Ý Nghĩa đèn Cảnh Báo Trên Xe ô Tô, Các Tài Xế Nên Nắm Rõ - XeÔTô 24
Có thể bạn quan tâm
Không quá ngạc nhiên, khi cánh lái xe thường không thông thuộc được hết những biểu tượng đèn cảnh báo trên xe ô tô. Khi mà có tới 64 ký hiệu cảnh báo khác nhau cùng với đó vị trí và ký hiệu trên xe của các hãng không có sự đồng nhất. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta chủ quan và bỏ qua những cảnh báo này. Cùng Honda Mỹ Đình tìm hiểu ý nghĩa một số đèn cảnh báo có trên ô tô ở bài viết dưới đây nhé!
Nội Dung
- 8 loại đèn báo lỗi trên ô tô cánh lái xe nên nắm rõ:
- Tổng hợp 64 loại đèn cảnh báo và ý nghĩa các đèn các báo hiệu trên xe oto:
8 loại đèn báo lỗi trên ô tô cánh lái xe nên nắm rõ:
Bên cạnh việc nắm vững kỹ thuật lái, lái xe còn phải hiểu rõ các biểu tượng báo lỗi trên xe ô tô để đảm bảo chiếc xe hoạt động tốt nhất.
1. Cảnh báo phanh tay:
Nguyên nhân có cảnh báo này đó là: do bạn chưa nhả hết phanh tay.
Cách xử lý lúc này đó là: Hãy bấm nút ở cần phanh tay và hạ hết đến khi biểu tượng này tắt. Nhiều xe hiện nay phanh tay chuyển xuống dưới vị trí chân côn bên trái, tài xế đạp một lần nữa để giải phóng phanh.
2. Cảnh báo nhiệt độ động cơ:
Nguyên nhân chính xe báo lỗi này là: Động cơ quá nóng so với mức an toàn. Khi động cơ quá nóng, các chi tiết giãn nở quá mức khiến chúng bị kẹt hoặc gãy vỡ như cào xước piston, mòn xu-páp, thổi gioăng quy-lát, hoặc biến dạng xi-lanh.
Đề khắc phục: Bạn lập tức đưa xe vào lề đường, tắt máy và kiểm tra hệ thống làm mát. Bạn có thể thấy nước rỉ ra ngoài từ khe hở ở két nước, ống nóng. Cần chú ý tới mức nước trong bình nước phụ. Tuyệt đối không mở nắp két nước hoặc bình nước phụ khi động cơ còn nóng bởi nước có thể trào ra ngoài gây bỏng. Nếu có nước làm mát hãy châm đầy bình, nếu không gọi cứu hộ. Không sử dụng nước tự nhiên.
3. Cảnh báo hệ thống phanh có vấn đề:
Gặp cảnh báo này bạn hãy cẩn thận. Chữ BRAKE hiện lên không đơn thuần là bạn chưa hạ hết phanh tay hay hệ thống chống bó cứng phanh trục trặc, mà đây là biểu hiện cho biết trên cả hệ thống phanh đang có vấn đề. Đó có thể là má phanh mòn, dầu phanh thiếu, đường dẫn rò rỉ, cảm biến không đọc…
Khi phát hiện đèn này sáng, tài xế lập tức thử đạp phanh ở mức độ vừa phải để kiểm tra tình trạng hoạt động. Nếu phanh không hoạt động tốt, lập tức táp vào lề vào gọi cứu hộ, không cố chạy tiếp. Nếu phanh vẫn hoạt động bình thường, đưa xe tới ngay xưởng dịch vụ để kiểm tra và sửa chữa.
4. Cảnh báo lỗi động cơ:
Trường hợp xe của bạn gặp vấn đề ở động cơ. Xe báo rằng một cảm biến nào đó trong động cơ phát hiện những dấu hiệu sai lệch so với tiêu chuẩn.
Đèn này sáng chưa hẳn ảnh hưởng đến vận hành ngay lập tức nhưng cảnh báo tài xế đưa xe đi kiểm tra càng sớm càng tốt, nếu không có thể gặp vấn đề nặng nề hơn theo thời gian.
5. Áp suất dầu ở mức thấp:
Áp suất dầu bôi trơn trong động cơ thấp, không đảm bảo để động cơ hoạt động an toàn.
Việc cố tình lái xe trong tình trạng như vậy có thể làm hỏng động cơ hỏng nặng vì các bề mặt kim loại có chuyển động tương đối bị cào xước.
Áp suất thấp có thể vì thiếu dầu, dầu quá loãng, các ổ trục đã mòn không duy trì được áp suất hệ thống hoặc thiết bị đo áp suất dầu đã hỏng.
Xem thêm: Cách chống say xe
6. Cảnh báo ắc – quy:
Ắc-quy yếu có thể do nhiều nguyên nhân như đai kéo máy phát bị trượt hoặc đứt, lỗi máy phát điện, dây dẫn bị ăn mòn, đứt, quá nhiều hệ thống dùng điện nhưng không được sạc lại khi xe chạy hay thậm chí môi trường cũng có thể khiến ắc-quy tiêu điện.
Ắc-quy yếu có thể khiến xe không thể khởi động, vì thế hãy xử lý ngay khi thấy biểu tượng này sáng. Cách tốt nhất là chạy tới một gara gần nhất để được kiểm tra, nạp điện hoặc thay ắc-quy khi cần thiết.
7. Báo lỗi túi khí:
Túi khí sinh ra là để giảm thiểu thương vong cho người ngồi bên trong ô tô. Do đó, bạn chắc chắn sẽ không muốn túi khí của mình bị lỗi.
Khi nhìn thấy đèn báo này bật sáng trên bảng đồng hồ, bạn cần hiểu rằng túi khí của xe gặp trục t rặc. Đừng đợi cho đến khi gặp tai nạn để xem túi khí còn hoạt động hay không. Thay vào đó, hãy nhanh chóng mang xe đến gara để thợ kiểm tra túi khí.
8. Cảnh báo nước làm mát:
Nước làm mát đóng vai trò quan trọng đối với ô tô, nhất là vào mùa hè. Đúng như tên gọi, tác dụng của loại nước này chính là làm mát động cơ xe. Nếu không có đủ nước làm mát trong hệ thống, động cơ xe sẽ bị quá nóng và ngừng chạy.
Tổng hợp 64 loại đèn cảnh báo và ý nghĩa các đèn các báo hiệu trên xe oto:
Hãng cứu hộ của Anh, Britannia đã tổng hợp 64 ký hiệu đèn cảnh báo các báo hiệu trên xe oto phổ biến nhất trên bảng táp lô của các hãng xe hơi. Mỗi loại đèn báo trên xe ô tô đều có ý nghĩa và chức năng riêng. Một số loại đèn có thể báo hiệu sự cố nghiêm trọng.
Việc hiểu hết được ý nghĩa, tính năng của những loại đèn báo trên xe ô tô sẽ giúp ích cho người lái rất nhiều khi chẳng may xe của bạn gặp sự cố. Và đây cũng được coi là một loại tín hiệu cảnh báo giúp bạn biết được vấn đề mà xe đang gặp phải và nhanh chóng tìm ra giải pháp ứng phó thích hợp.
Dưới đây là các đèn cảnh báo trên xe ô tô thường gặp nhất:
STT | Tên Đèn Cảnh Báo | Ý nghĩa đèn cảnh báo | Hình ảnh |
1 | Đèn cảnh báo phanh tay | Ý nghĩa: Có thể cần phanh tay đang kéo lên trong khi Bạn đạp ga. Xử lý: Kiểm tra ngay tình trạng phanh tay. | |
2 | Đèn cảnh báo nhiệt độ | Ý nghĩa: Nhiệt độ động cơ cao hơn mức tiêu chuẩn (động cơ nóng quá mức). Có thể do các nguyên nhân:
Xử lý: Dừng xe ngay lập tức, kiểm tra nước làm mát và châm thêm nếu két nước làm mát còn ít hoặc đã cạn. Sau đó để xe ở trạng thái không nổ máy một thời gian (ít nhất 30 phút), mở máy kiểm tra lại xem đèn cảnh báo nhiệt độ còn sáng không:
| |
3 | Đèn cảnh báo áp suất dầu ở mức thấp | Ý nghĩa: – Áp suất dầu trong động cơ có thể quá thấp (thiếu dầu). – Bơm dầu có thể bị hỏng hoặc đường vào bị tắc. – Dầu nhớt đang sử dụng có thể có độ nhớt sai so với khuyến cáo của hãng xe. Xử lý: Lập tức dừng xe, iểm tra dầu nhớt đang sử dụng, yêu cầu hãng xe trợ giúp, mang xe đi kiểm tra. Tốt nhất nên gọi cứu hộ. Tình trạng thiếu dầu có thể khiến động cơ bị bó, các chi tiết trong động cơ không được bôi trơn/làm mát sẽ gây hỏng động cơ. | |
4 | Đèn cảnh báo trợ lực lái điện | Ý nghĩa: – Cảm biến (sensor) trợ lực có thể bị lỗi hoặc hỏng. – Hệ thống trợ lực lái điện EPS có thể bị trục trặc. Xử lý: – Có thể căn chỉnh lại cảm biến trợ lực bằng máy chuyên dụng hoặc thay cảm biến (hoặc cả cụm cảm biến) tùy thuộc tình trạng. – Mang xe đi kiểm tra, đặc biệt khi tay lái bị lệch và khó điều khiển (cảm giác nặng khi bẻ lái). | |
5 | Đèn cảnh báo túi khí | Ý nghĩa: Hệ thống túi khí bị trục trặc hoặc một hay nhiều túi khi bị vô hiệu hóa bằng tay. Xử lý: Mang xe đi kiểm tra ở một trung tâm dịch vụ có giấy chứng nhận. | |
6 | Cảnh báo lỗi Ac-quy, máy giao điện | Ý nghĩa: Ắc quy chưa được sạc hoặc sạc không đúng cách. Tín hiệu này thường xuất hiện khi động cơ đang tắt. Xử lý: Kiểm tra và sạc lại ắc quy đúng cách. | |
7 | Đèn báo khóa vô lăng | Ý nghĩa: Vô lăng bị khóa. Xử lý: Kiểm tra khóa vô lăng. | |
8 | Đèn báo bật công tắc khóa điện | Ý nghĩa: Khóa điện đang ở trạng thái “khóa”. Xử lý: Mở (bật) công tắc khóa điện. | |
9 | Đèn báo chưa thắt dây an toàn | Ý nghĩa: Một hoặc nhiều dây an toàn (seatbell) chưa được thắt lại. Xử lý: Kiểm tra và thắt dây an toàn ở các ghế ngồi. | |
10 | Đèn báo cửa xe mở | Ý nghĩa: Một hoặc nhiều cửa xe chưa được đóng kín đúng cách. Xử lý: Kiểm tra và đóng kín tất cả cửa xe. | |
11 | Đèn báo nắp capo mở | Ý nghĩa: Nắp ca-pô chưa được đóng kín đúng cách. Xử lý: Kiểm tra và đóng kín nắp ca-pô. | |
12 | Đèn báo cốp xe mở | Ý nghĩa: Cốp sau xe chưa được đóng kín đúng cách. Xử lý: Kiểm tra và đóng kín cốp xe. | |
13 | Đèn cảnh báo động cơ khí thải | Ý nghĩa: Động cơ gặp trục trặc khiến lượng khí thải cao hơn mức tiêu chuẩn. Điều này có thể do: – Động cơ bị hỏng. – Một cảm biến nào đó của động cơ bị lỗi hoặc bị hỏng. Xử lý: Đưa xe đi kiểm tra. | |
14 | Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel | Ý nghĩa: Bộ lọc hạt diesel hoạt động không tốt khiến lượng khí thải cao hơn tiêu chuẩn. Xử lý: Đưa xe đi kiểm tra. | |
15 | Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động | Ý nghĩa: Cần gạt tự động cho kính chắn gió có thể bị lỗi. Xử lý: Kiểm tra tình trạng cần gạt. | |
16 | Đèn báo sấy nóng bugi / dầu diesel | Ý nghĩa: Bugi đang sấy nóng dầu giúp xe dễ khởi động, đặc biệt trong điều kiện thời tiết lạnh. Xử lý: Đợi cho đến khi đèn hết sáng mới khởi động xe. Nếu đèn sáng quá lâu thì có thể do trời quá lạnh hoặc bugi bị lỗi. | |
17 | Đèn cảnh báo phanh chống bó cứng | Ý nghĩa: Các cảm biến ở bánh xe phát hiện Hệ thống chống bó cứng phanh (ABS – Anti-Lock Brake System) không hoạt động tốt, một số nguyên nhân khác: – Một trong các cảm biến ABS quá bẩn hoặc bị hỏng. – Xe bị sa lầy trong bùn, tuyết hoặc bánh xe xoay tít một chỗ. – Người lái xe thực hiện một pha “đốt lốp” và dừng xe đủ nhanh để “đánh lừa” hệ thống ABS. Xử lý: Nên mang xe đi kiểm tra. | |
18 | Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử | Ý nghĩa: Hệ thống cân bằng thân xe đang hoạt động. Khi đường trơn trượt, hệ thống này giúp xe cân bằng (chống bị trượt), tăng độ bám đường khi phải đánh lái nhiều. Xử lý: Đa số xe có nút tắt hệ thống cân bằng điện tử (dành cho các tài xe không thích chức năng này hoặc những người thích “drift”). Đối với người lái xe thông thường, không nên tắt đèn này. | |
19 | Đèn cảnh báo hệ thống chống trượt đang tắt | Ý nghĩa: Hệ thống chống trượt bị vô hiệu hóa, có thể gây nguy hiểm khi lái xe trên đường trơn trượt. Xử lý: Mở hệ thống chống trượt để lái xe an toàn hơn. | |
20 | Đèn báo áp suất lốp ở mức thấp | Ý nghĩa: Một hoặc nhiều lốp xe đang bị thiếu hơi. Xử lý: Kiểm tra các lốp xe và bơm hơi đúng tiêu chuẩn. | |
21 | Đèn báo cảm ứng mưa | Ý nghĩa: Cảm ứng mưa có thể bị lỗi. Xử lý: Đưa xe đi kiểm tra nếu cần thiết. | |
22 | Đèn cảnh báo má phanh | Ý nghĩa: Má phanh của một hoặc một số bánh xe bị mòn quá chuẩn. Xử lý: Đưa xe đi kiểm tra để thay má phanh, đảm bảo an toàn. | |
23 | Đèn báo tan băng cửa sổ sau | Ý nghĩa: Ở các nước lạnh, đèn này báo rằng cần làm tăng ban ở cửa sổ sau xe. Xử lý: Làm tan băng để đảm bảo lái xe an toàn. | |
24 | Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động | Ý nghĩa: Hộp số tự động đang gặp lỗi. Xử lý: Không nên lái xe khi đèn này báo sáng để đảm bảo an toàn. Nên gọi cứu hộ đưa xe đi kiểm tra ngay. | |
25 | Đèn cảnh báo lỗi hệ thống treo | Ý nghĩa: Hệ thống treo của xe đang gặp trục trặc. Xử lý: Nên mang xe đi kiểm tra. | |
26 | Đèn báo giảm xóc | Ý nghĩa: Hệ thống giảm xóc có thể gặp lỗi hoặc xe đang chở quá tải. Xử lý: Kiểm tra tải trọng của xe, mang xe đi kiểm tra nếu chở không quá tải trọng mà đèn vẫn sáng. | |
27 | Đèn cảnh báo cánh gió sau | Ý nghĩa: Cánh gió sau có thể ở vị trí không đúng tiêu chuẩn, có thể làm mất cân bằng hoặc giảm tốc độ xe. Xử lý: Kiểm tra và điều chỉnh vị trí cánh gió sau. Mang xe đi kiểm tra nếu không thể tự điều chỉnh được. | |
28 | Báo lỗi đèn ngoại thất | Ý nghĩa: Một hoặc một số đèn ở ngoài thân xe đang bị lỗi. Xử lý: Kiểm tra các đèn ngoài thân xe. | |
29 | Cảnh báo đèn phanh | Ý nghĩa: Đèn phanh xe bị lỗi (không sáng khi đạp phanh). Xử lý: Kiểm tra và sửa chữa/thay thế ngay để đảm bảo an toàn. | |
30 | Đèn báo cảm ứng mưa và ánh sáng | Ý nghĩa: Đèn cảm ứng mưa và ánh sáng có thể bị lỗi. Xử lý: Mang xe đi kiểm tra nếu đèn này không tắt sau thời gian dài. | |
31 | Báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha | Ý nghĩa: Đèn pha đang bật, điều chỉnh khoảng sáng phù hợp để tránh làm chói mắt xe ngược chiều. Xử lý: Điều chỉnh khoảng sáng phù hợp với điều kiện lái xe. | |
32 | Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng | Ý nghĩa: Hệ thống tự động điều khiển chùm sáng hoạt động không tốt. Xử lý: Kiểm tra và sửa chữa/thay thế. | |
33 | Báo lỗi đèn móc kéo | Ý nghĩa: Đèn móc kéo bị lỗi. Xử lý: Kiểm tra và sửa chữa/thay thế | |
34 | Đèn cảnh báo mui của xe mui trần | Ý nghĩa: Mui xe ở vị trí không đúng tiêu chuẩn. Xử lý: Kiểm tra và điều chỉnh vị trí mui xe. Mang xe đi kiểm tra nếu không thể tự điều chỉnh. | |
35 | Báo chìa khóa không nằm trong ổ | Ý nghĩa: Không có chìa khóa trong ổ khóa xe. Xử lý: Kiểm tra và gắn chìa khóa vào ổ. | |
36 | Đèn cảnh báo chuyển làn đường | Ý nghĩa: Có thể xe đang chạy không đúng làn đường, chệch làn, có thể nguy hiểm. Xử lý: Kiểm tra và điều khiển xe đi đúng làn đường để đảm bảo an toàn. | |
37 | Đèn báo nhấn chân côn | Ý nghĩa: Người lái xe đạp chân côn chưa đúng cách, bị dính chân côn hoặc chân côn chưa sát. Xử lý: Thả chân côn và đạp lại. | |
38 | Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp | Ý nghĩa: Thiếu nước rửa kính. Xử lý: Châm thêm nước rửa kính để đảm bảo an toàn khi lái xe. | |
39 | Đèn sương mù sau | Ý nghĩa: Đèn sương mù phía sau xe đang mở. Xử lý: Tắt nếu trời không có sương mù. | |
40 | Đèn sương mù trước | Ý nghĩa: Đèn sương mù phía trước xe đang mở. Xử lý: Tắt nếu trời không có sương mù. | |
41 | Đèn báo bật hệ thống điều khiển hành trình | Ý nghĩa: Hệ thống điều khiển hành trình đang mở. Xử lý: Tắt hệ thống điều khiển hành trình nếu cần thiết. | |
42 | Đèn báo nhấn chân phanh | Đèn báo nhấn chân phanh | |
43 | Báo sắp hết nhiên liệu | Ý nghĩa: Xăng hoặc dầu sắp hết. Xử lý: Tìm ngay cây xăng gần nhất để tiếp thêm nhiên liệu. | |
44 | Đèn cảnh báo nguy hiểm | Ý nghĩa: Đèn cảnh báo nguy hiểm đang bật. Xử lý: Bật đèn này để thông báo cho mọi người nên tránh đi gần xe. | |
45 | Đèn báo chế độ lái mùa đông | Ý nghĩa: Xe đang ở trong chế độ lái mua đông (đường có băng tuyết và trơn trượt). Xử lý: Nên sử dụng chế độ này khi lái xe vào mùa đông hoặc điều kiện thời tiết lạnh. | |
46 | Đèn báo thông tin | Ý nghĩa: Xe thông báo thông tin bằng tín hiệu hoặc hiển thị trên bảng điện tử. Xử lý: Kiểm tra thông tin trên bảng điện tử. | |
47 | Đèn báo trời sương giá | Ý nghĩa: Cảm biến thời tiết của xe phát hiện thời tiết bên ngoài đang có sương giá. Xử lý: Nên quan sát kỹ và hạn chế tốc độ để lái xe an toàn. | |
48 | Báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin | Ý nghĩa: Khóa điều khiển từ xa sắp hết pin. Xử lý: Kiểm tra và sạc lại khóa. | |
49 | Đèn cảnh báo khoảng cách | Ý nghĩa: Khoảng cách của xe so với xe khác đang quá gần, có thể nguy hiểm. Xử lý: Điều khiển xe đảm bảo khoảng cách an toàn nhất. | |
50 | Đèn cảnh báo bật đèn pha | Ý nghĩa: Đèn pha đang bật, điều này có thể gây mất tầm nhìn của xe ngược chiều hoặc vi phạm luật giao thông nếu đang đi trong đô thị/khu vực dân cư. Xử lý: Điều chỉnh khoảng sáng của đèn pha hoặc tắt đèn pha nếu không cần thiết. | |
51 | Đèn báo thông tin đèn xi nhan | Đèn báo thông tin đèn xi nhan | |
52 | Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác | Ý nghĩa: Bộ chuyển đối xúc tác gặp trực trặc, nguyên nhân thường gặp nhất là do hệ thống đánh lửa bị yếu khiến nhiên liệu không được đốt cháy hết. (Bộ chuyển đổi xúc tác có hình dạng giống như ống pô, bên trong chứa các kim loại quý – chất xúc tác cho phản ứng hóa học đốt cháy xăng dư và CO thành hơi nước và CO2 ít độc hại cho môi trường.) Xử lý: Mang xe đi kiểm tra. | |
53 | Đèn báo phanh đỗ xe | Ý nghĩa: Phanh tay đang được kéo lên. Xử lý: Hạ phanh tay xuống trước khi muốn xe chạy. | |
54 | Đèn báo hỗ trợ đỗ xe | Đèn báo hỗ trợ đỗ xe | |
55 | Đèn báo xe cần bảo dưỡng | Ý nghĩa: Xe cần được bảo dưỡng: thay dầu, các bộ lọc theo định kỳ,… Xử lý: Mang xe đi kiểm tra và tiến hành bảo dưỡng cần thiết. | |
56 | Đèn báo nước vô bộ lọc nhiên liệu | Ý nghĩa: Có nước trong bộ lọc nhiên liệu. Xử lý: Để một thời gian cho nước tự bay hơi (nếu ít). Nếu nước nhiều cần mang xe đi kiểm tra. | |
57 | Đèn báo tắt hệ thống túi khí | Đèn báo tắt hệ thống túi khí | |
58 | Đèn báo lỗi xe | Ý nghĩa: Một hoặc một số bộ phận của xe có thể gặp sự cố. Xử lý: Mang xe đi kiểm tra. | |
59 | Đèn báo bật đèn cos | Ý nghĩa: Đèn chiếu gần đang mở. Xử lý: Tắt nếu quên không tắt đèn này. | |
60 | Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn | Ý nghĩa: Lọc gió bị bám nhiều bụi bẩn. Xử lý: Kiểm tra và vệ sinh lọc gió. | |
61 | Đèn báo lái chế độ tiết kiệm nhiên liệu | Ý nghĩa: Xe đang ở trong chế độ lái tiết kiệm nhiện liệu. Xử lý: Tắt chế độ này nếu không cần thiết. | |
62 | Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo | Ý nghĩa: Hệ thống hỗ trợ đổ đèo đang được bật. Xử lý: Tắt chế độ này khi đã hoàn thành đổ đèo. | |
63 | Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu | Ý nghĩa: Có thể có nước hoặc cặn bẩn trong bộ lọc nhiên liệu. Xử lý: Mang xe đi kiểm tra. | |
64 | Đèn báo giới hạn tốc độ | Ý nghĩa: Có thể xe đang chạy quá tốc độ giới hạn. Xử lý: Điều khiển xe đúng tốc độ giới hạn. |
Với những thông tin chi tiết về mỗi loại đèn báo trên, các tài xế nên trau dồi kiến thức để khi có những cảnh báo trên xe ô tô để biết cách xử lý thích hợp. Chúc cho các bạn luôn xử lý tốt và lái xe an toàn!!!
Xem thêm: Cách tẩy sạch sơn xịt trên ô tô
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Từ khóa » Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Tài
-
Tổng Hợp Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe Ô Tô - Kata Vina
-
Các Biểu Tượng đèn Báo Lỗi Trên Xe ô Tô: Ý Nghĩa 64 Ký Hiệu
-
Đèn Báo Lỗi ô Tô Và ý Nghĩa ý Nghĩa Các đèn Báo Trên Bảng Taplo
-
Tất Tần Tật Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Thường Gặp - Xe Toyota
-
Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô: Không Biết Xin đừng Cầm Lái
-
64 Ký Hiệu Cảnh Báo Trên Ô Tô Phổ Biến Mà Tài Xế Cần Phải Biết ...
-
Ý Nghĩa Các Ký Hiệu & đèn Cảnh Báo Trên Bảng Tablo ô Tô Hay Bảng ...
-
Ý Nghĩa Các đèn Cảnh Báo Trên Bảng Táp Lô
-
Những Biểu Tượng Báo Lỗi Trên ô Tô Có ý Nghĩa? | Baohiemotogiare
-
Ý Nghĩa Các Đèn Cảnh Báo Trên Xe Ô Tô - Daotaolaixehd
-
Tổng Hợp Các Biểu Tượng Ký Hiệu đèn Báo Lỗi Trên Xe ô Tô
-
Khám Phá Các Ký Hiệu đèn Báo Lỗi Xe ô Tô Trên Taplo
-
Các Biểu Tượng Báo Lỗi Trên Xe ô Tô Mà Tài Xế Cần Phải Biết