Thành Lập Công Ty Lữ Hành Nội địa

Việt Nam là một đất nước đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và đang ngày càng thu hút khách du lịch trên toàn thế giới. Nhờ đó kinh doanh du lịch đã trở thành một ngành nghề hấp dẫn, đặc biệt là kinh doanh lữ hành nội địa. Tuy nhiên, để thành lập được một công ty lữ hành nội địa thì không phải ai cũng nắm rõ được thủ tục và cách thức thành lập. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ về thủ tục thành lập Công ty TNHH Luật tư vấn P&P xin tư vấn cho quý khách hàng thủ tục như sau:

Cơ sở pháp lý

- Luật du lịch năm 2017;

- Nghị định 168/2017/NĐ- CP quy định chi tiết và thi hành một số điều của Luật du lịch;

- Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch;

- Luật doanh nghiệp năm 2014;

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp.

Thế nào là lữ hành nội địa?

Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch.

Lữ hành nội địa là chỉ các hoạt động du lịch phục vụ khách nội địa. Không được phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Các bước thành lập công ty lữ hành nội địa

Bước 1: Thành lập công ty

Bước 2: Ký quỹ tại ngân hàng

Bước 3: Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Bước 1: Thành lập công ty

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

- Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014, các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.

- Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để đăng ký doanh nghiệp phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng. Tuy nhiên, nếu kinh doanh các ngành nghề thông thường nên lựa chọn 2 loại hình doanh nghiệp phổ biến là Công ty TNHH và Công ty cổ phần.

Đặt tên doanh nghiệp

- Tên doanh nghiệp được cấu thành từ hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên doanh nghiệp

- Các trường hợp cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản

+ Doanh nghiệp không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp

+ Doanh nghiệp không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

Chọn trụ sở chính

Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2014, quy định cụ thể về trụ sở chính công ty như sau: “Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).”

Vốn điều lệ

Về vốn điều lệ đối với việc thành lập công ty lữ hành nội địa thì doanh nghiệp tự chủ trong việc đăng ký vốn điều lệ.

Người đại diện theo pháp luật

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp.

- Điều kiện người đại diện theo pháp luật: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp

- Doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật

Thủ tục thành lập công ty

Bước 1: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Thông báo thông tin đăng ký doanh nghiệp

Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nội dung công bố bao gồm các thông tin được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Khắc dấu và công bố mẫu dấu

Doanh nghiệp có thể ủy quyền hoặc tự mình khắc dấu và thông báo về việc sử dụng mẫu dấu cho Sở Kế hoạch và đầu tư. Doanh nghiệp có thể tự quyết định hình thức, số lượng và nội dung con dấu nhưng phải thể hiện được tên và mã số doanh nghiệp.

Sau khi nhận thông báo về mẫu con dấu, Phòng đăng kí kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, thực hiện đăng tải thông báo của doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và cấp Thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp cho doanh nghiệp.

Bước 4: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp.

Thành phần hồ sơ

Cũng giống như hồ sơ thành lập công ty thông thường, thành lập công ty lữ hành nội địa cũng yêu cầu các hồ sơ sau:

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty lữ hành nội địa

- Điều lệ công ty

- Danh sách thành viên hoặc danh sách cổ đông (đối với loại hình công ty TNHH 2TV trở lên và công ty cổ phần)

- CMND/CCCD/Hộ chiếu sao y công chứng cuả các cổ đông, thành viên

- Tài liệu khác trong các trường hợp đặc biệt;

Thẩm quyền

Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty dự định đặt trụ sở

Thời gian

Thời hạn từ 3 đến 06 ngày làm việc.

Bước 2: Ký quỹ tại ngân hàng

Thế nào là kỹ quỹ tại ngân hàng trong kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa?

Ký quỹ trong kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc việc Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch gửi một khoản tiền theo quy định của pháp luật vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh lữ hành.

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải ký quỹ tại ngân hàng, có thể là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Việc ký quỹ được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng ký quỹ.

Ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu.

Tại sao phải tiến hành kỹ quỹ ngân hàng đối với công ty lữ hành nội địa?

Điều 16 Nghị định 168/2017/NĐ-CP về quản lý, sử dụng tiền ký quỹ có nêu: “Trong trường hợp khách du lịch bị chết, bị tai nạn, rủi ro, bị xâm hại tính mạng cần phải đưa về nơi cư trú hoặc điều trị khẩn cấp mà doanh nghiệp không có khả năng bố trí kinh phí để giải quyết kịp thời, doanh nghiệp gửi đề nghị giải tỏa tạm thời tiền ký quỹ đến cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành. Trong thời hạn 48 giờ kể từ thời điểm nhận được đề nghị của doanh nghiệp, cơ quan cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành xem xét và đề nghị ngân hàng cho doanh nghiệp trích tài khoản tiền ký quỹ để sử dụng hoặc từ chối”.

Như vậy, mục đích của ký quỹ là giải quyết các vấn đề phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đối với khách du lịch. Việc ký quỹ còn được hiểu là để xác định năng lực tài chính của doanh nghiệp, là sự cam kết trách nhiệm với du khách và cơ quan quản lý nhà nước. Thêm vào đó, phần lớn các nước trên thế giới quy định doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành phải ký quỹ để bảo đảm nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho khách du lịch trong trường hợp bị thiệt hại hoặc trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản.

Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ

- Mức ký quỹ: Theo quy định tại Điều 14 Nghị định 168/2017/NĐ-CP, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

- Phương thức ký quỹ: Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Hợp đồng ký quỹ và cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ

Doanh nghiệp nộp tiền ký quỹ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 168/2017/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Hợp đồng ký quỹ: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành và ngân hàng tiến hành ký kết hợp đồng ký quỹ.

Hợp đồng ký quỹ có các nội dung chính gồm:

+ Tên, địa chỉ, người đại diện của doanh nghiệp;

+ Tên, địa chỉ, người đại diện của ngân hàng;

+ Lý do nộp tiền ký quỹ;

+ Số tiền ký quỹ;

+ Lãi suất tiền gửi ký quỹ;

+ Trả lãi tiền gửi ký quỹ;

+ Sử dụng tiền ký quỹ;

+ Rút tiền ký quỹ;

+ Hoàn trả tiền ký quỹ;

- Giấy chứng nhận tiền ký quỹ: Trên cơ sở hợp đồng ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ thực hiện phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp gửi tại ngân hàng.

Sau khi phong tỏa số tiền ký quỹ, ngân hàng nhận ký quỹ cấp Giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp theo Mẫu.

Bước 3: Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

- Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

- Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;

- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

- Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa theo mẫu

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;

- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;

- Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải và bản sao có chứng thực chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” – Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Các ngày trong tuần (trừ ngày lễ, nghỉ).

Bước 3: Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đầy đủ các bộ hồ sơ theo quy định, Bộ sẽ cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Khách hàng cần cung cấp

- Tên công ty, người đứng đầu , loại hình thành lập công ty , địa chỉ trụ sở chính , số vốn điều lệ ,…

- Bản sao chứng thực cá nhân ( CMND , Hộ chiếu ) trong trường hợp thành viên sáng lập là cá nhân,…

Trước khi thành lập công ty , tư vấn viên của Công ty TNHH Luật tư vấn P&P sẽ trao đổi và tư vấn cụ thể thêm cho khách hàng nắm được các giấy tờ, tài liệu cũng như các thông tin cần cung cấp.

Công việc của chúng tôi

- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập công ty lữ hành nội địa

- Hỗ trợ khách hàng trong quá trình thực hiện thủ tục

- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ và làm việc với cơ quan nhà nước

- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Từ khóa » điều Kiện Thành Lập Công Ty Lữ Hành Nội địa