Trật Tự An Toàn Xã Hội Là Gì? - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Trật tự an toàn xã hội là gì?
  • Nội dung bảo đảm trật tự an toàn xã hội
  • Ai có trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn xã hội?
  • Làm thế nào để bảo đảm trật tự an toàn xã hội?

Chúng ta chắc hẳn ai cũng đã nghe cụm từ trật tự an toàn xã hội ít nhất một lần trên các phương tiện truyền thông, báo chí, văn bản pháp luật. Vậy Trật tự an toàn xã hội là gì?

Trật tự an toàn xã hội là gì?

Trật tự an toàn xã hội là trạng thái xã hội có trật tự, kỉ cương trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật và chuẩn mực đạo đức, pháp lí xác định. 

Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công an nhân dân làm tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,…

Nội dung bảo đảm trật tự an toàn xã hội

Nội dung trên đã giải đáp được khái niệm Trật tự an toàn xã hội là gì? bảo đảm trật tự an toàn xã hội gồm những nội dung sau đây:

– Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm;

+ Phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội;

+ Điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội.

– Giữ gìn trật tự nơi công cộng

+ Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo.

+ Trật tự công cộng có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận.

+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người.

– Đảm bảo trật tự an toàn, giao thông

+ Trật tự an toàn, giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản.

+ Đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

– Phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh

+ Thiên tai, dịch bệnh tuy có thể không do con người tự gây ra, song nó có sức tàn phá ghê gớm, hủy hoại nhiều tài sản, cướp đi sinh mệnh của nhiều người, để lại những hậu quả nặng nề mà xã hội phải khắc phục trong thời gian dài. – Bài trừ các tệ nạn xã hội

+ Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng.

– Bảo vệ môi trường. 

+ Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.

Ai có trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn xã hội?

Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của cả dân tộc nên cần phải có sự chung tay, đóng góp của Đảng, nhà nước, cơ quan nhà nước, và đặc biệt mỗi người dân đều cần có ý thức tuân thủ những quy định về đảm bảo trật tự an toàn xã hội dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của những cơ quan chức năng chuyên trách.

– Những cơ quan đứng đầu về việc đảm bảo trật tự an ninh quốc gia, an toàn xã hội là những cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và những đơn vị tình báo, cảnh sát, an ninh, cảnh vệ thuộc công an nhân dân;

– Những cơ quan thuộc đơn vị an ninh, tình báo quân đội; bộ đội, cảnh sát biển là những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực biên giới, đất liền và hải đảo…

– Ngoài ra, mỗi cá nhân đều cần phải có ý thức tự giác, tuân thủ chấp hành những quy định pháp luật và quy chuẩn đạo đức được đặt ra để đảm bảo an toàn trật tự xã hội luôn bền vững, ổn định.

Làm thế nào để bảo đảm trật tự an toàn xã hội?

Mỗi cá nhân cần phải có ý thức tự giác trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội cụ thể như:

– Có ý thức đấu tranh phòng, chống mọi loại tội phạm;

– Có ý thức giữ gìn trật tự công cộng: không hát hò nơi công cộng, nói to làm ô nhiễm tiếng ồn…;

– Tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông: Không vượt đèn đỏ, không lặng lách, đua xe, luôn tuân thủ quy định giao động, chú ý an toàn cho bản thân và người tham gia giao thông…;

 – Có ý thức phòng ngừa, phòng chống bệnh dịch, thiên tai;

– Bài trừ, tránh xa những tệ nạn xã hội;

– Có ý thức bảo vệ môi trường.

Mong rằng qua nội dung bài viết trên đây đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin cần thiết về vấn đề trật tự an toàn xã hội và trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Từ khóa » Các Biện Pháp Bảo đảm Trật Tự An Toàn Xã Hội Là Gì