Các Biện Pháp Bảo đảm Trật Tự Công Cộng Bao Gồm Những Biện ...
Có thể bạn quan tâm
Trật tự công cộng có thể hiểu là trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng. Bảo đảm trật tự công cộng có thể hiểu là việc giữ gìn, đảm bảo trạng thái ổn định, có tổ chức và kỷ luật nơi công cộng, từ đó nhằm đảm bảo cho cuộc sống lao động, sinh hoạt bình thường của mọi người trong xã hội. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng bao gồm những biện pháp nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Điều 9, Nghị định 38/2005/NĐ-CP, Điều 9, Thông tư 09/2005/TT-BCA quy định về các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng bao gồm:
Các biện pháp chung
- Quy định khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người; cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh.
Căn cứ vào yêu cầu cụ thể của việc bảo đảm trật tự công cộng, theo đề nghị của Giám đốc Công an, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định các khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên một số tuyến đường hoặc ra, vào những khu vực nhất định.
Trong trường hợp chưa có quy định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, nhưng do yêu cầu khẩn cấp của việc bảo đảm trật tự công cộng thì Trưởng Công an cấp huyện phải báo cáo ngay với Giám đốc Công an cấp tỉnh để quyết định thiết lập các khu vực bảo vệ, khu vực cấm tập trung đông người, cấm ghi âm, ghi hình, chụp ảnh; tạm thời cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông trên một số tuyến đường hoặc ra, vào những khu vực nhất định. Sau đó phải báo cáo ngay với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp để xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
- Phân luồng giao thông, cấm hoặc hạn chế người và phương tiện giao thông ra, vào những khu vực nhất định.
- Khi xảy ra tình trạng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng thì tuỳ theo tình hình cụ thể, cơ quan chức năng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp sau đây để ổn định tình hình, bảo đảm trật tự công cộng và xử lý người vi phạm:
+ Thuyết phục, yêu cầu mọi người chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự công cộng và chấm dứt ngay hành vi vi phạm;
+ Đặt rào cản, chốt giữ các nút giao thông;
+ Tạm đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông;
+ Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân; khám người, phương tiện; tạm giữ người, phương tiện vi phạm; thu giữ vũ khí và các vật dụng nguy hiểm theo quy định của pháp luật;
+ Cưỡng chế người có hành vi vi phạm rời khỏi địa điểm tập trung đông người trái pháp luật;
+ Sử dụng công cụ hỗ trợ và các công cụ, phương tiện khác để bảo đảm trật tự công cộng;
+ Trưng dụng tạm thời phương tiện, cơ sở vật chất của cơ quan, tổ chức và công dân theo quy định của pháp luật để phục vụ cho các biện pháp cấp bách nhằm lập lại trật tự công cộng.
+ Các biện pháp khác do pháp luật quy định.
Các biện pháp trong từng trường hợp cụ thể
Trường hợp diễn ra hoạt động tập trung đông người trái phép
Căn cứ tại Mục 4, Thông tư 09/2005/TT-BCA, Hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên tại các khu vực, địa điểm phục vụ chung cho mọi người như vỉa hè, lòng đường, quảng trường, cơ sở kinh tế, văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng; tại khu vực trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tại những nơi công cộng khác nhằm mục đích đưa ra yêu cầu hoặc kiến nghị về những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, gia đình, tổ chức hoặc nhằm đưa ra những yêu cầu, kiến nghị về những vấn đề có liên quan chung đến đời sống chính trị - xã hội, đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.
Các hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng diễn ra cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Do vậy, các hoạt động tập trung đông người được coi là trái phép khi diễn ra mà không có sự cho phép của Uỷ ban nhân dân nơi diễn ra hoạt động.
Khi xảy ra hoạt động tập trung đông người trái phép, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan chức năng tiến hành các biện pháp xử lý kịp thời nhằm đảm bảo trật tự công cộng và xử lý người vi phạm. Trường hợp cần thiết, phải báo cáo ngay với cấp trên trực tiếp để xin ý kiến chỉ đạo.
Xem thêm: Các biện pháp bảo đảm trật tự công cộng bao gồm những biện pháp nào?(P2)
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Trật Tự An Toàn Xã Hội Là Gì
-
Bảo đảm Trật Tự, An Toàn Xã Hội Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Thế Nào Là Bảo đảm Trật Tự, An Toàn Xã Hội - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Bảo đảm Trật Tự, An Toàn Xã Hội Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Trật Tự An Toàn Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trật Tự An Toàn Xã Hội Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tư Duy Lý Luận Về Bảo đảm Trật Tự An Toàn Xã Hội Trong Tình Hình Hiện ...
-
[PDF] THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI ...
-
Tổng Hợp Các Bài Viết Về Các Biện Pháp Bảo đảm Trật Tự Công Cộng
-
Cổng Thông Tin điện Tử Công An Tỉnh An Giang
-
[PDF] 19 Chuyên đề 2 PHÁP LUẬT, PHÁP CHẾ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I ...
-
Vai Trò Của Lực Lượng Cảnh Sát Trật Tự, Lực Lượng Cảnh Sát Phản ứng ...
-
Bảo đảm Trật Tự, An Toàn Xã Hội Là Gì? - MarvelVietnam
-
An Ninh Xã Hội Là Gì ? Phương Thức Bảo Vệ An Ninh Xã Hội Hiện Nay ...
-
Xây Dựng, Ban Hành Luật “Trật Tự, An Toàn Giao Thông đường Bộ ...