CÁC BỘ MÔN CHUYÊN MÔN THUỘC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CÁC BỘ MÔN CHUYÊN MÔN THUỘC KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

1. BỘ MÔN TRIẾT HỌC

Bộ môn Triết học thuộc Khoa Lý luận chính trị hiện nay tiền thân là tổ Triết học thuộc Bộ môn Mác - Lênin, Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, được thành lập từ năm 1979, có nhiệm vụ truyền bá tri thức triết học cho sinh viên luật, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội. Là môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật với thời lượng 3 tín chỉ (tương đương 45 tiết), Triết học Mác - Lênin là bộ môn khoa hoc trang bị cho sinh viên thế giới quan và phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin; giúp cho sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức đã học để giải thích và bình luận các sự kiện, hiện tượng mang tính phổ quát diễn ra trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, khả năng vận dụng các kiến thức đã học để hiểu, giải thích và bình luận được các vấn đề chính trị, xã hội trong nước và quốc tế; giúp cho sinh viên hình thành kĩ năng tư duy logic, khoa học, phát triển các kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề khoa học, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu các môn khoa học pháp lí; giúp sinh viên hình thành và phát triển các kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng lập luận, thuyết trình... Từ đó, giúp cho sinh viên ý thức bảo vệ, phổ biến học thuyết của Mác, Ăngghen, Lênin và đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch chống chủ nghĩa Mác - Lênin; đồng thời, giúp sinh viên có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao bản lĩnh chính trị, tính chủ động cho sinh viên, củng cố cố niềm tin vào con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Bộ môn Triết học thuộc Khoa Lý luận chính trị hiện nay có 07 giảng viên, trong đó có 05 tiến sĩ, 02 Thạc sỹ . Bao gồm 01 Giảng viên cao cấp, 04 giảng viên chính, 02 giảng viên, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cho sinh viên, học viên các hệ đào tạo sau đại học và đại học, Luôn thực hiện tốt và két quả cao trong nghiên cứu khoa học.

Ngoài giảng dạy môn học Triết học Mác - Lênin, Bộ môn Triết học Mác - Lênin còn đảm nhiệm công tác giảng dạy hai môn học gồm môn Lôgíc học và môn Đại cương Văn hóa Việt Nam.

Môn học Lôgíc học là môn học tự chọn thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong chương trình đào tạo cử nhân luật với thời lượng 2 tín chỉ (tương đương 30 tiết). Lôgíc học là bộ môn khoa hoc trang bị cho sinh viên phương pháp tư duy, phương pháp nhận thức, phương pháp tiếp cận vấn đề. nghiên cứu rõ ràng, rành mạch, hệ thống với kết cấu lôgíc chặt chẽ, giúp sinh viên có phương pháp tư duy lôgíc để khái quát hoá, hệ thống hoá những vấn đề nghiên cứu; hình thành kĩ năng lập luận, kĩ năng thuyết trình trước đám đông...

Môn học Đại cương văn hoá Việt Nam được được đưa vào chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội từ năm 2003, từ tháng 10/2019 được quản lý bởi Bộ môn Triết học Mác - Lênin. Là môn học tự chọn thuộc khối kiến thức cơ sở ngành trong chương trình đào tạo cử nhân luật với thời lượng 2 tín chỉ (tương đương 30 tiết), môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hoá học nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng; giúp sinh viên hiểu được các yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam (tôn giáo, tín ngưỡng, triết lí, giao tiếp ngôn từ, nghệ thuật, lễ hội, văn hoá nhân cách của người Việt, văn hoá làng xã, văn hoá đô thị, văn hoá nhà nước - dân tộc...); hiểu được tiến trình hình thành và phát triển của văn hoá Việt Nam qua quá trình tương tác của văn hoá Việt nam với văn hoá khu vực và quốc tế, ttrong bối cảnh toàn cầu hoá, những thời cơ và thách thức của văn hoá Việt Nam trong việc tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại và giữ gìn, làm giàu bản sắc văn hoá dân tộc.

2. BỘ MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Bộ môn Kinh tế chính trị thuộc Khoa Lý luận chính trị hiện nay tiền thân là tổ Kinh tế chính trị thuộc Bộ môn Mác - Lênin, được thành lập từ năm 1979 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Pháp lý Hà Nội, có nhiệm vụ truyền bá tri thức khoa học kinh tế chính trị cho sinh viên luật, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Bộ môn Kinh tế chính trị thuộc Khoa Lý luận chính trị hiện nay có 02 giảng viên, bao gồm 02 thạc sĩ, trong đó 01 giảng viên chính và 01 giảng viên, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của Nhà trường.

Là môn học thuộc khối kiến thức bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân luật với thời lượng 02 tín chỉ (tương đương 30 tiết), Kinh tế chính trị học Mác - Lênin là bộ môn khoa học được bắt nguồn từ sự kế thừa những kết quả khoa học của kinh tế chính trị nhân loại, do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập, được Lênin và các đảng cộng sản , công nhân quốc tế bổ sung phát triển cho đến ngày nay. Môn khoa học kinh tế chính trị Mác - Lênin nghiên cứu các quan hệ xã hội giữa con người với con người trong sản xuất và trao đổi trong một phương thức sản xuất xã hội gắn với lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của phương thức sản xuất xã hội đó. Môn học cung cấp cho người học hệ thống các tri thức lý luận về các phạm trù kinh tế, các quy luật kinh tế, từ đó có thể vận dụng vào thực tiễn trong việc đánh giá các vấn đề kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, cao hơn nữa là ban hành các chính sách kinh tế, xây dựng các qui phạm pháp luật đặc biệt là pháp luật kinh tế phục vụ cho phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

3. BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Khoa Lý luận chính trị hiện nay tiền thân là tổ Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Bộ môn Mác - Lênin, được thành lập ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Pháp lý Hà Nội (năm 1979), có nhiệm vụ truyền bá tri thức khoa học, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa cho sinh viên luật, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học thuộc Khoa Lý luận chính trị hiện nay có 02 giảng viên, trong đó 02 thạc sĩ là giảng viên, luôn thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của Nhà trường.

Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học có nhiệm vụ giảng dạy học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học, trang bị những tri thức chính trị - xã hội và phương pháp luận khoa học của Chủ nghĩa xã hội khoa học, giúp người học có căn cứ nhận thức, niềm tin khoa học để luôn cảnh giác, phân tích đúng và đấu tranh chống lại những nhận thức và hành vi sai lệch chống chủ nghĩa xã hội, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta, đi ngược lại lợi ích của nhân dân, dân tộc và nhân loại tiến bộ. Sự thống nhất giữa tri thức, phương pháp luận, niềm tin khoa học trở thành động lực tinh thần hướng người học đến hoạt động thực tiễn một cách chủ động, tự giác, sáng tạo và cách mạng.

4. BỌ MÔN ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bộ môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập năm 2008, tiền thân là Bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Trải qua quá trình hình thành và phát triển, hiện nay Bộ môn có 04 giảng viên. Bao gồm: 02 tiến sĩ, 02 Thạc sỹ. Trong đó 01 giảng viên chính, 03 giảng viên.

Môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam là một hệ thống lý luận về chiến lược và sách lược cách mạng, về những chủ trương, chính sách lớn của Đảng; về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của cách mạng Việt Nam từ khi Đảng ra đời cho đến nay. Môn học là sự vận dụng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam.

Môn học có nhiệm vụ cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về quá trình vận động thành lập Đảng, về đường lối đấu tranh giành Chính quyền cách mạng, đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Môn học cũng cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về đường lối lãnh đạo cách mạng của Đảng trong thời kỳ đổi mới như đường lối công nghiệp hoá, đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đường lối xây dựng hệ thống chính trị, đường lối xây dựng và phát triển văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội, đường lối đối ngoại. Từ đó, tạo dựng cho sinh viên niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng; giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước.

5. BỘ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc Khoa Lý luận chính trị được thành lập năm 2003, đảm nhiệm hoạt động giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh cho sinh viên theo học văn bằng đại học thứ nhất hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học. Hiện nay, Bộ môn có 03 thành viên, gồm 01 tiến sĩ, 02 thạc sỹ, trong đó là 02 giảng viên chính và 01 giảng viên. Trong quá trình xây dựng và hoạt động, Bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn nêu cao tinh thần: đoàn kết, tương trợ và cầu tiến, vì một Bộ môn vững mạnh và phát triển.

Từ khi ra đời cho đến nay, Bộ môn đã có những sự thay đổi căn bản. Ban đầu, môn Tư tưởng Hồ Chí Minh chủ yếu do các giảng viên không chuyên đảm nhiệm. Qua quá trình xây dựng và phát triển, bộ môn đã dần khẳng định được vị trí của mình. Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh được đưa vào giảng dạy ở hệ đào tạo chính quy, hệ vừa học vừa làm nhằm cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là một môn khoa học độc lập, đem đến một cái nhìn hệ thống, biện chứng những quan điểm sáng tạo, mang tầm chiến lược của Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất đã được UNESCO ghi nhận, giúp người học hiểu đúng, có khả năng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn Việt Nam.

6. BỘ MÔN XÃ HỘI HỌC

Bộ môn Xã hội học thuộc Khoa Lý luận chính trị được thành lập vào năm 1992, có nhiệm vụ truyền bá tri thức và kỹ năng về Xã hội học pháp luật góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội.

Trải qua 27 năm hình thành và phát triển, hiện nay Bộ môn Xã hội học hiện có 04 giảng viên, trong đó có 01 Phó giáo sư tiến sĩ và 03 thạc sĩ là giảng viên. Ngoài ra, Bộ môn còn có sự đóng góp của các giangr viên thỉnh giảng trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy cho các thế hệ sinh viên.

Môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành Luật học với thời lượng 02 tín chỉ (30 tiết), Xã hội học pháp luật, Bộ môn còn giảng dạy Môn Phương pháp điều tra xã hộ học 01 tín chỉ.

Là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, cung cấp, trang bị cho sinh viên luật cách tiếp cận xã hội học đối với các sự kiện, hiện tượng pháp luật xảy ra trong xã hội thông qua việc áp dụng các phương pháp điều tra xã hội học để thu thập, xử lí và phân tích các thông tin thực nghiệm làm sáng tỏ nguồn gốc, nguyên nhân, bản chất của chúng. Xã hội học pháp luật cũng giới thiệu các trào lưu nghiên cứu pháp luật trên thế giới để giúp sinh viên có cái nhìn đối sánh với luật học trong nước; làm rõ mối quan hệ giữa pháp luật với các loại chuẩn mực xã hội khác, như chuẩn mực chính trị, chuẩn mực đạo đức; phân tích, làm nổi bật các khía cạnh xã hội của hoạt động xây dựng, thực hiện và áp dụng pháp luật trong thực tế xã hội ở nước ta hiện nay.

Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Chương 2 đường Lối Cách Mạng