Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Ngộ độc Thực Phẩm - Tổng đài Y Khoa
Có thể bạn quan tâm
Home » Kiến thức sức khỏe » Kiến thức sức khỏe thường thức
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng mắc phải sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Thông thường, ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi ăn.
Ngộ độc thực phẩm là tình trạng gây ra do ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc. Khi bị ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng sau: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, đôi khi có kèm theo các triệu chứng phụ như nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở… tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc. Thông thường, ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1-2 ngày sau khi ăn.
Khi thấy cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm xuất hiện các dấu hiệu trên bạn nên lập tức tiến hành các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm sau đây:
- Gây nôn: Để hạn chế độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên bạn nên làm là kích thích để người bị ngộ độc nôn những thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha một cốc nước muối loãng rồi cho người bệnh uống, dùng tay đặt vào lưỡi, ép cơ thể nôn được càng nhiều các thức ăn trong dạ dày ra càng tốt. Khi tiến hành gây nôn cho người bệnh nằm nghiêng, kê cao đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi. Nên cho người bệnh nôn ra được càng nhiều thức ăn càng tốt. Tuy nhiên khi bệnh nhân đã hôn mê thì không nên tiến hành gây nôn vì sẽ dễ gây sặc hoặc tắt thở.
- Cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều chất lỏng: Khi người bệnh đã nôn được, để cho người bệnh nằm nghỉ, sau đó hòa một gói orezol với nước hoặc pha nước muối đường cho người bệnh uống để bù và chống mất nước, đồng thời giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh giúp hạn chế tác hại mà độc tố mang lại. Tỷ lệ pha như sau: nếu là orezol pha một gói với một lít nước, nếu là nước muối đường pha 1/2 thìa cà phê muối, bốn thìa cà phê đường với một lít nước. Uống nước cũng là một cách giúp trung hòa chất độc trong cơ thể người bệnh nhằm hạn chế tối đa những tác hại mà độc tố sẽ mang lại.
- Theo dõi chặt chẽ biểu hiện, nhịp tim của bệnh nhân: Nếu có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi người bệnh ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt. Thường xuyên theo dõi nhịp đập của tim bệnh nhân, để có thể hô hấp kịp thời khi cần thiết.
- Đưa đến cơ sở y tế: Sau khi tiến hành sơ cứu, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ tiến hành rửa ruột hoặc các biện pháp điều trị cần thiết cho bệnh nhân.
Nguồn: Theo Sức Khỏe Cho Mọi Nhà.
5/5 - (1 vote)🧭 Cùng chuyên mục
Bình luận Huỷ bỏ
Your email address will not be published. Required fields are marked *
Nhập nội dung tại đây..Họ tên*
Email*
Save my name, email, and website in this browser for the next time I comment.
🔥 CHỦ ĐỀ NỔI BẬT
🆕 MỚI NHẤT
Phụ lục XXIV Thông tư 32/2023/TT-BYT: Quy định về Mẫu sổ khám sức khỏe định kỳ
Thông tư 32/2023 Bộ Y tế – PDF, DOCX
Người thứ hai được ghép thận lợn phải chạy thận trở lại
Rận lông mu là gì? Rận lông mu từ đầu mà có?
Giải mã nguyên nhân khiến một số người đổ mồ hôi nhiều khi tập luyện
Hiện tượng dậy thì sớm: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Hoa đu đủ đực có chữa được ung thư không?
Vĩnh biệt GS.TS.BS Nguyễn Huy Dung, người thầy lớn của nhiều thế hệ bác sĩ
Scroll to TopTừ khóa » Các Biện Pháp Sơ Cứu Ngộ độc Thực Phẩm
-
Kỹ Năng Sơ Cứu Ngộ độc Thực Phẩm | Drupal - Sở Y Tế
-
Cách Sơ Cứu Ngộ độc Thực Phẩm: Lưu ý Quan Trọng Khi Thực Hiện
-
Sơ Cứu Ngộ độc Thực Phẩm | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Sơ Cứu Khi Có Dấu Hiệu Ngộ độc Thực Phẩm Cấp Tính
-
Nhận Diện Dấu Hiệu Và Cách Sơ Cứu Khi Bị Ngộ độc Thực Phẩm
-
Các Biện Pháp Xử Trí Khi Bị Ngộ độc Thực Phẩm Tại Nhà
-
Các Cách Sơ Cứu Sau Ngộ độc
-
Sơ Cứu Khi Bị Ngộ độc Thức ăn - Tràng Phục Linh
-
Hướng Dẫn Cách Sơ Cứu Người Bị Ngộ độc Thực Phẩm - Sức Khỏe
-
Ngộ độc Thực Phẩm Và Cách Sơ Cứu Người Ngộ độc Thực Phẩm
-
HƯỚNG DẪN BIỆN PHÁP XỬ TRÍ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
-
Sơ Cứu Ngộ độc Thực Phẩm Tại Nhà - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Cách Sơ Cứu Người Ngộ độc Thực Phẩm Hiệu Quả Tại Nhà
-
Hướng Dẫn Sơ Cứu Ngộ độc Thực Phẩm - Nhà Thuốc Long Châu