Các Biện Pháp Bảo đảm Phải đăng Ký - Tư Vấn LAWKEY
Có thể bạn quan tâm
Đối với giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký thì việc đăng ký vừa là cơ sở để xác định các điều kiện có hiệu lực của giao dịch vừa là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán theo thứ tự đăng ký khi xử lý tài sản bảo đảm. Pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm nào bắt buộc phải đăng ký?
Khái niệm
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Các biện pháp bảo đảm phải đăng ký
Theo quy định của pháp luật có 04 biện pháp bảo đảm bắt buộc phải đăng ký bao gồm:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
Ngoài ra, còn có 3 biện pháp bảo đảm cũng phải đăng ký khi có yêu cầu, gồm
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
>> Xem thêm: Thủ tục đăng ký thế chấp xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng nhà đất
Phương thức nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm
Hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp theo một trong các phương thức sau đây:
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
– Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, tàu bay, tàu biển, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký.
Trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tài sản là động sản khác, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm nội dung đăng ký được cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Trường hợp đăng ký thay đổi do bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới hoặc do bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm và tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo đảm các bên không có thỏa thuận về việc bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm đối với tài sản bổ sung hoặc nghĩa vụ bổ sung là thời điểm cơ quan đăng ký ghi nội dung đăng ký thay đổi vào sổ đăng ký hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Các trường hợp đăng ký sau đây không làm thay đổi thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm:
– Trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai hoặc chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở sang đăng ký thế chấp nhà ở do nhà ở hình thành trong tương lai đã được hình thành theo quy định của Luật nhà ở, thì thời điểm có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm là thời điểm đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở;
– Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm; bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên; hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
– Rút bớt tài sản bảo đảm;
– Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành; trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
– Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký.
>> Xem thêm: Các biện pháp bảo đảm đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Trên đây là tư vấn của LAWKEY. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký
-
Điều Kiện, Trình Tự Thủ Tục đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm
-
4 Biện Pháp Bảo đảm Phải đăng Ký
-
Có Bắt Buộc Phải đăng Ký Biện Pháp đảm Bảo Không?
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
Trường Hợp Bắt Buộc Và Tự Nguyện đăng Ký Giao Dịch Bảo đảm,
-
4 Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký - LuatVietnam
-
Các Trường Hợp Phải đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm Trong Giao Dịch ...
-
Mới: 4 Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký - PLO
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Nào Phải Thực Hiện Việc đăng Ký
-
Đăng Ký Giao Dịch Bảo đảm- điều Kiện để Giao Dịch Dân Sự Có Hiệu Lực
-
Thế Chấp Nhà đất Sẽ Phải Bắt Buộc đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm
-
Bốn Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký, được Mua Ngoại Tệ ...
-
Đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
-
Đăng Kí Biện Pháp Bảo đảm Là Việc Bắt Buộc Cần Phải Thực Hiện Khi ...