Các Bước Thành Lập Công Ty Và Xin Giấy Phép Kinh Doanh Lữ Hành Nội ...

Khi kinh doanh các dịch vụ du lịch phục vụ khách trong nước, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định của pháp luật. Sau đây, luật A+ mời quý khách hàng cùng theo dõi ngay bài viết sau để biết cách xin được giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực này.

Cơ sở pháp lý

  • Luật Du lịch 2017;
  • Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch;
  • Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch;
  • Thông tư 33/2018/TT-BTC quy định phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.

1. Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là gì?

Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa là giấy phép được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch nội địa đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Du lịch 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan. Loại giấy phép này giúp đảm bảo tính pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các công ty du lịch, bảo đảm an toàn cho du khách, và giúp thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương thông qua ngành công nghiệp du lịch.

Công ty du lịch chỉ được phép tổ chức tour du lịch trong nước phục vụ cho khách Việt Nam tại Việt Nam khi có giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Công ty có vốn Việt Nam và công ty có vốn đầu tư nước ngoài đều có thể được cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa theo quy định của Luật du lịch 2017.

2. Tại sao doanh nghiệp cần phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội đia?

Vì ngành nghề kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên bắt buộc phải xin cấp giấy phép hoạt động như đã nói ở trên, đồng thời phải đảm bảo điều kiện theo quy định trong suốt quá trình kinh doanh. Căn cứ Nghị định 45/2019/NĐ-CP thì Quý doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành giả để hoạt động kinh doanh;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi đã thông báo tạm ngừng hoạt động;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành sau khi bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Thêm vào đó, nếu doanh nghiệp cố tình kinh doanh mà không có giấy phép thì doanh nghiệp còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được khi kinh doanh mà không có giấy phép.

giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 01
Tại sao giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa lại quan trọng?

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 

Quý khách hàng muốn xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (theo mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 12 năm 2017);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành do ngân hàng nơi doanh nghiệp thực hiện ký quỹ cấp.
  • Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
  • Bản sao có chứng thực văn bằng; chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành (Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa). Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

4. Trình tự các bước, thủ tục xin cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 

Muốn xin giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa, doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục theo trình tự các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký cấp giấy phép lữ hành nội địa đến Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi doanh nghiệp có trụ sở.

  • Cần kiểm tra các thông tin trong hồ sơ trước khi nộp để tránh mất thời gian
  • Có thể nộp trực tiếp tại văn phòng hoặc qua hình thức trực tuyến nếu có sẵn.

Bước 2: Cơ quan quản lý  tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ 

  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Du lịch/Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp
  • Trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Cơ quan quản lý kiểm tra hiện trường

  • Cơ quan quản lý tiến hành kiểm tra địa điểm hoạt động của công ty bạn xem hoạt động và cơ sở vật chất của bạn có đáp ứng được các quy định của pháp luật không.

Bước 4: Đóng phí và thanh toán chi phí liên quan

  • Đóng phí cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa và một số phí liên quan theo  yêu cầu của cơ quan quản lý.

Bước 5: Kiểm tra lại địa điểm kinh doanh và công bố thông tin

  • Cơ quan quản lý xuống địa điểm kinh doanh kiểm tra an toàn, vệ sinh và môi trường. Nếu tất cả đạt chuẩn, cơ quan quản lý sẽ yêu cầu bạn công bố thông tin về giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa tại địa điểm kinh doanh của bạn.

Bước 6: Nhận giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa 02
Thủ tục xin giấy phép lữ hành nội địa – Tìm hiểu ngay

5. Thời hạn giải quyết và lệ phí

Hình thức nộp Thời hạn giải quyết Phí, lệ phí Mô tả
Trực tiếp 10 Ngày làm việc Lệ phí : 1.500.000 Đồng (1.500.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023) 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Dịch vụ bưu chính 10 Ngày làm việc Lệ phí : 1.500.000 Đồng (1.500.000 đồng/giấy phép (Thông tư số 44/2023/TT-BTC ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023) 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

6.  Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành phục vụ cho nhu cầu du lịch của khách nội địa, doanh nghiệp cần lưu ý các điều kiện được quy định tại Khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 như sau:

Thứ nhất, doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

Thứ hai, doanh nghiệp phải ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng với mức kỹ quỹ là 100.000.000 VND (Một trăm triệu đồng) theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

Thứ ba, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Chuyên ngành về lữ hành bao gồm một trong các chuyên ngành sau:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
  • Quản trị lữ hành;
  • Điều hành tour du lịch;
  • Marketing du lịch;
  • Du lịch;
  • Du lịch lữ hành;
  • Quản lý và kinh doanh du lịch.

7. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch và lữ hành phục vụ khách nội địa có một số quyền và nghĩa vụ như sau:

  • Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho Sở Du lịch trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
  • Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
  • Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

8. Luật sư tư vấn dịch vụ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn các điều kiện, các vấn đề pháp lý cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa bao gồm:

  • Soạn hồ sơ thành lập
  • Đại diện ủy quyền nộp hồ sơ, giải trình, nhận kết quả
  • Tư vấn các vấn đề sau thành lập doanh nghiệp
  • Tư vấn thường xuyên doanh nghiệp

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Chuyên môn vững.

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Khách hàng 0 Đồng.

Luật A+ sẵn sàng phục vụ khách hàng khó khăn về tài chính với chất lượng tốt nhất, giá không liên quan đến chất lượng, không phải mua sự tử tế, sự đúng đắn bằng tiền.

Đoạn kết: Đăng ký giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa chắc chắn sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn khi quý khách hàng nắm rõ về điều kiện, thủ tục xin giấy phép. Bài viết trên luật sư A+ đã mang đến cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất. Tham khảo ngay, nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần bất kỳ sự hỗ trợ nào. Qúy khách hàng hãy liên hệ với luật sư A+ để được tư vấn và hướng dẫn nhé.

Luật sư Nguyễn Duy AnhLuật sư Nguyễn Duy Anh

Tôi là Luật sư Nguyễn Duy Anh

Email: anh@apluslaw.vn

Phone: 0939698142

Website: https://apluslaw.vn/nguyen-duy-anh.html

Số thẻ Luật sư: 10674/LS

1. Học vấn:

Cử nhân, Đại học Luật Tp.HCM, 2011.

Thạc sỹ Chính sách Công, Đại học Fulbright, 2021.

2. Kinh nghiệm làm việc:

Luật Trí Minh, văn phòng HCM từ 2011-2021:

  • (2011-2013) _ chức vụ Chuyên viên tư vấn;
  • (2013-2014) _ chức vụ Trưởng phòng doanh nghiệp;
  • (2014-2021) _ chức vụ Phó Giám đốc.

Luật A+, văn phòng HCM từ 2021 – nay:

  • (2021 – nay) _ chức vụ Giám đốc Luật A+

Từ khóa » điều Kiện Thành Lập Công Ty Lữ Hành Nội địa