Các Bệnh Viêm đường Hô Hấp | BvNTP
Có thể bạn quan tâm
Sơ lược về bệnh viêm đường hô hấp
Dựa theo đặc điểm giải phẫu, bệnh viêm đường hô hấp được phân thành hai loại là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới.
Viêm đường hô hấp trên
Đường hô hấp trên gồm tai, mũi, các vùng xoang và khu vực hầu họng, thanh quản. Do có chức năng đặc thù trong việc hấp thu và làm ẩm không khí từ bên ngoài đưa vào cơ thể trước khi đến phổi, cho nên đây là những vị trí xuất hiện triệu chứng sớm nhất do phải tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Một số tổn thương điển hình gặp trong các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp trên như:
- Viêm họng: khi khu vực hầu họng bị tác động gây hại từ môi trường bên ngoài sẽ xảy ra tình trạng viêm nhiễm và tổn thương dẫn đến bệnh viêm họng, ngoài ra còn có thể gây viêm amidan.
- Viêm tai giữa: các vi khuẩn xâm nhập và phát triển ở tai có thể gây ra bệnh viêm tai giữa (có hai thể: thể cấp và thể có dịch tiết). Trong đó tình trạng viêm tai giữa cấp có các tổn thương dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến tai giữa và màng nhĩ. Còn viêm tai giữa có dịch tiết thường kéo dài trong 3 tháng, chỉ khiến bệnh nhân có cảm giác bị nặng tai và không có triệu chứng rõ ràng khác.
- Viêm xoang: vì xoang có cấu tạo là các hốc nối thông với nhau, động thời thông với hốc mũi để thải các dịch tiết, nên xoang rất dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Hơn thế nữa, nếu tình trạng bệnh kéo dài có thể dẫn đến viêm đa xoang, thậm chí là gây mất thị lực.
- Viêm thanh quản: nếu tình trạng chỉ kéo dài dưới 3 tuần thì bệnh chỉ mang tính cấp tính, còn trên 3 tuần là đã chuyển biến sang mạn tính. Nguyên nhân của việc khiến bệnh kéo dài có thể liên quan đến một số bệnh lý khác như: lao, trào ngược dạ dày - thực quản (GERD),…
- Viêm mũi: dựa vào yếu tố gây bệnh, có thể chia thành hai loại viêm mũi dị ứng (còn có tên là sốt cỏ khô) và viêm mũi không dị ứng.
Viêm đường hô hấp dưới
Các cơ quan dễ gặp tổn thương trong các bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm:
- Viêm tiểu phế quản: thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do hệ miễn dịch và các cơ quan vẫn còn non nớt. Nếu không được can thiệp và điều trị sớm, trẻ có thể tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời.
- Viêm phế quản: bệnh lý này bao gồm hai tính chất cấp tính và mạn tính. Tình trạng cấp tính xảy ra khi niêm mạc phế quản bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài và các triệu chứng chỉ kéo dài trong vài tuần. Ngược lại với tình trạng mãn tính, bệnh nhân có thể bị tái phát hoặc điều trị kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
- Viêm phổi: cũng được chia thành hai thể cấp tính và mạn tính. Bệnh lý viêm phổi điển hình nhất là các tổn thương ở phế nang. Nếu tình hình tiến triển nghiêm trọng có thể khiến bệnh nhân suy hô hấp, ngừng thờ,…
Các yếu tố nguy cơ nên phòng ngừa
- Vi khuẩn: một số loại điển hình gây ra tình trạng viêm nhiễm tại đường hô hấp như Haemophilus Influenzae (Hib), Bordetella, Streptococcus Pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, một số loại tụ cầu, liên cầu,…
- Virus: virus cúm A H5N1, H1N1, Adenovirus, Parainfluenza,…
- Không khí: bụi bặm, hóa chất, khói thuốc, phấn hoa,… từ không khí đều có thể tác động xấu đến các cơ quan hô hấp.
- Các yếu tố dị ứng: mỹ phẩm, hóa chất từ sơn, xà phòng, cao su, chất tạo mùi, tạo màu,…
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh viêm đường hô hấp
Tùy vào vị trí viêm nhiễm mà các triệu chứng có thể khác nhau, một số triệu chứng điển hình có thể kể đến là
- Sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi (màu vàng, xanh,…), hắt hơi,...
- Ho (ho khan và/hoặc ho có đờm), đau họng, họng sưng đỏ, khàn tiếng, nuốt khó và/hoặc đau,...
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao, một số bệnh nhân sẽ gặp phải cơn sốt nóng, tùy vào mỗi tình trạng và thể trạng của người bệnh (thường gặp trong hầu hết các trường hợp),...
- Tình trạng chuyển biến nặng nề có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm như khó thở, choáng, ngất xỉu, suy hô hấp,… khiến bệnh nhân có nguy cơ tử vong.
- Một số dấu hiệu kèm theo: chán ăn, mệt mỏi, đau đầu,…
Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Mọi lứa tuổi hay giới tình đều có khả năng mắc bệnh viêm đường hô hấp. Thế nhưng, một số trường hợp có tỷ lệ mắc bệnh cao mà bạn nên lưu ý như:
- Hệ miễn dịch suy giảm: có thể liên quan đến các bệnh lý mắc phải như HIV, ung thư,… hoặc do tình hình thể trạng yếu kém như trẻ nhỏ, sơ sinh, người cao tuổi,…
- Cơ thể hiện đang mắc bệnh khác: ví dụ như các bệnh về tim mạch, gan, thận,… bệnh đái tháo đường, các bệnh lý mạn tính,… đều là những yếu tố nguy cơ khiến cơ thể không đủ sức chống chọi với các yếu tố gây hại, dẫn đến các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp.
- Tính chất nghề nghiệp: nếu bạn có công việc gắn bó với những yếu tố có nguy cơ cao nói trên như ngành xây dựng, công nhân, thợ mộc, nhân viên y tế,… mà không có các biện pháp bảo đảm sức khỏe sẽ vô cùng nguy hại cho cho cơ thể của bạn.
- Đối tượng cần lưu ý khác: người có thể trạng béo phì, đã trải qua các ca phẫu thuật lớn (ghép tạng, cắt chi,…), có môi trường sống bị ô nhiễm,…
Xem thêm: Áp xe phổi là tình trạng gì và cách điều trị
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Viêm Hô Hấp Tái Phát
-
5 Loại Nhiễm Trùng đường Hô Hấp Trên Và ảnh Hưởng Của Chúng
-
Các Bệnh Do Viêm đường Hô Hấp Trên: Dấu Hiệu, điều Trị Và Phòng ...
-
Cách điều Trị Và Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm đường Hô Hấp Trên | Vinmec
-
3 Bệnh Viêm đường Hô Hấp Trên Thường Gặp, Phổ Biến Nhất | Medlatec
-
Viêm đường Hô Hấp - Một Căn Bệnh Không Thể Coi Thường | Medlatec
-
Các Bệnh Thường Gặp ở đường Hô Hấp Trên
-
Viêm đường Hô Hấp Trên Và Những điều Cần Biết
-
6 Bệnh đường Hô Hấp Thường Gặp Khi Thời Tiết Chuyển Lạnh - Bộ Y Tế
-
Viêm Phế Quản Cấp ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng ...
-
Bệnh Viêm Phế Quản Mãn Tính: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Phòng Ngừa
-
Trẻ Bị Viêm Hô Hấp Trên: Mẹ đã Biết điều Trị Và Chăm Sóc? | TCI Hospital
-
Viêm đường Hô Hấp Trên Là Gì Và Cách điều Trị Dứt điểm Từ Chuyên Gia
-
Thở Rít - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Làm Gì để Trẻ Không Tái Phát Viêm Phổi? - VnExpress