Các Bộ Phận Của Giày Sneaker Dành Cho Những Người Mới Chơi
Có thể bạn quan tâm
Bước vào thế giới “Sneaker”, ban đã trang bị cho mình đủ kiến thức về các bộ phận của giày Sneaker chưa. Nếu bạn còn là một “newbie”, đang trên đường tìm hiểu về chúng. Chúc mừng bạn đã đến đúng địa chỉ. Bài viết này chúng tôi sẽ cùng bạn “giải phẫu” những bộ phận trong đôi giày của bạn có gì. Chờ gì nữa cùng chúng tôi tìm hiểu nào.
MỤC LỤC
Các bộ phận của giày Sneaker
Cách gọi tên từng bộ phận của mỗi đôi giày sneaker là những gì mà một người đam mê, yêu thích giày thể thao cần phải biết. Bạn sẽ cảm thấy mình thật lạc lõng ngay trong thế giới của mình, nếu mọi người bàn luận sôi nổi về giày và đọc tên các bộ phận đó mà bạn lại trở nên “ngáo ngơ”.
Để tránh tình trạng đó xảy ra, hãy bắt tay ngay vào việc tìm hiểu và nắm rõ từng chi tiết về các bộ phận của giày thể thao sneaker nhé!
Sole – đế giày
Phần “Sole” là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, trong tiếng Latin “Solea” có nghĩa là “đất, mặt đất”. Bạn có biết không, phần đế giày này thường sẽ được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như nhựa hay cao su,…
Bên cạnh đó, cấu tạo hoàn thiện của đế giày sẽ được làm từ một lớp hoặc cũng có thể được làm bằng nhiều lớp khác nhau. Những lớp này được được biết đến với những tên gọi sau
- Insole
- Midsole
- Outsole.
3 phân tầng này là một trong các bộ phận của giày sneaker nắm giữ vai trò rất quan trọng của một đôi sneaker khi phân phối ra thị trường đến tay người tiêu dùng. Bạn có biết rằng, một người cầu thủ chuyên nghiệp khi chọn giày thay vì để ý đến kiểu dáng, diện mạo bên ngoài thì cái mà họ chú trọng chính là phần “sole” này không.
Bởi, đây là bộ phận duy nhất tiếp xúc với mặt đất, có khả năng tăng tính ma sát, tạo độ bám trên sân và lực cho đôi chân của người cầu thủ khi di chuyển.
Upper – Thân trên của giày
Nếu Sole là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, thì phần Upper là bộ phận của giày sneaker?
Upper chính là phần tổng quan thân trên của giày, phần này được xem là bộ mặt chính của đôi giày vì nó bao gồm hội tủ tất cả từ chất liệu, thiết kế về hình dáng và cả phong cách của đôi giày.
Một đôi giày được đánh giá có phong cách và kiểu dáng đẹp hay không là dựa vào phần upper này. Vì vậy đây là phần thường được chăm chút tỉ mỉ của các nhà thiết kế.
Một đôi giày càng đắt, càng nổi tiếng thì chất xám, thời gian và công sức của nhà thiết kế đổ vô đây sẽ càng nhiều.
Tongue – Lưỡi gà
Trong các bộ phận của giày sneaker thì tongue cũng là phần quan trọng của một đôi giày, nó nằm ngay dưới phần dây giày và là lớp đệm ở mu bàn chân.
Phần lưỡi gà sẽ giúp cho chân cảm thấy êm ái hơn góp phần vào việc che đi những phần bị hở của một đôi giày. Phần lưỡi gà là vị trí thường được đặt logo, branding hoặc những điểm riêng biệt của thương hiệu giày sneaker.
Tuy nhiên những đôi giày có phần lưỡi gà này sẽ tương đối nóng, vì vậy các bạn sẽ bắt gặp nhiều đôi giày được tối giản phần này. Dưới đây là hình ảnh phần lưỡi gà của một đôi giày jordan được in logo “cầu thủ bỏng rổ”.
Sockliner – Miếng lót giày
Bạn đang tự đặt câu hỏi miếng lót giày có thật sự cần thiết cho một đôi giày đúng không?
Sockliner là phần hết sức cần thiết của một đôi giày, vì nó là bộ phận giúp tăng độ êm ái, khử được mùi hôi và thấm hút mồ hôi chân một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, nó còn góp phần bảo vệ được đôi chân của bạn và giúp phần đế giày của bạn được bền hơn. Đặc biệt, phần Sockliner của những đôi giày có thể tháo ra và được thay mới hoàn toàn.
Bạn thường sẽ bắt gặp phần Sockliner của những thương hiệu nổi tiếng như Nike, Louis Vuitton… Họ thường sẽ in lên đó logo, điểm đặc trưng của mình để tạo nên nét độc đáo. Nhưng nó cũng dễ dàng bị bong ra sau một thời gian sử dụng dài.
Với phần lót giày này, bạn cũng có thể thiết kế theo ý riêng của mình để tạo nên phong cách riêng của bản thân.
Stitching – đường khâu, đường may
Đây là một phần rất nhỏ trong một đôi giày nhưng nó lại góp phần quan trọng làm nên nét thẩm mỹ cho tổng thể của một đôi giày.
Một đôi Sneaker càng đẹp, chất lượng bao nhiêu thì đường may, đường khâu phải càng tỉ mỉ và đẹp bấy nhiêu.
Lace – Dây giày
Dây giày thông thường sẽ có hai loại là tròn và dẹp. Có thể bạn chưa biết, sẽ tùy thuộc vào thiết kế của từng đôi giày mà quyết định phần dây giày sẽ được định dạng ra sao.
Nhiệm vụ của dây giày là giúp người mang thắt chặt giày ôm trọn đôi chân để không bị rơi tuột trong quá trình di chuyển hay vận động. Ngoài ra nó còn thể hiện được phong cách, tăng tính thẩm mỹ cho đôi giày của bạn.
Tại các cửa hàng giày, ngoài các dây mặc định có sẵn trong giày. Các Store sẽ bán thêm các loại dây nhiều màu sắc khác nhau cho bạn lựa chọn để làm nên phong cách riêng của chính mình.
Insole – Đế trong
Chắc hẳn bạn đọc đến đây đều thắc mắc Insole là gì? Sao lại nghe tên lạ quá đúng không. Nhiều người tìm hiểu về giày, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được thuật ngữ này đâu nhé!
Insole là phần nằm ngay dưới chân và dưới miếng lót giày. Nhiệm vụ chính của nó là định hình được form giày góp phần giúp cho đế giày vừa vặn hơn với cấu trúc của bàn chân.
Ngoài ra, phần Insole còn góp phần tạo nên độ êm ái, thoải mái và khả năng hỗ trợ lực cho bàn chân. Đặc biệt tùy vào từng chất liệu của từng loại Insole được sản xuất ra thị trường, mà nó sẽ đảm nhận luôn cả vai trò của miếng lót giày chính là khử mùi và khử độ ẩm.
Midsole – Đế giữa
Không phải ai trong cộng đồng những người yêu giày đều hiểu và biết được thuật ngữ Midsole là gì? Chính vì vậy chúng tôi sẽ cung cấp thêm kiến thức để bạn hiểu thêm về nó nhé.
Midsole là phần đế giữa nằm giữa Insole và Outsole. Nhiệm vụ của phần này là giảm sự ma sát, tác động lực trực tiếp ở bàn chân và giảm độ ma sát khi di chuyển. Phần Midsole này thường được các vận động viên chú trọng và đánh giá rất cao khi quyết định chọn mua rinh về tủ giày của mình.
Chính vì đảm nhận vai trò quan trọng đến như vậy, mà phần Midsole này luôn được các nhãn hàng nổi tiếng chú trọng và tập trung phát triển một cách tốt nhất trước khi đưa ra thị trường tiêu dùng.
Outsole – Đế ngoài
Sau khi tìm hiểu và biết được về phần Midsole, còn chừng chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi tìm hiểu tiếp phần Outsole là gì?
Phần Outsole là phần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, sẽ tùy vào từng mục đích và địa hình sử dụng khác nhau mà phần đế này sẽ được thiết kế với đa dạng kiểu dáng.
Đối với các loại giày dùng cho vận động mạnh hay dành riêng cho dân thể thao thì phần đế ngoài này thường có bề mặt đế khác nhau. Hiện nay, phần Outsole trên thị trường giày có rất nhiều hình thù đa dạng để người mua có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp theo ý thích của mình.
Aglets – Đầu mút dây giày
Ngoài cách gọi là đầu mút dây giày, thì Aglets còn được gọi với tên gọi khác là đầu dây giày.
Đầu mút giây dày thường được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Tiêu biểu có thể kế đến những chất liệu thường được sử dụng như nhựa, vàng đồng…Riêng đối với các thương hiệu thiết kế riêng lại thường chọn carbon fiber,…
Aglets ngày càng nhận được sự quan tâm của các nhà thiết kế, với màu sắc và kiểu dáng đa dạng.
Eyelet – Lỗ xỏ dây
Eyelet là những lỗ nhỏ được đặt quanh phần lưỡi giày, nó thường được đính thêm nhựa vào để tạo điểm giữa. Giúp việc xỏ dây giày trở nên dễ dàng hơn, tránh tình trạng mất form giày.
Quarter
Nó được gọi là phần thân sau của giày.
Debré (lace tag)
Debré như một phần khẳng định phong cách của thương hiệu, nó thường được làm bằng nhựa hoặc kim loại. Nhiệm vụ của Debré là thể hiện logo, branding hoặc đặc điểm của thương hiệu đính kèm được gắn vào phần Upper.
Đối với các thương hiệu nổi tiếng như Off – While thì lace tag cực kỳ quý hiếm và khó có được. Nhiều nhãn hàng khác như Vans thì lace tag được dùng để chống hàng giả. Phân biệt hàng bạn mua có thật hay không.
Foxing
Foxing là phần được đắp lên giày, nó có nhiệm vụ trang trí, tạo điểm nhấn cho đôi giày trở nên sinh động, thu hút hơn đối với người mua. Bạn biết không, nhiều đôi giày nhờ vào phần Foxing này mà nhận lại được sự yêu thích và ủng hộ của rất nhiều khách hàng.
Colorway
Một người yêu thích và đến với giày chắc hẳn không còn lạ gì với thuật ngữ này.
Cụm từ “Colorway” là cách phối màu cho những đôi giày thể thao, là cách kết hợp màu sắc trên một đôi giày. Những đôi giày có trở nên thu hút, đặc sắc hay không phần lớn phụ thuộc vào cách phối màu của nhà thiết kế.
Ngoài những đôi giày được phối màu, thì còn có những đôi giày chỉ có một màu chúng được gọi là phối màu đơn sắc.
Last
“Last” có nghĩa là khuôn giày, có thể last không phải là một trong các bộ phận của giày thể thao sneaker. Nhưng Last lại là phần định hình của một đôi giày theo chân người. Phần này được người thợ giày sử dụng để chế tạo nên một đôi giày mới hoặc nó cũng được sử dụng để sửa chữa lại giày.
Phần khuôn giày này có thể được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, gỗ, kim loại,…Đây là một phần rất quan trọng của một đôi giày. Nó được ví như xương sống của một con người, giúp định hình tạo vẻ ngoài thành công cho một đôi giày.
Vamp
Nếu Qatar là phần thân sau của giày, thì Vamp hoàn toàn ngược lại nó chính phần thân trước của một đôi giày.
Vậy là các bộ phận của giày Sneaker cơ bản đã được chúng tôi cung cấp đến quý bạn đọc. Tiếp sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những công nghệ tạo nên những đôi giày “Hot” nhất hiện nay nhé.
Các công nghệ phổ biến được sử dụng trong Sneaker
Flyknit
Đây là phần công nghệ vượt trội được sử dụng khá nhiều cho phần Upper của giày. Flynkit có nguồn gốc từ Innovation Kitchen là nơi nghiên cứu các công nghệ hiện đại, mới nhất của thương hiệu Nike.
Công nghê Flykinit giúp các sợi vải như được đan với nhau một cách chặt chẽ và khoa học. Tạo nên cảm giác như đang sử dụng len nhưng lại rất chắc chắn và bền không bị co giãn.
Lunarlon
Lunarlon là bộ đệm nhẹ nhất, không dùng khí nén mà nhà Nike đang sử dụng cho đến hiện tại. Với sự kết hợp chặt chẽ giữa nhựa EVA và Nitrile Rubber giúp tăng cường độ đàn hồi, gia tăng lực nảy cho đôi chân khi di chuyển.
Đặc biệt ưu điểm được mọi người đánh giá cao ở bộ đệm này là áp lực được trải khắp bề mặt đế thay vì chỉ tác động vào một chỗ.
Nike free
Nike Free là công nghệ đệm được các vận động viên môn điền kinh rất ưa chuộng bởi chức năng tạo cảm giác thoải mái, êm ái cho đôi chân hơn khi chạy.
Với chất liệu dẻo dai, phần đế ôm sát từ đầu ngón chân đến phần gót tạo cảm giác thoải mái cho người vận động. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ này chỉ mới áp dụng cho dòng giày thể thao là chạy bộ, nó vẫn chưa được áp dụng cho các dòng giày thể thao khác.
Hyperfuse
Hyperfuse được tạo nên từ 3 lớp liên kết dính nhau ở nhiệt độ cao.
- Với lớp đầu tiên là da hyperfuse giúp tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng khi mang.
- Tiếp đến là lớp lưới giúp việc thông thoáng cho người sử dụng.
- Cuối cùng là lớp phim TPU ở các điểm nối góp phần vào việc tăng độ bền.
Công nghệ này góp phần vào việc đem lại sự thông thoáng cho chính đôi giày của bạn. Giúp chân của bạn luôn thoải mái trong suốt quá trình vận động.
Flywire
Flywire là công nghệ thường được nhà Nike sử dụng trong các loại giày thể thao chuyên dụng như giày bóng rổ, tennis,…
Với cấu tạo là các sợi vải đàn hồi được thiết kế ở bên thân giày, nó góp phần giúp cho phần Upper có thể ôm sát vào chân người dùng hơn.
Boost
Boost là nền công nghệ mà nhà Adidas độc quyền sử dụng. Được công ty hóa chất BASF nghiên cứu và phát triển ra tại Đức.
Công nghê Boots có khả năng đàn hồi cực cao, giúp cho người vận động dễ dàng sử dụng, tăng khả năng đàn hồi. Nó trả lại lực tác động tương đương với lực mà người ta tác đông vào nó. Giúp cho việc vận động dễ dàng, ít mất sức hơn.
Ortholite
Đây là công nghệ được sự ưa chuộng của nhiều thương hiệu giày nổi tiếng. Tiêu biểu như Adidas, Nike, Vans,Puma…. Là một thương hiệu lót giày đứng đầu trong ngành.
Với công nghệ tiên tiến. Nó được ưa chuộng bởi độ thoáng khí, sự êm ái dành cho đôi chân cũng như độ thoáng khí và thoáng mùi khi sử dụng.
Và các bạn cũng đừng ngạc nhiên khi thấy dòng chữ “Ortholite” trong đệm lót giày của một thương hiệu nổi tiếng nào nhé.
Climachill
Đây là công nghệ được sử dụng nhiều trong quần áo thể thao. Và hiện tại công nghệ này cũng được sử dụng ngay bên giày.
Với sự tích hợp của vải dệt kim và công nghệ titan kết hợp với hạt cầu nhôm làm mát 3D. Giúp người vận động cảm thấy thoải mái, tránh cảm giác nặng nề, nóng bực và khó chịu khi hoạt động.
3M – Reflective Material
Đây là công nghệ đang được ưa chuộng của giới trẻ hiện nay. Với vật liệu phản quang được kết hợp từ 3 lớp nhằm phản lại ánh sáng có cường độ cao.
Light Responsive Technology
Là công nghệ phản quang đa sắc được ông lớn Adidas giới thiệu lần đầu tiên đến mọi người qua 3 đôi giày Sneaker XENO.
Tổng kết
Qua bài đọc này cũng đã cung cấp cho bạn thêm kiến thức về các bộ phận của giày Sneaker. Hy vọng rằng sau bài đọc các bạn đã có thể tự tin hơn khi giao tiếp trong cộng động của mình. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường này nhé. Cảm ơn các bạn đã đọc bài.
>> Có thể bạn quan tâm và xem thêm:
- OG là gì? Giày OG là gì?
- Steal deal là gì?
- Những thuật ngữ sneaker thường sử dụng
Từ khóa » Phần Upper Của Giày
-
Các Bộ Phận Của Giày Sneaker (dành Cho Người Mới Chơi Giày) - SD
-
Upper Là Gì? Đây Là Định Nghĩa Chính Xác Nhất - ZUNOSHOP
-
Các Bộ Phận Của Một Đôi Giày: Cấu Tạo Và Tên Gọi - Pinterest
-
Các Bộ Phận Của Giày Sneaker Và Công Nghệ Chế Tạo Giày
-
Upper Giày Là Gì - Học Tốt
-
Tìm Hiểu Về Cấu Tạo Của Một Chiếc Giày Cực Chi Tiết
-
Các Thuật Ngữ Cần Biết Trong Một đôi Giày Chạy Bộ
-
Cấu Tạo Giày Thể Thao – [Phần 1] – Giới Thiệu Tổng Quan - Yêu Chạy Bộ
-
Thuật Ngữ Của Các Bộ Phận Trên Giày Sneaker Là Gì ? - Vsneaker
-
Các Bộ Phận Của Một Đôi Giày: Cấu Tạo Và Tên Gọi
-
Giải Phẫu Cấu Trúc Giày Sneaker Nike - Những Bộ Phận Cơ Bản ...
-
Khám Phá Công Nghệ Và Chất Liệu Upper Của đế Chế Giày đá Bóng ...
-
Những điều Về Sneakers Bạn Cần Biết - SNKRVN