Đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm Theo Quy định Của Pháp Luật Hiện Hành
Có thể bạn quan tâm
ĐĂNG KÝ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
Kiến thức của bạn:
Đăng ký biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật hiện hành.
Kiến thức của luật sư:
Cơ sở pháp lý:
- Bộ luật dân sự năm 2015
- Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm
Nội dung tư vấn về đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Quy định pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm
Điều 298 Bộ luật dân sự 2015 quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Điều 298. Đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.
2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.”
Thiết chế đăng ký biện pháp bảo đảm có ý nghĩa quan trọng trong việc công khai, minh bạch hóa thông tin về tình trạng pháp lý tài sản, gắn liền với quyền dân sự của mỗi cá nhân, tổ chức khi xác lập, thực hiện quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản. Theo đó:
- Về nguyên tắc đăng ký biện pháp bảo đảm: khoản 1 quy định hai nguyên tắc đăng ký biện pháp bảo đảm, đó là: đăng ký tự nguyện (đăng ký theo yêu cẩu của các bên) và đăng ký bắt buộc (theo quy định của luật).
- Về giá trị pháp lý của việc đăng ký biện pháp bảo đảm: biện pháp bảo đảm được đăng ký có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực, có nghĩa là đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm, hay nói cách khác đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện để làm phát sinh quyền đối với tài sản bảo đảm của bên nhận bảo đảm.
- Về hệ quả pháp lý của đăng ký biện pháp bảo đảm: việc đăng ký có ý nghĩa là phương thức pháp lý công bố công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận bảo đảm, để đối kháng với người thứ ba trong trường hợp có nhiều lợi ích được thiết lập lên một tài sản.
2. Các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm
Theo Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm như sau:
“Điều 4. Các trường hợp đăng ký
1. Các biện pháp bảo đảm sau đây phải đăng ký:
a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
d) Thế chấp tàu biển.
2. Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
a) Thế chấp tài sản là động sản khác;
b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
c) Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.”
Như vậy, có thể đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp thấy cần thiết để đảm bảo quyền cũng như lợi ích hợp pháp của mình.
3. Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Tùy từng trường hợp, vụ việc, giao dịch dân sự mà hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm khác nhau, bạn có thể tham khảo tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP để xem xét chi tiết.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tùy theo từng loại hình tài sản bảo đảm, chủ thể cung cấp dịch vụ công về đăng ký giao dịch bảo đảm có thể là:
- Văn phòng đăng ký đất đai (nếu tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất).
- Cục Hàng không Việt Nam (nếu tài sản bảo đảm là tàu bay).
- Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam (nếu tài sản bảo đảm là tàu biển).
- Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (nếu tài sản bảo đảm là các động sản và các tài sản khác không thuộc 3 loại trên).
Về thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm: Cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm có trách nhiệm giải quyết hồ sơ đăng ký, cung cấp thông tin trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc đăng ký, cung cấp thông tin ngay trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.
Trường hợp nộp hồ sơ đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, thì thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký được tính từ ngày Văn phòng đăng ký đất đai nhận hồ sơ do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc do Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa chuyển đến.
Kết quả đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm được cơ quan đăng ký trả cho người yêu cầu đăng ký theo một trong các phương thức sau đây:
- Trực tiếp tại cơ quan đăng ký.
Trường hợp nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thì Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trả kết quả cho người yêu cầu đăng ký;
- Qua đường bưu điện;
- Phương thức khác do cơ quan đăng ký và người yêu cầu đăng ký thỏa thuận.
Bài viết tham khảo:
-
Hồ sơ thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm là quyền sử dụng đất tài sản gắn liền với đất
-
Miễn phí đăng ký biện pháp bảo đảm trong trường hợp nào?
Để được tư vấn vấn chi tiết về đăng ký biện pháp bảo đảm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất. Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký
-
Điều Kiện, Trình Tự Thủ Tục đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Phải đăng Ký - Tư Vấn LAWKEY
-
4 Biện Pháp Bảo đảm Phải đăng Ký
-
Có Bắt Buộc Phải đăng Ký Biện Pháp đảm Bảo Không?
-
Quy định Pháp Luật Về Biện Pháp Bảo đảm (17/11/2021)
-
Trường Hợp Bắt Buộc Và Tự Nguyện đăng Ký Giao Dịch Bảo đảm,
-
4 Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký - LuatVietnam
-
Các Trường Hợp Phải đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm Trong Giao Dịch ...
-
Mới: 4 Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký - PLO
-
Các Biện Pháp Bảo đảm Nào Phải Thực Hiện Việc đăng Ký
-
Đăng Ký Giao Dịch Bảo đảm- điều Kiện để Giao Dịch Dân Sự Có Hiệu Lực
-
Thế Chấp Nhà đất Sẽ Phải Bắt Buộc đăng Ký Biện Pháp Bảo đảm
-
Bốn Biện Pháp Bảo đảm Bắt Buộc Phải đăng Ký, được Mua Ngoại Tệ ...
-
Đăng Kí Biện Pháp Bảo đảm Là Việc Bắt Buộc Cần Phải Thực Hiện Khi ...