Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng Trong Tiếng Việt - Học Ngữ Văn
Có thể bạn quan tâm
Các biện pháp tu từ từ vựng thường gặp trong tiếng Việt: So sánh, nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ, chơi chữ, nói giảm – nói tránh, nói quá.
1. So sánh
a. So sánh là gì?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
A —> PHƯƠNG DIỆN SO SÁNH —> TỪ SO SÁNH —> B
b. Phân loại
Có hai kiểu so sánh thường gặp:
– So sánh ngang bằng (như, giống như, như là, bằng,…)
* Ví dụ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa”
=> Diễn tả một cách sinh động, hình ảnh vầng mặt trời đỏ rực đang từ từ chìm xuống lòng biển, khép lại vòng tuần hoàn của một ngày.
– So sánh hơn nhất (hơn, kém, thua, thắng, không bằng, chẳng bằng,…)
“Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
=> Diễn tả thái độ ghen ghét, đố kị của thiên nhiên trước vẻ đẹp của Kiều.
c. Tác dụng
– So sánh có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc trở nên sinh động và cụ thể.
– Giúp cho việc thể hiện tư tưởng, tình cảm, cảm xúc trở nên sâu sắc.
2. Nhân hóa
a. Nhân hóa là gì?
Nhân hóa là sử dụng những từ ngữ vốn được dùng để gọi, tả người để gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,…
b. Phân loại
– Sử dụng những từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
* Ví dụ:
“vầng trăng thành tri kỉ”
=> Hình ảnh vầng trăng được nhân hóa như người bạn thân thiết, tri âm, tri kỉ luôn đồng hành, san sẻ với những niềm vui, nỗi buồn trong cuộc đời người lính
– Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
* Ví dụ:
“Sóng đã cài then đêm sập cửa”
=> Gợi liên tưởng, vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm như một cánh cửa khổng lồ và những con sóng xô bờ như những chiếc then cài cửa. Từ những hình dung độc đáo như thế, vũ trụ trở nên thật gần gũi, thân thương.
– Trò chuyện, xưng hô với con vật như đối với người.
* Ví dụ:
“Tú hu ơi! Chẳng đến ở với bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
=> Diễn tả được tình cảm, nỗi nhớ da diết của tác giả về tuổi thơ và về bà.
c. Tác dụng
– Nhân hóa làm cho thế giới của loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người.
– Nhân hóa biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người, vì vậy khiến cho sự vật trở nên có hồn.
3. Ẩn dụ
a. Ẩn dụ là gì?
Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
A —- NÉT TƯƠNG ĐỒNG — B
b. Phân loại
– Ẩn dụ hình thức.
– Ẩn dụ cách thức.
– Ẩn dụ phẩm chất.
– Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
* Ví dụ:
“Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
=> Câu hát được cất lên song song với hành động căng buồm của người dân chài mà nhà thơ liên tưởng như chính câu hát đã làm căng cánh buồm, đẩy con thuyền lướt sóng ra khơi. Câu hát đó là ẩn dụ cho niềm vui, sự phấn chấn trong lao động.
c. Tác dụng
– Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
4. Hoán dụ
a. Hoán dụ là gì?
Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi.
b. Phân loại
Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
– Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.
* Ví dụ:
“Chỉ cần trong xe có một trái tim”
=> “Trái tim” ấy tượng trưng cho người lính lái xe Trường Sơn trong những năm chống Mĩ cứu nước.
– Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
* Ví dụ:
“Vì sao? Trái đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên người Người: Hồ Chí Minh”
=> “Trái đất” là hình ảnh hoán dụ để biểu thị cho mọi dân tộc cùng sống trên quả địa cầu. Không chỉ dân tộc Việt Nam nhắc đến tên Người, mà tất cả dân tộc trên trái đất này đều biết và cất vang tên Người.
– Lấy dấu hiệu của sự vật để gợi sự vật.
* Ví dụ:
“Áo chàm từ buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
=> Hình ảnh ảnh hoán dụ “áo chàm” chỉ những người đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc trong buổi chia li. Màu áo chàm còn như tô đậm nỗi buồn chia li giữa đồng bào người dân tộc và các cán bộ miền xuôi.
– Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
* Ví dụ:
“Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
=> Chỉ bảy mươi chín năm trong cuộc đời Người và cũng là bảy mươi chín mùa xuân người mang lại cho đất nước.
c. Tác dụng
Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
5. Chơi chữ
a. Chơi chữ là gì?
Chơi chữ là lợi dụng đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm câu văn trở nên hấp dẫn và thú vị.
b. Đặc điểm
Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đó,…
* Ví dụ:
“Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần”
c. Phân loại
Các lối chơi chữ thường gặp:
– Dùng từ ngữ đồng âm.
– Dùng lối nói trại âm (gần âm).
– Dùng cách điệp âm.
– Dùng lối nói lái.
– Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa.
6. Nói giảm – nói tránh
a. Nói giảm – nói tránh là gì?
Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
b. Đặc điểm
– Sử dụng từ đồng nghĩa Hán Việt.
– Sử dụng hiện tượng chuyển nghĩa qua hình thức ẩn dụ, hoán dụ.
– Phủ định từ trái nghĩa.
– Tỉnh lược.
* Ví dụ:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
=> Tác giả sử dụng từ “thăm” thay cho từ “viếng” để giảm bớt nỗi đau của đứa con xa về muộn. Đồng thời, bất tử hóa hình tượng Bác trong lòng người con miền Nam và đối với cả dân tộc Việt Nam.
7. Nói quá
a. Nói quá là gì?
Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
b. Tác dụng
Nhằm nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
* Ví dụ:
“Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo râu rồng trời cho”.
Lưu ý: Cần phân biệt giữa các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp tu từ cú pháp để có thể vận dụng một cách linh hoạt trong bài làm. Đồng thời, cần nắm chắc dấu hiệu của các biện pháp tu từ từ vựng, để không bị nhầm lẫn trong quá trình tìm hiểu, phân tích văn bản.
Làm chủ kiến thức ngữ văn – Luyện thi vào 10 (Phần II)
Tác giả: Phạm Trung Tình
Từ khóa » Trình Bày Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng- Ngữ Nghĩa Tiếng Việt Cho Ví Dụ Cụ Thể
-
Cac Biện Pháp Tu Từ Tiếng Việt, Bài Tập - Tài Liệu Text - 123doc
-
CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TIẾNG VIỆT - StuDocu
-
Ðặc điểm Tu Từ Của Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng-ngữ Nghĩa Tiếng Việt
-
Tiểu Luận Một Số Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng Trong Tiếng Việt, Bài 2
-
Các Biện Pháp Tu Từ Tiếng Việt
-
12 Biện Pháp Tu Từ Trong Tiếng Việt Thường Gặp Nhất - Newshop
-
Các Biện Pháp Tu Từ đã Học, Khái Niệm Và Tác Dụng ...
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Cho Ví Dụ Phân Biệt [2021]
-
Top 26 Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng - Ngữ Nghĩa 2022
-
Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu
-
Văn 9 - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA - HOCMAI Forum
-
(DOC) CƠ SỞ TIẾNG VIỆT | Hanh Tran
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Các Biện Pháp Tu Từ? Tác Dụng Là Gì?
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp