Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Mà Tài Xế Cần Phải Biết
Có thể bạn quan tâm
Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô cũng rất quan trọng cần nắm rõ kiến thức về nó. Điều đó sẽ giúp tài xế tránh gặp những rủi ro khi trên đường.
Bên cạnh việc nắm rõ kiến thức về lái xe thì hiểu biết các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô cũng rất quan trọng. Điều đó sẽ giúp tài xế tránh gặp những rủi ro khi trên đường cũng như tìm được cách khắc phục hiệu quả nhất trên mọi hành trình. Để biết thêm chi tiết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các ký hiệu cảnh báo này qua bài viết dưới đây.
Tại sao lại có các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô
Ô tô cũng như xe gắn máy thường được thiết lập những ký hiệu cảnh báo mà nhà sản xuất muốn truyền đạt lại cho người dùng. Các biểu tượng báo lỗi trên ô tô sẽ được thiết kế một cách nhỏ gọn và đồng nhất với hầu hết tất cả các hãng xe trên thế giới.
Tuy nhiên, tùy vào từng dòng xe mà nhà sản xuất có trang bị đầy đủ các cảnh báo đó hay không. Bởi chỉ có những ký hiệu cảnh báo phù hợp với những loại xe sử dụng công nghệ hiện đại.
Nhưng dù sở hữu dòng xe nào đi chăng nữa thì tài xế cũng nên nắm chắc được các ký hiệu cơ bản trên xe để kịp thời ứng phó khi gặp tình trạng rủi ro trong quá trình lái xe. Đây là điều cơ bản mà nhất định bạn phải biết để có được những cách xử lý tốt nhất khi sử dụng xe.
Xem thêm dịch vụ: Thu mua xe ô tô cũ Sóc Trăng
Các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô
Các biểu tượng báo lỗi trên ô tô thường mang màu đỏ bởi mức độ nghiêm trọng của nó. Các ký hiệu này thường được hiển thị ngay trên màn hình phụ của ô tô.
- Đèn cảnh báo phanh tay: đây là ký hiệu cảnh báo cơ bản đầu tiên trong các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô. Cảnh bảo này có ý nghĩa cho tài xế biết xe hơi vẫn đang trong chế độ phanh tay (phanh tay điện tử hoặc loại phanh tay cơ).
- Đèn cảnh báo nhiệt độ: đây là ký hiệu được thiết lập nhằm cảnh báo cho tài xế biết nhiệt độ của động cơ đang nóng hơn mức tiêu chuẩn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do hệ thống hết nước làm mát, hoặc hệ thống làm mát của động cơ đang có vấn đề. Ngoài ra, nguyên nhân của tình trạng này có thể là do bộ ổn nhiệt hoặc quạt thông gió đang làm việc quá tải, khiến xe tiêu tốn xăng dầu nhiều hơn bình thường.
- Đèn cảnh báo áp suất dầu đang ở mức thấp: đây là ký hiệu cảnh báo người dùng về tình trạng hệ thống bôi trơn của động cơ đang gặp vấn đề trục trặc, cần có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu không sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng trong quá trình vận hành máy.
- Đèn cảnh báo trợ lực lái điện: cảnh báo hệ thống cảm biến của trợ lực đang gặp vấn đề trục trặc và cần phải kiểm tra gấp.
- Đèn cảnh báo túi khí: nhằm cảnh báo cho tài xế túi khí đang xảy ra vấn đề hỏng hóc. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng túi khi không hoạt động nếu ô tô xảy ra va chạm khi đi đường. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, tài xế cần phải đưa xe đi bảo dưỡng và kiểm tra hệ thống túi khí ngay để đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng phương tiện.
- Đèn cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện: mang ý nghĩa phương tiện đang gặp sự cố trong hệ thống ắc quy hoặc hệ thống máy phát. Khi gặp phải trường hợp này, tài xế cần phải cho xe đi kiểm tra ngay lập tức. Nếu để lâu, xe sẽ không khởi động được máy.
- Đèn báo khoá vô lăng: hệ thống trợ lực của vô lăng đang gặp trục trặc. Đây là nguyên nhân dẫn đến đến tình trạng vô lăng bị khoá giống với lúc tắt máy xe.
- Đèn báo bật công tắc khoá điện: cảnh báo tài xế đang trong quá trình bật công tắc khoá điện.
- Đèn báo chưa thắt dây an toàn: cảnh báo người dùng cần phải thắt dây an toàn ngay lập tức. Hiện nay, một số dòng sẽ chỉ kích hoạt túi khí khi hệ thống dây an toàn đã được thắt. Người dùng nên lưu ý vấn đề này để đảm bảo an toàn cho mình cũng như những người trên xe.
- Đèn báo cửa xe mở: nhằm cảnh báo cho tài xế cửa ra vào của xe chưa được đóng chặt. Tài xế cần kiểm tra ngay để đảm bảo cho những người trong xe cũng như những người đi đường.
- Đèn báo nắp cốp đang mở: cảnh báo nắp cốp ô tô vẫn chưa được đóng chặt. Để đảm bảo cho quá chỉnh hoạt động của xe, tài xế nên đóng chặt nắp cốp trước khi lăn bánh.
- Đèn báo nắp capo đang mở: cảnh báo nắp capo của ô tô vẫn chưa được đóng chặt. Để đảm bảo cho quá chỉnh hoạt động của xe, tài xế nên đóng chặt nắp capo trước khi lăn bánh.
Trên đây, sieuthiotoonline đã cung cấp đầy đủ thông tin cho các bạn về các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô mà tài xế cần phải biết. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ các bạn.
Từ khóa » Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Tài
-
Tổng Hợp Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe Ô Tô - Kata Vina
-
Các Biểu Tượng đèn Báo Lỗi Trên Xe ô Tô: Ý Nghĩa 64 Ký Hiệu
-
Đèn Báo Lỗi ô Tô Và ý Nghĩa ý Nghĩa Các đèn Báo Trên Bảng Taplo
-
Tất Tần Tật Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Thường Gặp - Xe Toyota
-
Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô: Không Biết Xin đừng Cầm Lái
-
64 Ký Hiệu Cảnh Báo Trên Ô Tô Phổ Biến Mà Tài Xế Cần Phải Biết ...
-
Ý Nghĩa Các Ký Hiệu & đèn Cảnh Báo Trên Bảng Tablo ô Tô Hay Bảng ...
-
Ý Nghĩa Các đèn Cảnh Báo Trên Bảng Táp Lô
-
Những Biểu Tượng Báo Lỗi Trên ô Tô Có ý Nghĩa? | Baohiemotogiare
-
Ý Nghĩa Các Đèn Cảnh Báo Trên Xe Ô Tô - Daotaolaixehd
-
Tổng Hợp Các Biểu Tượng Ký Hiệu đèn Báo Lỗi Trên Xe ô Tô
-
Khám Phá Các Ký Hiệu đèn Báo Lỗi Xe ô Tô Trên Taplo
-
Ý Nghĩa đèn Cảnh Báo Trên Xe ô Tô, Các Tài Xế Nên Nắm Rõ - XeÔTô 24