bệnh Trên Cây Mai Vàng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết Và ...

Với sức sống mạnh mẽ lại có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã lựa chọn việc trồng mai làm nguồn thu nhập chính. Trong quá trình trồng và chăm sóc mai, bà con nông dân phải đối mặt với không ít các loại sâu bệnh gây hại trên mai vàng. Vì vậy hiểu thêm về các bệnh trên cây mai vàng sẽ giúp bà con tìm ra cách phòng trị phù hợp, từ đó giúp tăng chất lượng và giá thành của mai vàng.

  • Biện pháp diệt trừ sâu đục thân hại lúa không ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng
  • Danh mục các loại thuốc đặc trị nhện đỏ đem lại hiệu quả cao
  • Thuốc trừ sâu sinh học là gì? Mua thuốc trừ sâu sinh học ở đâu?
  • Sâu đục thân sầu riêng: Dấu hiệu và biện pháp phòng trị hiệu quả
  • Những việc cần làm để phòng trị bệnh bọ trĩ hoa hồng

cac-benh-tren-cay-mai-vang

Mục lục

  • 1 Bệnh vàng lá trên cây mai
  • 2 Bệnh bọ trĩ trên cây mai
  • 3 Bệnh nhện đỏ trên cây mai
  • 4 Bệnh thán thư trên cây mai vàng
  • 5 Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng
  • 6 Bệnh nấm hồng trên cây mai
  • 7 Bệnh nấm trắng trên mai vàng
  • 8 Bệnh đốm lá trên cây mai vàng
  • 9 Bệnh tuyến trùng rễ mai vàng
  • 10 Bệnh quăn lá trên mai vàng

Bệnh vàng lá trên cây mai

Bệnh vàng lá hay được biết đến với tên gọi bệnh cháy lá là một trong các bệnh thường gặp trên cây mai vàng, hầu như ở vườn mai nào cũng có nhưng sẽ có người bị ít và có vườn bị nhiều. Nguyên nhân làm cho cây mai bị vàng lá có thể do rễ cây bị tổn thương, mai vàng không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hoặc cây bị úng nước.

Biểu hiện bệnh có thể quan sát được trong giai đoạn cây ra lá non, tất cả những lá non hoặc một phần lá non sẽ có màu vàng nhạt, lá mỏng và nổi gân xanh. Hiện tượng này sẽ kéo dài cho đến lúc lá mai già đi.

cay-mai-bi-vang-la

Khi phát hiện cây mai bị cháy lá, bà con hãy nhanh chóng sử dụng những sản phẩm hỗ trợ trị bệnh mai vàng bị cháy lá. Phân bón hữu cơ vi sinh Nuti 555 sẽ giúp mai bung rễ mạnh, đi đọt nhanh, phục hồi các biểu hiện của bệnh vàng lá, cháy lá. Ngoài ra, Nuti 555 còn hỗ trợ cải tạo đất, nâng pH và ổn định pH của đất. Sản phẩm sẽ được dùng khi kích thích ra đọt mới hoặc trước khi ra hoa từ 10 – 15 ngày với liều lượng 5 lít sản phẩm pha 1.000 – 2.000 lít nước, tưới cho 5.000 đến 10.000 m2.

tri-benh-mai-vang-bi-chay-la

Mua Ngay

Bệnh bọ trĩ trên cây mai

Bệnh bọ trĩ trên mai vàng chủ yếu là do bọ trĩ (hay thường gọi là bù lạch) làm tổ và đẻ con trên những đọt lá mai non. Bọ trĩ sẽ hút nhựa của lá mai non để sống, làm lá sẽ xuất hiện những vết bệnh trắng nhỏ li ti. Khi bị mất hết chất dinh dưỡng, lá mai không thể phát triển bình thường, từ đó lá sẽ bị biến dạng, mép lá khô và cong lên.

benh-bo-tri-tren-cay-mai

Bọ trĩ sẽ thường gây hại nhiều trong mùa khô nên trong giai đoạn này bà con nên sử dụng thuốc trị bọ trĩ cho mai vàng để ngăn chặn sự tấn công của chúng. Với các chủng nấm có lợi cho việc tiêu diệt bọ trĩ từ trứng, ấu trùng cho đến trưởng thành – chế phẩm trừ sâu sinh học AT mebe La Qua được nhiều người tin dùng. Thuốc có khả năng tiêu diệt bệnh bọ trĩ trên mai vàng nhanh chóng mà không gây nguy hiểm cho người và vật nuôi.

thuoc-tri-bo-tri-cho-mai-vang

Mua Ngay

Để phát huy tối đa hiệu quả của AT mebe La Qua, bà con sẽ pha 25 – 50ml thuốc với 16 – 25 lít nước rồi tiến hành phun ướt đẫm thân, cành, lá. Nên phun thuốc định kỳ từ 7 – 10 ngày/lần.

Bệnh nhện đỏ trên cây mai

Nhện đỏ với kích thước rất nhỏ và chúng có khả năng gây hại trên nhiều loại cây trồng, trong đó có cả mai vàng. Ban đầu, chúng sẽ bò lăng xăng cả mặt trên và mặt dưới của những lá mai già hoặc lá bánh tẻ. Một thời gian sau, mặt trên của lá mai sẽ lấm tấm những vết trắng, lâu dần lá mai sẽ trở nên thô cứng, lá phồng lên và loang lổ màu nâu nâu đồng.

benh-nhen-do-tren-cay-mai

Khi phát hiện nhện đỏ xuất hiện thì việc sử dụng thuốc đặc trị nhện đỏ trên cây mai là một điều cần thiết. Thuốc trừ sâu sinh học tổng hợp AT Mebe BT có thành phần là các chủng nấm và vi khuẩn sẽ hỗ trợ tiêu diệt nhện đỏ một cách triệt để. Vi khuẩn Bacillus Thuringiensis có trong thuốc gây ức chế và làm chết nhện đỏ chỉ sau vài ngày sử dụng.

thuoc-dac-tri-nhen-do-tren-cay-mai

Mua Ngay

Dùng chai 250g pha chung với 200 lít nước để phun vào sáng sớm hay chiều mát. Nên phun vào giai đoạn mai vàng xuất hiện nhện đỏ hoặc phun thuốc trong vòng đời của chúng, sử dụng với liều lượng 600 – 800 lít cho 1 ha. Nên kết hợp với phân bón lá hoặc các chế phẩm sinh học khác đề có hiệu quả tốt nhất.Vì các thành phần không gây độc hại nên không cần có thời gian cách ly sau khi sử dụng thuốc.

Bệnh thán thư trên cây mai vàng

Các bệnh thường gặp trên cây mai vàng vào mùa mưa là bệnh thán thư, do nấm Colletotrichum gây ra. Trong điều kiện môi trường ẩm thấp, mưa nhiều, không có nắng và trồng cây với mật độ dày đặc là những yếu tố làm phát triển bệnh thán thư.

Những dấu hiệu bệnh thường gặp là lá mai đang có màu xanh thẫm sẽ chuyển dần sang màu nhạt hơn và lá có phần mỏng đi. Những chấm nhỏ có màu thâm cũng dần xuất hiện trên lá, sau khoảng 3 ngày, chấm thâm sẽ to dần và bắt đầu lan ra nhiều hơn.

benh-than-thu-tren-cay-mai-vang

Chế phẩm sinh học Ketomium chuyên đặc trị bệnh thán thư trên cây mai vàng trong một thời gian ngắn với hiệu quả lâu dài. Thành phần nấm Chaetomium có trong thuốc sẽ giúp tiêu diệt nấm gây bệnh thán thư bằng cơ chế tiết kháng sinh, cạnh tranh phát triển, đặc biệt là tăng cường sức đề kháng cho cây trồng.

thuoc-tri-than-thu-tren-cay-mai-vang

Mua Ngay

Sử dụng 50g Ketomium kết hợp với 25ml AT vi sinh Siêu Lân cho bình 16-20 lít nước rồi phun ướt tán và vùng gốc. Phun định kỳ 2 – 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau từ 7 – 15 ngày để trị bệnh thán thư cho mai. Hoặc pha 25g Ketomium với 50ml AT vi sinh Siêu Lân cho bình 16 – 20 lít nước. Phun thuốc định kỳ 15 – 30 ngày 1 lần để giúp phòng trừ bệnh thán thư trên cây mai vàng.

Bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng

Bệnh rỉ sắt thường gây hại nặng nề vào những ngày thời tiết có độ ẩm cao, nhiệt độ từ 32 độ C đến 35 độ C. Tác nhân chính gây ra bệnh này là nấm Phragmidium mucronatum.

Khi gây hại trên mai vàng, bệnh rỉ sắt sẽ làm trên bề mặt lá có những đốm nâu, lâu ngày những đốm bệnh này sẽ lan rộng ra trên những lá khác. Bệnh rỉ sắt sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến lá của mai, lá mai già và sẽ rụng sớm dẫn đến mai ra hoa sớm hơn dự kiến. Muốn ngăn ngừa và trị bệnh rỉ sắt trên cây mai vàng bà con có thể dùng thuốc trừ nấm sinh học Ketomium như cách điều trị bệnh thán thư.

benh-ri-sat-tren-cay-mai-vang

Bệnh nấm hồng trên cây mai

Bệnh nấm hồng (cách gọi khác là bệnh mốc hồng) đây là một trong những loại bệnh hại nguy hiểm thường gặp trên cây mai. Bệnh nấm hồng do một loại nấm kí sinh gây ra trong mùa mưa hoặc những ngày có độ ẩm không khí trên 85%. Trồng mai với mật độ dày, không thường xuyên tỉa cành lá để cây thông thoáng cũng là những nguyên nhân làm bệnh nấm hồng xuất hiện.

Nấm gây ra bệnh nấm hồng trên cây mai thường tập trung tấn công trên những cành mai nhỏ. Lúc mới phát bệnh, trên cành mai chỉ xuất hiện những đốm nhỏ rồi lâu ngày mới lan dần ra và bao phủ hết một cành. Bệnh nấm hồng sẽ làm cho lá bị hóa cẩm thạch, rụng dần, còn cành mai sẽ bị chết khô.

benh-nam-hong-tren-cay-mai

Nếu bệnh nấm hồng trên cây mai không được xử lý kịp thời sẽ làm cho mai trở nên xơ xác. Mai trổ bông ít, bông không được đẹp vì thế rất khó bán. Để khắc phục những tác hại trên, khi phát hiện bệnh bà con hãy sử dụng thuốc trị nấm hồng cây mai.

Thuốc trừ bệnh sinh học Vaccino Can ngoài khả năng tiêu diệt nấm bệnh dựa trên nguyên lý đối kháng còn giúp cây trồng tăng thêm sức đề kháng chống chịu với các loại sâu bệnh khác. Với vi nấm có lợi Chaetomium và Trichoderma trong thuốc sẽ bảo vệ mai khỏi bệnh nấm hồng.

thuoc-tri-nam-hong-cay-mai

Mua Ngay

Khi mai yếu do bệnh, hãy dùng 15ml thuốc cho bình 20-25 lít nước, phun hoặc tưới 2 – 3 lần, mỗi lần sẽ cách nhau 3 – 5 ngày. Nếu muốn phòng bệnh thì nên phun 10 – 15 ngày/lần tùy điều kiện thời tiết. Có thể sử dụng chung với các loại phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật khác giúp tăng tối đa hiệu quả của sản phẩm.

Bệnh nấm trắng trên mai vàng

Bệnh nấm trắng sẽ biểu hiện thông qua những triệu chứng như các đốm trắng sẽ xuất hiện trên thân rồi lan dần, các đốm bệnh lâu năm sẽ to gần bằng đồng xu. Vì phần bị bệnh sẽ có màu trắng nổi dày lên nên khi quan sát có thể phát hiện ra ngay.

cay-mai-bi-nam-trang

Nguyên nhân gây ra cây mai bị nấm trắng cũng là do nấm ký sinh vì vậy cách xử lý bệnh cũng giống như bệnh nấm hồng. Chế phẩm sinh học Vaccino Can sẽ hỗ trợ bà con tiêu diệt tận gốc bệnh nấm trắng.

Bệnh đốm lá trên cây mai vàng

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đốm lá trên cây mai vàng là nấm Pestalozzia palmarum. Khi mai vàng bị nấm bệnh tấn công gây ra bệnh đốm lá thì trên lá sẽ có những đốm nhỏ li ti, vết bệnh màu nâu đậm, nơi tiếp giáp giữa vùng bệnh và vùng khỏe của lá sẽ xuất hiện quầng màu vàng nhạt. Bệnh đốm lá trên cây mai vàng sẽ thường xuất hiện ở những lá già sau đó mới lan đến những chiếc lá non hay đọt non.

benh-dom-la-tren-cay-mai-vang

Hiện nay, trên thị trường có 2 sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn để trị bệnh đốm lá là Ketomium và Vaccino Can của thương hiệu phân thuốc vi sinh AT. Nấm đối kháng mạnh Chaetomium có trong Ketomium sẽ có khả năng khống chế nấm Pestalozzia palmarum, không để cho chúng gây hại. Còn Vaccino Can sẽ có khả năng phòng và điều trị hữu hiệu bệnh đốm lá thông qua các vi nấm có lợi. Nếu muốn đạt hiệu quả sử dụng tối ưu, bà con có thể kết hợp với AT elicitor hoặc các loại sản phẩm khác của thương hiệu AT.

benh-dom-la-tren-cay-mai

Bệnh tuyến trùng rễ mai vàng

Tuyến trùng là một loại động vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường được nên rất khó để phát hiện. Muốn biết mai có bị bệnh tuyến trùng rễ hay không, bà con cần quan sát rễ thường xuyên, nếu rễ đã xuất hiện những nốt u sần thì chứng tỏ mai đã bị bệnh tuyến trùng rễ.

Tuy nhiên, việc phát hiện ra nốt sần đã là quá muộn nên có thể phát hiện sớm hơn qua những biểu hiện như: cây héo, còi cọc trở nên thiếu sức sống. Những chất dinh dưỡng trong cây mai sẽ bị tuyến trùng hút để nuôi cơ thể do đó lá mai sẽ bị xoắn, lá héo và rụng sớm, chết mầm.

tuyen-trung-re-mai-vang

Dưới sự tấn công của tuyến trùng sẽ không làm mai chết ngay được nhưng mai vàng cũng không thể phát triển một cách bình thường như các cây mai khỏe mạnh khác. Các vết thương do tuyến trùng gây ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh khác xâm nhập và gây hại trên cây mai. Để ngăn ngừa tình trạng đó xảy ra, bà con cần phải sử dụng thuốc trị bệnh tuyến trùng rễ mai vàng.

Thuốc tiêu diệt tuyến trùng sinh học AT Padave có chứa các chủng vi sinh vật có lợi đặc hiệu cho tuyến trùng. Những chủng vi sinh vật sẽ tạo ra các bẫy sinh học đất để bám vào đầu và cơ thể của tuyến trùng, thắt, lây nhiễm rồi phá hủy, gây chết tuyến trùng và trứng. AT Padave còn đặc biệt cung cấp chất dinh dưỡng giúp cho hệ rễ phát triển nhanh chóng. Bộ rễ của mai vàng cũng dần được phục hồi sau khi bị tuyến trùng tấn công. Khi sử dụng chế phẩm sinh học AT Padave đất trồng cũng trở nên tơi xốp và cải tạo đất khỏi quá trình chai hóa.

thuoc-tri-tuyen-trung-re-mai-vang

Mua Ngay

Hướng dẫn sử dụng AT Padave: Pha 25-50 ml chế phẩm cho 20 lít nước tương ứng với 500ml sẽ hòa với 200 – 400 lít nước). Nên tưới đẫm vùng gốc từ 2 – 5 lít/gốc. Thông thường sẽ tưới định kỳ 2 – 3 lần/ năm, vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Sau khi tưới AT Padave nên chú ý giữ ẩm cho đất.

Bệnh quăn lá trên mai vàng

Cây mai bị quăn lá thường là do 2 nguyên nhân chính: nguyên nhân đầu tiên là do bọ trĩ. Trong giai đoạn mai ra lá non, điều kiện thời tiết ẩm ướt tạo môi trường thuận lợi để bọ trĩ phát triển mạnh mẽ làm xoăn lá. Nguyên nhân thứ 2 là do ấu trùng chọn lá non để làm tổ, hiện tượng sẽ xảy ra vào mùa khô bởi khi trời có mưa sẽ làm mật độ của ấu trùng giảm đi đáng kể.

cay-mai-bi-quan-la

Sử dụng AT Mebe, bà con sẽ không cần lo lắng về bệnh quăn lá trên mai vàng. Với cơ chế sử dụng vi nấm nhiễm vào trứng, ấu trùng, kén và cơ thể côn trùng gây bệnh. Như vậy sẽ làm cho trứng không thể nở được, kén không lột xác được và sợi nấm mọc trên đốt bụng, đốt chân, làm cho côn trùng ngưng ăn, rồi chết cứng và các bào tử sẽ lây nhiễm lan ra bầy đàn của côn trùng gây hại. AT Mebe có khả năng phòng trừ các loại côn trùng gây ra bệnh quăn lá trên cây mai.

thuoc-tri-mai-bi-quan-la

Mua Ngay

Có 2 cách để sử dụng AT Mebe mà bà con có thể áp dụng cho vườn trồng

– Rắc gốc: Tùy vào mức độ côn trùng gây hại, tuổi cây mà sử dụng khoảng 10 – 20g chế phẩm AT mebe vào gốc cây, phân bố đều dưới tán cây rồi tưới hoặc nhờ nước mưa để vi nấm phân tán vào rễ.

– Tưới gốc hoặc phun: Pha hết 500g chế phẩm AT mebe với 200 lít nước phun ướt đều hết tán lá hoặc dùng 2 – 5 lít nước để tưới gốc. Định kỳ 30 – 60 ngày/lần tùy thuộc vào môi trường và mùa vụ.

Các bệnh trên mai vàng thường xuất hiện quanh năm, vì vậy và con cần thường xuyên kiểm tra trong suốt quá trình trồng và chăm sóc để có biện pháp xử lý kịp thời. Liên hệ ngay với CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM nếu bà con có nhu cầu mua các chế phẩm sinh học uy tín, chất lượng, an toàn cho cây trồng và người sử dụng. Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN QUỐC TẾ ECOM

Trụ sở chính: Viện di truyền nông nghiệp – Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 09 622 41 635

Website: https://ecomco.vn/

Từ khóa » Các Bệnh Cây Mai Vàng