Các Biểu Hiện Nhiễm Khuẩn Hô Hấp ở Trẻ Dạng Cấp Tính

1. Sơ lược về bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dạng cấp tính ở trẻ

Tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ được đánh giá là một trong số các bệnh lý nảy sinh do virus hoặc vi khuẩn. Sự tấn công của chúng khiến đường hô hấp bị tổn thương dẫn đến viêm cấp tính toàn bộ hoặc một phần của hệ thống này. Điều này cũng đồng nghĩa với việc một số bộ phận như mũi, tai, họng, màng phổi, phổi bị viêm nhiễm. Do đó, biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dạng cấp tính chủ yếu là ho nhưng chỉ kéo dài từ vài ngày, vài tuần và không quá 1 tháng.

biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ

Tổng quan về tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Dựa vào kết quả của một số bài nghiên cứu cho thấy, nhiễm khuẩn hô hấp là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với bệnh nhân nhi. Trong đó, nhóm trẻ từ 5 tuổi trở xuống thường có nguy cơ tử vong do bệnh lý này cao hơn. Ngoài ra, một nguồn dữ liệu thống kế khác cũng cho thấy, nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn hô hấp dạng cấp tính ở trẻ dưới 5 tuổi ước tính khoảng 5 - 8 lần/năm.

Khi trẻ mắc bệnh, phần lớn các trường hợp đều có thể tự khỏi bệnh sau 10 - 15 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chủ quan vì bệnh vẫn có nguy cơ tiến triển nặng nề và gây viêm phổi ở trẻ. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên lưu ý về các thể nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính để nắm rõ được tình trạng sức khỏe của con trẻ. Cụ thể như:

  • Nhiễm khuẩn hô hấp dưới: bao gồm những vấn đề sức khỏe như viêm phổi, viêm tiểu phế quản,… Với những trường hợp trẻ bị viêm phổi, ba mẹ nên chú tâm nhiều hơn về đây là một bệnh lý rất nguy hiểm. Do đó, tốt nhất phụ huynh nên đưa con trẻ đi thăm khám và điều trị sớm để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng hay kể cả tử vong.

  • Nhiễm khuẩn hô hấp trên: bệnh nhân chủ yếu gặp phải một số vấn đề sức khỏe như viêm nhiễm mũi, họng hoặc tai. Tình trạng này thường do virus gây ra nên khả năng tự hồi phục thường cao hơn khi trẻ được chăm sóc tốt.

2. Biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dạng cấp tính

Biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dạng cấp tính thường gặp nhất chính là ho và thời gian ho kéo dài không đến 30 ngày. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác như sốt, nghẹt mũi, đau họng, thở khò khè, sổ mũi,… có thể xuất hiện kèm theo với tình trạng ho. Ngoài ra, ba mẹ có thể nhận biết bệnh sớm khi nhận thấy con trẻ có biểu hiện thở nhanh. Vậy làm thế nào để xác định được trẻ có thở nhanh hay không? Thực tế, ba mẹ chỉ cần đếm số lượng nhịp thở trong thời gian 1 phút khi trẻ nằm yên và không quấy khóc.

Trẻ thường có biểu hiện ho kèm theo sốt và sổ mũi

Trẻ thường có biểu hiện ho kèm theo sốt và sổ mũi

Theo bác sĩ, tùy vào độ tuổi của trẻ mà số lượng nhịp thở cũng có sự chênh lệch. Do đó, phụ huynh có thể nhận biết trẻ thở nhanh nếu:

  • Đối với trẻ dưới 2 tháng tuổi: số lượng nhịp thở đạt được trong một phút từ 60 lần trở lên.

  • Đối với trẻ từ 2 tháng trở lên và dưới 12 tháng tuổi: số lượng nhịp thở đạt được trong một phút từ 50 lần trở lên.

  • Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và dưới 5 tuổi: số lượng nhịp thở đạt được trong một phút từ 40 lần trở lên.

Với những trường hợp tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã chuyển biến gây viêm phổi nặng, trẻ có thể gặp phải tình trạng thở co lõm lồng ngực. Hiện tượng này nảy sinh được lý giải vì một phần dưới lồng ngực bị lõm khi trẻ hít vào. Ngoài ra, cơ thể còn xuất hiện một số dấu hiệu khác có thể cảnh báo tình trạng sức khỏe của trẻ đang bị đe dọa. Chẳng hạn như co giật, thở rít, tím tái, ngủ li bì, không uống được, bú ít hoặc bỏ bú, suy dinh dưỡng trầm trọng.

3. Hướng dẫn chăm sóc trẻ bệnh nhẹ tại nhà

Theo chia sẻ của bác sĩ, với những trường hợp biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dạng cấp tính không có triệu chứng đặc biệt, ba mẹ có thể điều trị bệnh cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, phụ huynh cũng không nên chủ quan với những biểu hiện bệnh thông thường như ho, sốt, sổ mĩ, cảm lạnh, thở bằng miệng. Với những triệu chứng này, phần lớn trẻ có thể tự khỏi sau khoảng 10 - 15 ngày nếu được chăm sóc tốt vì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do virus.

Vậy chăm sóc trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính như thế nào là đúng cách? Để giúp phụ huynh dễ dàng chăm sóc trẻ cũng như giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, sau đây là một số chia sẻ cụ thể của bác sĩ:

Sử dụng nước muối sinh lý 9% vệ sinh mũi - họng

Sử dụng nước muối sinh lý 9% vệ sinh mũi - họng

  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý 9% để vệ sinh các cơ quan như miệng, mũi hằng ngày. Để trẻ không cảm thấy khó chịu, ba mẹ nên sử dụng nước muối này nhỏ vào từng bên mũi nhằm giúp dịch mũi bên trong trở nên loãng hơn. Sau đó, sử dụng dụng cụ hút mũi để vệ sinh mũi cho trẻ.

  • Đối với những trẻ có biểu hiện ho nhiều, ba mẹ nên lựa chọn những loại thuốc điều trị ho được chế xuất từ các loại thảo dược như quất hấp mật ong, hoa hồng bạch,...

  • Mẹ nên tăng cường cho trẻ bú nhiều lần hơn và không nên bú liên tục một hơi dài. Thay vào đó, mẹ nên chủ động cho trẻ nhả vú giữa chừng rồi tiếp tục bú lại. Với những trẻ gặp khó khăn về việc bú sữa, người thân có thể cho trẻ uống sữa bằng thìa.

  • Chủ yếu cho trẻ ăn những loại thức ăn mềm, loãng nhưng vẫn đảm bảo chứa đầy đủ chất dinh dưỡng, điển hình như các loại cháo. Ngoài ra, việc thay đổi món thường xuyên và chia nhỏ thành nhiều bữa ăn cũng giúp kích thích trẻ ăn nhiều và dễ dàng tiêu hóa hơn.

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ

Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C cho trẻ

  • Bổ sung một số loại hoa quả giàu vitamin A, C, sắt và uống nước nhiều hơn vì khi sốt thường làm cơ thể mất nước.

  • Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ và giải nhiệt cho trẻ bằng cách chườm khăn ấm lên các vùng như trán, nách, bẹn.

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, nếu ba mẹ nhận thấy tình trạng của con trẻ không thuyên giảm sau nhiều ngày hoặc có dấu hiệu cảnh báo nặng hơn thì nên đưa trẻ đi thăm khám ở những cơ sở y tế chất lượng. Điển hình như tại Hà Nội, ba mẹ có thể tin tưởng chữa bệnh cho trẻ ở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Vì đây là một trong những bệnh viện có chất lượng khám và điều trị tốt nhất. Đồng thời, cơ sở y tế này cũng được công nhận là Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.

Nhiều phụ huynh lo lắng về các khoản viện phí vì cho rằng chất lượng phục vụ tốt sẽ đi kèm với chi phí điều trị cao. Tuy nhiên, mọi người có thể yên tâm vì bệnh viện có áp dụng khám Bảo hiểm Y tế tại 2 cơ sở Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ. Ngoài ra, bệnh viện còn liên kết gần 40 đơn vị bảo hiểm để bảo lãnh viện phí cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn về các hỗ trợ của bệnh viện, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ hiểu rõ hơn về các biểu hiện nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ dạng cấp tính. Ngoài ra, ba mẹ còn được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tại nhà khi nhận thấy những triệu chứng cảnh báo bệnh thông thường.

Từ khóa » Khuẩn Hô Hấp Cấp Tính