Văn 9 - CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA - HOCMAI Forum
Có thể bạn quan tâm
- Diễn đàn Bài viết mới Tìm kiếm trên diễn đàn
- Đăng bài nhanh
- Có gì mới? Bài viết mới New media New media comments Status mới Hoạt động mới
- Thư viện ảnh New media New comments Search media
- Story
- Thành viên Đang truy cập Đăng trạng thái mới Tìm kiếm status cá nhân
Tìm kiếm
Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Search Tìm nâng cao… Everywhere Đề tài thảo luận This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề By: Search Advanced…- Bài viết mới
- Tìm kiếm trên diễn đàn
- Thread starter xuanle17
- Ngày gửi 26 Tháng một 2019
- Replies 2
- Views 15,301
- Bạn có 1 Tin nhắn và 1 Thông báo mới. [Xem hướng dẫn] để sử dụng diễn đàn tốt hơn trên điện thoại
- Diễn đàn
- NGỮ VĂN
- TRUNG HỌC CƠ SỞ & TIỂU HỌC
- Ngữ Văn lớp 9
- Tiếng Việt
xuanle17
Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên 14 Tháng chín 2018 805 1,015 181 25 Thừa Thiên Huế Đh sư phạm huế [TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA I. ĐIỆP NGỮ1. Khái niệm: - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ,..v..v nào đó. - Nhằm mục đích mở rộng ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe. 2. Phân loại - Theo các yếu tố: điệp từ, ngữ, đoạn câu,.v.v. - Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp,.v.v. - Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức hợp. 3. Ví dụ: a.“Trời xanh đây là của chúng ta. Núi rừng đây là của chúng ta. Những cánh đồng thơm mát. Những ngả đường bát ngát. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Theo các yếu tố: điệp từ và điệp đoạn câu. b. “Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn. Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều.” (Gửi em, cô gái thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật) Phép điệp liên tiếp c. “Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) Phép điệp cách quãng4. Tác dụng: - Điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh ý, tăng lượng nghĩa, khắc sâu ân tượng. - Điệp ngữ còn có tác dụng liên kết, tăng cường văn khí và điều hòa âm luật. Suy ra: điệp ngữ được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ chính luận. II. TƯƠNG PHẢN1. Khái niệm - Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng những khái niệm, hình ảnh, ý nghĩa đối lập nhau, trái ngược nhau. - Nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả. 2. Các trường hợp: - Cùng một đối tượng nhưng có dấu hiệu hoàn toàn đối lập nhau. Ví dụ: “Khúc sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong.” (Ca dao) 3. Hai hay nhiều đối tượng có những dấu hiệu tương phản nhau. Ví dụ: “Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” (Ca dao) 4. Những đối tượng không chỉ có dấu hiệu tương phản mà còn có cả những dấu hiệu khác nhau khác nữa. (về tình chất hoàn cảnh, nghĩa xa nhau giữa các khái niệm,...) Ví dụ: “Chúng muốn đốt ta thành tro bụi, Ta hóa vàng, nhân phẩm lương tâm.” (Tố Hữu) 3. Tác dụng: - Được sử dụng rộng rãi trong tất cả các phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật, chính luận, khoa học và sinh hoạt hằng ngày. - Đem đến cho câu văn sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sức hấp dẫn. III. NGHỊCH NGỮ 1. KHÁI NIỆM - Nghịch ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau và nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ. - Để tạo sự mâu thuẫn, phi lí, nhưng lại rất tự nhiên, biện chứng. - Nghịch ngữ bao giờ cũng được diễn đạt bằng cụm từ chứ không phải bằng câu 2. VÍ DỤ: - “Công việc khai hóa người Ma rốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn.” - “Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói “ giáo dục” người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt.” (Hồ Chí Minh) v Trong sinh hoạt hằng ngày: Đẹp kinh khủng, hiền dệ sợ, ngon ghê, ấm ghê gớm,... v Đầu đề của các tác phẩm văn học: Sống mòn (Nam Cao), Ngựa người và người ngựa (Nguyễn Công Hoan), Kẻ sát nhân lương thiện ( Lại Văn Long),... IV. ĐỒNG NGHĨA KÉP 1. KHÁI NIỆM - Đồng nghĩa kép là biện pháp tu ừ, trong đó người ta dùng hai hay nhiều từ đồng nghĩa để diễn đạt 1 ý nghĩa giống nhau nào đó. - Nhằm nêu đặc trưng của đối tượng một cách đầy đủ nhất. 2. CÁC TRƯỜNG HƠP: - Cặp từ đồng nghĩa làm chính xác thêm nội dung, biểu hiện thông tin bổ sung. Ví dụ: “Bố tôi đã nâng niu, giữ gìn cẩn trọng cái tiểu đựng hài cốt bà suốt dọc đường ô tô lên tới đây.” (Côi cút giữa cảnh đời – Ma Văn Kháng) - Chuỗi từ đồng nghĩa và gần nghĩa tăng cường hiệu quả diễn cảm. Ví dụ: “Bà là sự nhẫn nhịn, là lòng hỉ xả, là tuyết sạch giá trong, là tình thương, là lẽ phải, là sự cứng cỏi, kiên trinh.” (Côi cút giữa cảnh đời – Ma Văn Kháng) 3. TÁC DỤNG: - Trong văn nghệ thuật và văn chính luận, đồng nghĩa kép được sử dụng khá rộng rãi để thực hiện chức năng sắc thái hóa nghĩa của nó. - Trong lời nói trao đổi miệng hằng ngày, văn xuôi khoa học và lời nói hành chính- công vụ, những khả năng cấu tạo và sử dụng đồng nghĩa rất bị hạn chế. V. LIỆT KÊ 1. KHÁI NIỆM Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại nhằm diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. à Là biện pháp tu từ chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp mà không có tác dụng nghệ thuật. 2. PHÂN LOẠI: a. Theo cấu trúc: - Liệt kê theo từng cặp - Liệt kê không theo từng cặp b. Theo ý nghĩa: - Liệt kê tăng tiến - Liệt kê không tăng tiến 3. VÍ DỤ: + “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” (Hồ Chí Minh) à Liệt kê theo cặp với quan hệ từ “và” + “Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, đường nga, đại bàng, voi, vượn, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, gấu, sư tử.” (Nguyễn Tuân ) à Liệt kê ngẫu nhiên, không theo từng cặp. +“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loài khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.” (Thép Mới) à Không tăng tiến, có thể đảo lộn trật tự các bộ phận trong phép liệt kê. VI. TĂNG CẤP 1. KHÁI NIỆM Tăng cấp là một loại liệt kê, sắp xếp theo mức độ tăng tiến. à Gây ấn tượng rất mạnh. 2. PHÂN LOẠI: - Tiệm tiến: Phép tăng cấp tiệm tiến là liệt kê theo hướng tiến dần: từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh... Ví dụ:“Lần này thì mửa được. Trời ơi! Mửa, mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.” – (Nam Cao) à Mức độ hành động tăng dần. ð Được sử dụng nhiều trong các sử thi, trường ca, truyện cổ tích. - Tiệm thoái: Phép tăng cấp tiệm thoái là liệt kê theo hướng ngược lại với tiệm tiến: lùi dần. Ví dụ: “Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn Dẫn trâu sợ họ máu hàng Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.” – (Ca dao) à Sự giảm dần gây ra tiếng cười. 3. TÁC DỤNG: VII. ĐỘT GIÁNG 1. KHÁI NIỆM - Đột giáng là biện pháp tu từ gây sự chú ý vào một chi tiết nội dung bằng cách xếp đặt từ ngữ, câu văn sao cho khi chuyển sang chi tiết này thì mạch trình bày bị chuyển đổi 1 cách đột ngột. - Gây cảm giác hụt hẫng, từ đó tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích. - Thường sử dụng trong thơ ca châm trào phúng, ít sử dụng trong văn xuôi. 2. VÍ DỤ: “ Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo: Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom nghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!” (Hội Tây – Nguyễn Khuyến ) VIII. PHÉP LẶNG 1. KHÁI NIỆM - Im lặng ( phép lặng ) là biện pháp tu từ sử dụng sự biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zero). - Người đọc (nghe) nhờ ngữ cảnh, các từ ngữ khác để tự suy ra, tự mình hiểu mà không cần diễn đạt bằng lời. - Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu “...” 2. VÍ DỤ - Diễn tả sự e thẹn, đau khổ, tiếc thương hay uất ức nghẹn ngào không nói ra được. “ Bác Dương...thôi đã...thôi rồi... Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!” (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến) - Ngoài ra, có thể dùng để châm biếm, đả kích. KẾT LUẬN- Nắm vững các biện pháp tu từ ngữ nghĩa là cơ sở để xây dựng và lĩnh hội văn bản, đánh giá được thái độ và ý định của người nói, người viết qua văn bản, nhất là đánh giá được giá trị thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật. - Do đó, người giáo viên ngữ văn cần phải nhận diện được, sử dụng được, phân tích được nhiều loại phương tiện và biện pháp tu từ.Kyanhdo
Học sinh tiêu biểu
Thành viên TV ấn tượng nhất 2017 22 Tháng sáu 2017 2,357 4,161 589 19 TP Hồ Chí Minh THPT Gia Địnhxuanle17 said: CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ NGHĨA I. ĐIỆP NGỮ1. Khái niệm: - Điệp ngữ là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ,..v..v nào đó. - Nhằm mục đích mở rộng ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe. 2. Phân loại - Theo các yếu tố: điệp từ, ngữ, đoạn câu,.v.v. - Theo vị trí: điệp đầu câu, giữa câu, cách quãng, điệp liên tiếp,.v.v. - Theo tính chất: điệp đơn giản và điệp phức hợp. 3. Ví dụ: a.“Trời xanh đây là của chúng ta. Núi rừng đây là của chúng ta. Những cánh đồng thơm mát. Những ngả đường bát ngát. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.” (Đất nước – Nguyễn Đình Thi) Theo các yếu tố: điệp từ và điệp đoạn câu. b. “Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu Những cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn. Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách áo mở tung, trắng cả trời chiều.” (Gửi em, cô gái thanh niên xung phong – Phạm Tiến Duật) Phép điệp liên tiếp c. “Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ.” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh) Phép điệp cách quãng4. Tác dụng: - Điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh ý, tăng lượng nghĩa, khắc sâu ân tượng. - Điệp ngữ còn có tác dụng liên kết, tăng cường văn khí và điều hòa âm luật. Suy ra: điệp ngữ được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật và phong cách ngôn ngữ chính luận. II. TƯƠNG PHẢN1. Khái niệm - Tương phản là biện pháp tu từ sử dụng những khái niệm, hình ảnh, ý nghĩa đối lập nhau, trái ngược nhau. - Nhằm nêu bật bản chất của đối tượng được miêu tả. 2. Các trường hợp: - Cùng một đối tượng nhưng có dấu hiệu hoàn toàn đối lập nhau. Ví dụ: “Khúc sông bên lở bên bồi Bên lở thì đục bên bồi thì trong.” (Ca dao) 3. Hai hay nhiều đối tượng có những dấu hiệu tương phản nhau. Ví dụ: “Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” (Ca dao) 4. Những đối tượng không chỉ có dấu hiệu tương phản mà còn có cả những dấu hiệu khác nhau khác nữa. (về tình chất hoàn cảnh, nghĩa xa nhau giữa các khái niệm,...) Ví dụ: “Chúng muốn đốt ta thành tro bụi, Ta hóa vàng, nhân phẩm lương tâm.” (Tố Hữu) 3. Tác dụng: - Được sử dụng rộng rãi trong tất cả các phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật, chính luận, khoa học và sinh hoạt hằng ngày. - Đem đến cho câu văn sự nhịp nhàng, uyển chuyển, sức hấp dẫn. III. NGHỊCH NGỮ 1. KHÁI NIỆM - Nghịch ngữ là biện pháp tu từ ngữ nghĩa kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau và nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ. - Để tạo sự mâu thuẫn, phi lí, nhưng lại rất tự nhiên, biện chứng. - Nghịch ngữ bao giờ cũng được diễn đạt bằng cụm từ chứ không phải bằng câu 2. VÍ DỤ: - “Công việc khai hóa người Ma rốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn.” - “Các ngài chiến thắng quang vinh của chúng ta thường quen thói “ giáo dục” người bản xứ bằng đá đít hoặc roi vọt.” (Hồ Chí Minh) v Trong sinh hoạt hằng ngày: Đẹp kinh khủng, hiền dệ sợ, ngon ghê, ấm ghê gớm,... v Đầu đề của các tác phẩm văn học: Sống mòn (Nam Cao), Ngựa người và người ngựa (Nguyễn Công Hoan), Kẻ sát nhân lương thiện ( Lại Văn Long),... IV. ĐỒNG NGHĨA KÉP 1. KHÁI NIỆM - Đồng nghĩa kép là biện pháp tu ừ, trong đó người ta dùng hai hay nhiều từ đồng nghĩa để diễn đạt 1 ý nghĩa giống nhau nào đó. - Nhằm nêu đặc trưng của đối tượng một cách đầy đủ nhất. 2. CÁC TRƯỜNG HƠP: - Cặp từ đồng nghĩa làm chính xác thêm nội dung, biểu hiện thông tin bổ sung. Ví dụ: “Bố tôi đã nâng niu, giữ gìn cẩn trọng cái tiểu đựng hài cốt bà suốt dọc đường ô tô lên tới đây.” (Côi cút giữa cảnh đời – Ma Văn Kháng) - Chuỗi từ đồng nghĩa và gần nghĩa tăng cường hiệu quả diễn cảm. Ví dụ: “Bà là sự nhẫn nhịn, là lòng hỉ xả, là tuyết sạch giá trong, là tình thương, là lẽ phải, là sự cứng cỏi, kiên trinh.” (Côi cút giữa cảnh đời – Ma Văn Kháng) 3. TÁC DỤNG: - Trong văn nghệ thuật và văn chính luận, đồng nghĩa kép được sử dụng khá rộng rãi để thực hiện chức năng sắc thái hóa nghĩa của nó. - Trong lời nói trao đổi miệng hằng ngày, văn xuôi khoa học và lời nói hành chính- công vụ, những khả năng cấu tạo và sử dụng đồng nghĩa rất bị hạn chế. V. LIỆT KÊ 1. KHÁI NIỆM Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại nhằm diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm. à Là biện pháp tu từ chứ không phải là sự kể lể dài dòng, rườm rà, trùng lặp mà không có tác dụng nghệ thuật. 2. PHÂN LOẠI: a. Theo cấu trúc: - Liệt kê theo từng cặp - Liệt kê không theo từng cặp b. Theo ý nghĩa: - Liệt kê tăng tiến - Liệt kê không tăng tiến 3. VÍ DỤ: + “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.” (Hồ Chí Minh) à Liệt kê theo cặp với quan hệ từ “và” + “Vườn bách thảo vẫn có đủ cò, hạc, bồ nông, đường nga, đại bàng, voi, vượn, chồn, cáo, nai, hươu, hổ, gấu, sư tử.” (Nguyễn Tuân ) à Liệt kê ngẫu nhiên, không theo từng cặp. +“Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loài khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng.” (Thép Mới) à Không tăng tiến, có thể đảo lộn trật tự các bộ phận trong phép liệt kê. VI. TĂNG CẤP 1. KHÁI NIỆM Tăng cấp là một loại liệt kê, sắp xếp theo mức độ tăng tiến. à Gây ấn tượng rất mạnh. 2. PHÂN LOẠI: - Tiệm tiến: Phép tăng cấp tiệm tiến là liệt kê theo hướng tiến dần: từ nhỏ đến lớn, từ yếu đến mạnh... Ví dụ:“Lần này thì mửa được. Trời ơi! Mửa, mửa tháo, mửa ồng ộc, mửa đến cả ruột.” – (Nam Cao) à Mức độ hành động tăng dần. ð Được sử dụng nhiều trong các sử thi, trường ca, truyện cổ tích. - Tiệm thoái: Phép tăng cấp tiệm thoái là liệt kê theo hướng ngược lại với tiệm tiến: lùi dần. Ví dụ: “Cưới nàng anh toan dẫn voi Anh sợ quốc cấm nên voi không bàn Dẫn trâu sợ họ máu hàng Dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân Miễn là có thú bốn chân Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.” – (Ca dao) à Sự giảm dần gây ra tiếng cười. 3. TÁC DỤNG: VII. ĐỘT GIÁNG 1. KHÁI NIỆM - Đột giáng là biện pháp tu từ gây sự chú ý vào một chi tiết nội dung bằng cách xếp đặt từ ngữ, câu văn sao cho khi chuyển sang chi tiết này thì mạch trình bày bị chuyển đổi 1 cách đột ngột. - Gây cảm giác hụt hẫng, từ đó tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích. - Thường sử dụng trong thơ ca châm trào phúng, ít sử dụng trong văn xuôi. 2. VÍ DỤ: “ Kìa hội thăng bình tiếng pháo reo: Bao nhiêu cờ kéo với đèn treo. Bà quan tênh nghếch xem bơi trải, Thằng bé lom khom nghé hát chèo. Cậy sức cây đu nhiều chị nhún, Tham tiền cột mỡ lắm anh leo. Khen ai khéo vẽ trò vui thế, Vui thế bao nhiêu nhục bấy nhiêu!” (Hội Tây – Nguyễn Khuyến ) VIII. PHÉP LẶNG 1. KHÁI NIỆM - Im lặng ( phép lặng ) là biện pháp tu từ sử dụng sự biểu đạt bằng cách bỏ trống (tín hiệu zero). - Người đọc (nghe) nhờ ngữ cảnh, các từ ngữ khác để tự suy ra, tự mình hiểu mà không cần diễn đạt bằng lời. - Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu “...” 2. VÍ DỤ - Diễn tả sự e thẹn, đau khổ, tiếc thương hay uất ức nghẹn ngào không nói ra được. “ Bác Dương...thôi đã...thôi rồi... Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta!” (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến) - Ngoài ra, có thể dùng để châm biếm, đả kích. KẾT LUẬN- Nắm vững các biện pháp tu từ ngữ nghĩa là cơ sở để xây dựng và lĩnh hội văn bản, đánh giá được thái độ và ý định của người nói, người viết qua văn bản, nhất là đánh giá được giá trị thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật. - Do đó, người giáo viên ngữ văn cần phải nhận diện được, sử dụng được, phân tích được nhiều loại phương tiện và biện pháp tu từ. Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Cho em hỏi tí xíu ạ Có một số biện pháp tu từ trong đây ở trường không có dạy như phép lặng, tăng cấp...Mà thi lớp 10 giả sử nêu biện pháp tu từ, em nêu mấy biện pháp đó có được điểm không chị?
xuanle17
Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên 14 Tháng chín 2018 805 1,015 181 25 Thừa Thiên Huế Đh sư phạm huếKyanhdo said: Cho em hỏi tí xíu ạ Có một số biện pháp tu từ trong đây ở trường không có dạy như phép lặng, tăng cấp...Mà thi lớp 10 giả sử nêu biện pháp tu từ, em nêu mấy biện pháp đó có được điểm không chị? Bấm để xem đầy đủ nội dung ...Chào e. Theo chị thấy nếu e đưa ra đáp án đúng, chính xác thì chắc chắc được điểm. Nhưng c cũng lưu ý với e rằng những phép tu từ khác so với chương trình học VD phép Tăng cấp thì e nên nêu tên BPTT giống như trong chương trình là phép liệt kê là đủ để đạt điểm tuyệt đối nha. Bài viết trên là cụ thể hóa những phạm trù cho BPTT ngữ nghĩa. Cám ơn e và chúc e có một năm học thành công nha.
- Diễn đàn
- NGỮ VĂN
- TRUNG HỌC CƠ SỞ & TIỂU HỌC
- Ngữ Văn lớp 9
- Tiếng Việt
- Vui lòng cài đặt tỷ lệ % hiển thị từ 85-90% ở trình duyệt trên máy tính để sử dụng diễn đàn được tốt hơn.
Từ khóa » Trình Bày Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng- Ngữ Nghĩa Tiếng Việt Cho Ví Dụ Cụ Thể
-
Cac Biện Pháp Tu Từ Tiếng Việt, Bài Tập - Tài Liệu Text - 123doc
-
CÁC PHƯƠNG TIỆN TU TỪ TIẾNG VIỆT - StuDocu
-
Ðặc điểm Tu Từ Của Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng-ngữ Nghĩa Tiếng Việt
-
Tiểu Luận Một Số Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng Trong Tiếng Việt, Bài 2
-
Các Biện Pháp Tu Từ Tiếng Việt
-
12 Biện Pháp Tu Từ Trong Tiếng Việt Thường Gặp Nhất - Newshop
-
Các Biện Pháp Tu Từ đã Học, Khái Niệm Và Tác Dụng ...
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Cho Ví Dụ Phân Biệt [2021]
-
Top 26 Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng - Ngữ Nghĩa 2022
-
Các Biện Pháp Tu Từ Từ Vựng Trong Tiếng Việt - Học Ngữ Văn
-
Các Biện Pháp Tu Từ Và Ví Dụ Về Bài Tập Biện Pháp Tu Từ Dễ Hiểu
-
(DOC) CƠ SỞ TIẾNG VIỆT | Hanh Tran
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? Các Biện Pháp Tu Từ? Tác Dụng Là Gì?
-
Biện Pháp Tu Từ Là Gì? - Thư Viện Hỏi Đáp